Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật
Khái niệm | Thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu). |
Bố cục | - Bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên). - Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp |
Niêm | Có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc |
Vần | Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4. |
Nhịp | Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn) |
Đối | Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa |
- Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7:
Văn bản | Thủ pháp nghệ thuật trào phúng |
Mời trầu | Cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội |
Vịnh khoa thi Hương | Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả. |
a. Việc đưa thành ngữ như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”, răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được.
b. Từ ngữ mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
- Cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng.
- Biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách.
- Vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao
- Kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm
- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu
Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu: mỉa mai - châm biếm, đả kích.
Tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực:
Nhấn mạnh cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ của trường thi năm Đinh Dậu:
- Sĩ tử:
+ Vai đeo lọ: dáng dấp luộm thuộm.
+ Lôi thôi sĩ tử: nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử.
- Quan trường: dáng vẻ ra oai, nạt nộ.
+ Ậm ọe quan trường: người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo.
+ Miệng thét loa: sự nhốn nháo, lộn xộn của cảnh trường thi.
Tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”:
- Tái hiện khung cảnh tự do, hào hùng của dân tộc khi giành thắng lợi.
- Thể hiện tinh thần phấn khởi, sung sướng của nhà thơ tràn ngập trên mọi nẻo đường của đất nước.
- Làm tăng sức biểu cảm cho bài thơ.
Tham khảo!
Đặc trưng của truyện lịch sử: theo lối biên niên, kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao; tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy; văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua.
Đây là những thể loại văn học vừa thuộc phạm trù khoa học lịch sử, vừa thuộc phạm trù khoa học văn học nghệ thuật do phẩm chất riêng của từng tác phẩm như miêu tả sinh động, khắc họa chân dung, tính cách, chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống, không khí, ngôn từ lịch sử,…
- Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng là:
+ Truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể.
+ Cốt truyện được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.
+ Truyện khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…
+ Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.
- Nghệ thuật kể chuyện: Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân và trung thành với lịch sử dân tộc.
* Yêu cầu
- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.
- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.
- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.
- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
+ Phép so sánh: Như nước Đại Việt ta từ trước/ vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
+ Phép đối, câu biền ngẫu: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
=> Tác dụng: tăng tính thuyết phục cho lí lẽ, dẫn chứng, giúp thêm phần khí thế cho Đại Việt khi đặt ngang tầm với các triều đại ở Trung Quốc.
Các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần - Hán, Đường, Tống, Nguyên)
=>Nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.
- Những nhân vật trọng tâm của trường thi - sĩ tử và quan trường - được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội.
- Nghệ thuật đảo ngữ đã vẽ nên hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận là “đối”. Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm.
- Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay.
- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.
=> Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.