K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2017

- Nêu mục đích ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.

- Tạo khí thế, quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn

- Thể hiện truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam.

2 tháng 3 2016

Các văn kiện:

-Nam quốc sơn hà, tương truyền của Lí Thường Kiệt xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2 (1075-1077).

- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần 2 (1285).

- Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi xuất hiện vào giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).

- Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống 29 vạn quân Thanh (1789).

Trích đoạn nội dung của văn kiện Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

*Ý nghĩa của văn kiện:

- Hai câu đầu nói lên mục đích quyết tâm đánh giặc là để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ những bản sắc văn hóa và phong tục lâu đời của dân tộc (hai yếu tố “dài tóc”, “đen răng”).

- Hai câu tiếp theo là sự khẳng định quyết tâm tiêu diệt địch: làm cho quân giặc không kịp trở tay, không cón một manh giáp, một chiếc xe nào để trở về.

- Câu cuối cùng là sự khẳng định chủ quyền, nền độc lập của đất nước, dân tộc ta, đánh địch để cho nó biết rằng nước nam là một nước anh hùng đã có chủ.

17 tháng 7 2019

Đáp án B

4 tháng 4 2018

Ý nghĩa của bài thơ đối với cuộc kháng chiến nói riêng và đối với lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.

Bài thơ dược ra đời trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh, kháng chiến chống Tống đang diễn ra quyết liệt. Bài thơ có ý nghĩa như sau:

- Khi thế giặc mạnh hơn ta, bài thơ đã cổ vũ mạnh mẽ vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đặc biệt là binh lính. Với việc bài thơ vạch rõ ý đồ xâm lăng phi nghĩa của giặc và khẳng định sự thắng lợi tất yếu của ta. Bài thơ như một bản cáo trạng hùng biện kết tội bọn giặc, như một bản tuyên bố đanh thép về nền độc lập của đất nước ta. Chính nhờ thế, bài thơ đã lan truyền rất mau, nhanh, tăng gấp bội sức mạnh chiến đấu của mọi người.

- Bài thơ có sức công phá vào tinh thần và ý chí xâm lược của quân Tống, khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta, góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của quân dân thời nhà Lý đánh tan 10 vạn quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt.

- Nội dung bài thơ khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Như vậy, bài thơ có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, xác định chủ quyền của người nước Nam và khẳng định sự thất bại của quân xâm lược, do đó bồi dưỡng tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước của binh lính.

26 tháng 4 2023

Văn minh Đại Việt là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ thế kỷ 10 và kéo dài đến thế kỷ 15. Trong thời gian này, Đại Việt (tên gọi của Việt Nam thời đó) đã phát triển về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị.

Ý nghĩa của văn minh Đại Việt đối với lịch sử Việt Nam có thể được phân tích như sau:

Xây dựng nền văn hóa độc đáo: Văn minh Đại Việt đã tạo ra một nền văn hóa độc đáo, phản ánh bản sắc dân tộc Việt Nam. Điển hình là văn học, kiến trúc, âm nhạc, mỹ thuật, tôn giáo và các truyền thống văn hóa khác.

Phát triển kinh tế: Văn minh Đại Việt đã phát triển nền kinh tế đa dạng, bao gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và chế tạo. Các sản phẩm của Đại Việt đã được xuất khẩu sang các nước láng giềng và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Xây dựng hệ thống chính trị ổn định: Văn minh Đại Việt đã xây dựng một hệ thống chính trị ổn định, bao gồm các triều đại nhà Lý, Trần, Lê và các triều đại nhỏ khác. Các triều đại này đã đưa ra các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, đồng thời giữ vững độc lập và tự chủ trong quan hệ với các nước láng giềng.

Tôn vinh giá trị đạo đức và truyền thống: Văn minh Đại Việt đã tôn vinh giá trị đạo đức và truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là tình yêu nước, lòng trung thành với vua chúa và tôn giáo.

Tóm lại, văn minh Đại Việt đã để lại một di sản văn hóa, kinh tế và chính trị vô giá cho lịch sử Việt Nam và góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

7 tháng 5 2019

Đáp án: C

21 tháng 5 2020

Đây là một câu hỏi rất hay. Cô đã tìm hiểu, có một số ý sau nhé!

Sau chiến thắng đại phá quân Thanh, Quang Trung - Nguyễn Huệ thực hiện nhiều biện pháp ngoại giao tích cực, phát triển quan hệ giao hảo Việt Nam - Trung Quốc. Vua Quang Trung thực hiện dựng nước theo đường lối ''Quốc phú, dân cường, Nội yên ngoại tĩnh”.

Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ hạ chiếu khuyến nông, thực hiện ''chính sách để dân giàu”, ra lệnh buộc những dân phiêu tán phải “trở về quê quán khai khẩn ruộng hoang”. Ông nêu rõ mối quan tâm của ông đối với việc này: ''Đây là chính sách buổi đầu, hướng dân chăm nghề gốc. Lệnh ban ra phải thi hành”. Nhờ Chính sách này, từ năm 1790 đến 1794 năm nào cũng được mùa, đất nước yên bình.

Để thực hiện phát triển Công thương nghiệp, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ viết thư yêu cầu Phúc An Khang ở Quảng Tây ''Mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hoá không ngưng đọng để làm lợi cho dân chúng”, để cho buôn bán và tiền tệ hai nước được lưu thông.

Vua còn hạ chiếu khuyến học, cho lập các nhà học ở các xã, phủ, huyện. Trong chiếu chỉ rõ ''dựng nước lấy dạy học làm đầu, muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc. Ông cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm và cho làm sách sử.

Quang Trung Nguyễn Huệ biết dùng người, quý người, trọng người hiền tài, biết dung nạp, biết động viên. Nhà vua ra chiếu cầu hiền, lời lẽ rất khiêm tốn, chân thành: "Từng nghe người hiền xử thế giống như sao sáng bầu trờii. Sao sáng tát hướng về Bắc Đẩu, người hiền tất giúp việc Thiên Tử. Nhược bằng giấu mình ẩn tiếng, có tài không dùng tài giúp đời, thì đó không phải là ý trời sinh người hiền. . .”. Tấm lòng ưu ái, tin cậy, quý người của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã thu hút được nhiều Nho sĩ, nhiều bậc hiền tài quy tụ, để cùng thau làm việc nước. Nhiều người tài của triều đình cũ như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy tích, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Vũ Huy Tấn, Ninh Tốn. . . đều đã hết lòng ra phục vụ triều đại Tây Sơn.

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ rất quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức lực lượng vũ trang để dẹp tan các lực lượng phản động ở Bắc Hà, giải phóng miền Gia Định khỏi ách thống trị của Nguyễn Ánh.

Trên mặt trận văn hoá, Quang Trung Nguyễn Huệ có những khai phá mới, đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thức của Quốc gia. Ông coi trọng bảo vệ các di sản văn hoá, ý thức trân trọng truyền thống văn hoá được bộc lộ rõ và đầy đủ: ''Nay mai dựng lại nước nhà, bia ngà lại dựng trên toà muôn gian”.