K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2023

a) Cày, xới đất canh tác. => Làm tơi xốp đất, thoáng không khí, cải tạo đất và cải thiện hệ vi sinh vật có lợi trong đất.

b) Định cư tại một khu vực nhất định => Rừng biến đổi thành khu dân cư, đất biến chất, giảm chất lượng kết cấu và độ đa dạng sinh vật, canh tác kém.

c) Thuần hóa cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôi => Hình thành các hệ sinh thái trồng trọt, chăn nuôi mới, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

d) Xây dựng hệ thống kênh, mương,… để tưới tiêu nước. => giảm thiểu tình hình ngập úng lụt lội, bảo vệ các kết cấu của môi trường.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Câu 1:

Tác động của hoạt động trồng trọt đến môi trường qua các thời kì phát triển xã hội:

- Thời kì xã hội nông nghiệp, hoạt động trồng trọt của con người đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác. Hoạt động cày với đất canh tác làm thay đổi đất và nước ở tầng mặt, khiến nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Tuy nhiên, hoạt động trồng trọt cũng đem lại lợi ích là hình thành các hệ sinh thái trồng trọt, tích lũy nhiều giống cây trồng.

- Thời kì xã hội công nghiệp, con người đã bắt đầu cơ giới hóa hoạt động trồng trọt dựa vào các loại máy bóc; nguồn nguyên, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng,… làm tác động mạnh mẽ tới môi trường sống; thuốc trừ sâu và phân bón được sử dụng nhiều cũng gây ô nhiễm môi trường.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Câu 2:

 

Hoạt động của con ngườiHậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên
Hái lượmMất nhiều loại sinh vật
Săn bắt động vật hoang dã

Mất nhiều loại sinh vật

Mất cân bằng sinh thái

Đốt rừng lấy đất trồng trọt

Khai thác khoáng sản

Chiến tranh

Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất

Ô nhiễm môi trường, Cháy rừng, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái

Phát triển nhiều khu dân cưMất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái
Chăn thả gia súcMất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất

Ô nhiễm môi trường, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hiệu quả của các biện pháp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:

1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã: Môi trường sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong quần xã. Bảo vệ môi trường sống giúp đảm bảo các nhân tố môi trường không bị biến đổi theo hướng tác động xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật, từ đó, giúp bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng: Việc cấm săn bắn động vật hoang dã đảm bảo số lượng cá thể vốn đã ít ỏi của các loài này không bị đe dọa bởi hoạt động của con người, giúp các loài động vật này có điều kiện duy trì và hướng tới sự phục hồi số lượng. Mặt khác, trong quần xã, các loài sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó, bảo vệ động vật hoang dã cũng giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới việc tồn tại, phát triển của các loài khác, tạo nên sự cân bằng sinh thái (bảo vệ đa dạng sinh học).

3. Trồng rừng ngập mặn ven biển: Việc trồng rừng ven biển có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sống vùng ven biển như giúp chống sa mạc hóa, suy thoái đất, giảm phát thải khí nhà kính,… từ đó, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển (bảo vệ đa dạng sinh học).

4. Phòng chống cháy rừng: Cháy rừng sẽ giết chết nhiều loài động thực vật, đồng thời, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường sống như ô nhiễm không khí,… Do đó, phòng chống cháy rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.

Tham khảo: 

pH có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn. Nhiều quá trình hoá học trong tự nhiên, trong sản xuất và trong cơ thể sống diễn ra trong điều kiện pH ổn định, một sự thay đổi đáng kể về pH có thể dẫn tới những ảnh hưởng không mong muốn tới các quá trình này. Do đó cần phải quan tâm đến pH của môi trường nước, môi trường đất để có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm duy trì được pH tối ưu đối với đời sống của người, động vật, thực vật.

23 tháng 7 2023

a, Lượng N đã cung cấp cho cây trong cả 4 thời kì:

\(\dfrac{10}{27}.0,5+\dfrac{12}{22}.0,7+\dfrac{12}{32}.0,7+\dfrac{16}{48}.0,6\approx1,0295\left(kg\right)\)

b, Ngto dinh dưỡng potassium được bổ sung cho cây nhiều nhất ở thời kì Bón quả lớn, hạn chế rụng quả.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ví dụ (a) thuộc kiểu phân bố ngẫu nhiên do điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, các các thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

- Ví dụ (b) thuộc kiểu phân bố đồng đều do điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều, các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Con người tác động đến môi trường qua các thời kì:

- Thời kì nguyên thủy: Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắn. Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ,… làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị đốt cháy.

- Thời kì xã hội nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở thời kì này đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc và định cư. Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và tầng nước mặt, dẫn tới nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

- Thời kì xã hội công nghiệp: Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sống; nền nông nghiệp cơ giới hóa tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn; công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Đô thị hóa ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. Bên cạnh đó, một số hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường.

10 tháng 9 2023

Phương pháp giải

Đối với từng thời kì phát triển xã hội, con người đều có những tác động tới môi trường tự nhiên.

Lời giải chi tiết

Sự tác động của con người tới môi trường qua các thời kì:

- Thời kì nguyên thủy: Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắn. Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ,… làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị đốt cháy.

- Thời kì xã hội nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở thời kì này đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc và định cư. Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và tầng nước mặt, dẫn tới nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

- Thời kì xã hội công nghiệp: Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sống; nền nông nghiệp cơ giới hóa tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn; công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Đô thị hóa ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. Bên cạnh đó, một số hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường.

22 tháng 7 2023

Em xem tham khảo!

- Một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài: Cỏ là thức ăn của các loài động vật như thỏ, chuột và châu chấu. Thỏ là thức ăn của cáo, đại bàng; chuột là thức ăn của cáo, cú và đại bàng; châu chấu là thức ăn cho ếch và chim,…

- Loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài trong quần xã là loài cỏ. Vì nếu số lượng cá thể của loài cỏ suy giảm, số lượng các loài sử dụng cỏ làm thức ăn như thỏ, chuột và châu chấu cũng sẽ giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng của các sinh vật các ở mắt xích phía trên => Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn bị phá vỡ.

24 tháng 7 2023

a)

- Những nhân tố của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là: ánh sáng, gió, con người, độ ẩm, nhiệt độ, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất

b) 

- Nhân tố vô sinh bao gồm: gió, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng

-  Nhân tố hữu sinh bao gồm: sinh vật trong đất, con người, động vật ăn thực vật

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến hoạt động của tế bào: Nếu thành phần của môi trường trong được duy trì ổn định sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường. Ngược lại, khi môi trường trong bị mất cân bằng sẽ gây nên sự rối loạn trong hoạt động của các tế bào, thậm chí gây chết tế bào.

- Vai trò của môi trường trong cơ thể: Môi trường trong có vai trò giúp cho tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất, qua đó, giúp tế bào và cơ thể hoạt động bình thường.