Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuyên ngôn độc lập Mỹ đã khẳng định: mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, không thể tước bỏ. Trong số những quyền đấy có quyền được sống,quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) cũng khẳng định:" mọi người sinh ra đều có quyền được sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt lên trên cơ sở lợi ích chung.
lô người lạ mik xin tự giới thiệu mik là hack con mẹ nhà cơ mong bạn đưa 1 tỉ tiền âm phủ cho mik ko mik sẽ cho bạn 1 tỉ ☺☺
Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ giữa thế kỷ 19.[3][4] Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940. Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Minh là một phần của phe Đồng Minh nên Nhật Bản đầu hàng ngày 19 tháng 8 sau Cách mạng tháng Tám.
Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[5] Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do ông soạn thảo.[5]. 31 tháng 8 năm 1945, ông bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập[5] và đến 2 tháng 9 năm 1945, ông đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cuối tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh lo chuyện tác động đến các lãnh đạo của phe Đồng Minh theo hướng công nhận nền độc lập của Việt Nam, cũng như chuyện ông phải nắm quyền lực nhà nước hoặc phải tự thể hiện bản thân như là biểu tượng dân tộc của sự thống nhất và tự quyết. Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác với các vua, chúa trước đây của Việt Nam khi ông trực tiếp đọc bản Tuyên ngôn chứ không cần thông qua bên bên trung gian nào đó. Điều này cũng khác hẳn với Đế quốc Việt Nam, bên đã không triệu tập một buổi đọc bản Tuyên ngôn độc lập có sự tham gia của quần chúng. Còn lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại, cựu hoàng dường như không được mời nói chuyện trước công chúng cho đến lúc đọc lời tuyên bố thoái vị đầy cảm xúc trước đám đông ở cổng Ngọ Môn tại Huế vào ngày 30 tháng Tám. Cái cách Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn cũng phảng phất nét tương đồng với không khí lộng lẫy và hoành tráng của các buổi lễ chính trị tại Tây Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô. Hồ Chí Minh đã lựa chọn quảng trường Puginier, sau này được gọi là quảng trường Ba Đình, một nơi rộng rãi không bị các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn nhằm đủ chỗ chứa lượng khán thính giả càng nhiều càng tốt dù chỉ có vài ngày thông báo. Đối với đồng bào Công giáo, ngày hôm đó cũng là ngày “Lễ hội những người tử vì đạo Việt Nam” của Công giáo, tưởng niệm những người đã chết vì đức tin của mình, đặc biệt vào thế kỉ 19, nên các nhà thờ ở Hà Nội buổi sáng đó tràn ngập người tham dự thánh lễ. Việc lựa chọn ngày 02/09 của Hồ Chí Minh còn nhằm gắn kết chính quyền mới với phía Giáo hội Thiên chúa giáo. Các linh mục sau buổi lễ của mình đã cùng các giáo dân hướng về Quảng trường Ba Đình để tham dự buổi lễ. Những nhà sư trụ trì ở những ngôi chùa cũng làm tương tự vậy. Các giáo viên trang bị còi hay loa dẫn đầu đám trẻ con hát những bài ca cách mạng. Đám thanh niên đặc biệt chú ý đến cách những lá quốc kì đỏ rực mà những nhóm thiếu nữ đang cầm tương phản với những chiếc áo dài trắng tinh khôi.[6]
Tham khảo:
- Ưu điểm: Đề cao quyền tự do, quyền bình đẳng của con người
- Hạn chế: Phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản, nhân dân hầu như không được hưởng
Tham khảo:
tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp là văn kiện công bố công khai về quyền con người và quyền công dân của cách mạng Pháp do Hội nghị lập hiến của chính quyền mới triệu tập thông qua vào ngày 28.8.1789.
Cuộc Cách mạng năm 1789 ở Pháp là một cuộc cách mạng tư sản có tính điển hình nhất ở châu Âu, tiêu diệt chế độ phong kiến và một chính quyền mới - chính quyển của giai cấp tư sản đã ra đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển không chỉ ở Pháp mà còn nhiều nước châu Âu khác. "Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" lịch sử gồm 17 điều đã công khai ghi rõ các quyền con người và quyền công dân, về cơ bản gồm các quyền:
- Người ta sinh ra tự do và binh đẳng về quyền. Nhà nước:
1) bảo đảm tự do, sở hữu và an ninh; có quyền chống áp bức;
2) Quyền lực tối cao trong nhà nước thuộc về nhân dân;
3) Tự do thể hiện ở khả năng làm tất cả những gì không gây nguy hại cho người khác;
4) Luật phải thể hiện ý chí của các thành viên xã hội, do đó, mỗi người có thể tham gia vào việc làm ra luật - tự mình hoặc thông qua người đại diện;
5) Điều 7 và Điều 8 lập ra hai nguyên tắc liên quan đến pháp luật hình sự: Không ai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngoài những trường hợp được luật trực tiếp quy định thể hiện thành công thức: Không có tội phạm ngoài quy định của luật (nullum crimen sine lege) và không ai có thể phải chịu hình phạt, ngoài cái được luật trực tiếp quy định, thể hiện thành công thức: không có hình phạt ở bên ngoài luật (nullum poena sine lege);
6) Điều 9 quy định về suy đoản võ tội - mỗi người được xem là vô tội cho đến khi có sự chứng minh ngược lại;
7) Tiếp đó, Tuyên ngôn để cập quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí bị hạn chế bởi trách nhiệm khi lạm dụng quyến tự do đó: quyền của công dân tham gia vào việc xác định các loại thuế và quyền yêu cầu các nhân viên nhà nước báo cáo; 8) Điểu 16 quy định vế nguyên tắc phân chia quyền lực.