">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sau khi đọc tác phẩm "Ông đồ", em cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh và số phận của nhân vật ông đồ khi nền Nho học đã tàn phai. Ban đầu, trong những ngày tháng huy hoàng, ông đồ nhận được sự chú ý và ngưỡng mộ vì tài năng và học vấn. Vậy mà sau đó vài năm, ông lại bị lãng quên bên góc phố quen thuộc. Ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời nhưng cũng không thể chiến thắng được với thời gian. Cả bài thơ ta thấy được tâm trạng u buồn, cô đơn, tủi phận, thấm đẫm nỗi sầu nhân thế của ông đồ già cô đơn lỡ vận. 

4 tháng 1 2023

Bạn tham khảo :

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật An trong đi lấy mật (học sinh giỏi)

a. Mở bài: 

- Giới thiệu chung về đoạn trích “Đi lấy mật” và nhân vật An

b. Thân bài:

- An là một chú bé có cái nhìn tinh tế và có tình yêu vô cùng lớn với thiên nhiên:

+ Cảm nhận được ánh sáng trong khu rừng trong vắt...khiến ta cảm thấy như được bao qua là lớp thủy tinh

+ Cảm nhận gió và mặt trời theo cách riêng: Gió thổi “rao rao”, mặt trời thì là một “khối”

+ Làn hơi đất trong rừng đang tan theo ánh nắng, khiến khu rừng thêm kì bí

+ Thấy tiếng chim hót líu lo

+ Quan sát các động vật trong rừng: Con kì nhông đang nằm phơi lưng, Con Luốc đang bò tới, chim thật đẹp...

- An còn là một chú bé hồn nhiên và tinh nghịch như bao đứa trẻ khác:

+ Chen vào giữa tía nuôi và cò

+ Quảy tòn ten một cái gùi bé 

+ Hăng hái đi tìm tổ ong

- An rất thông minh, chăm học:

+ Nhớ như in lời má nuôi dạy về cách tìm tổ ong và lấy mật

+ Hỏi má những điều chưa rõ

+ Nhớ những điều đã được học trong sách về tổ ong, ghi chép những lời thầy kể. Rồi so sánh với những gì má nuôi kể và thực tế nhìn thấy. Cuối cùng, tự đưa ra kết luận rằng: “Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ vùng U Minh này cả.”

c. Kết bài:

- Khái quát lại đặc điểm nhân vật An trong đoạn trích.

4 tháng 1 2023

Bạn tham khảo :

Đoạn trích “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. Qua đoạn trích “Đi lấy mật”, người đọc có dịp tham quan rừng U Minh và cảm nhận hai nhân vật An, Cò trong hành trình cùng cha nuôi đi lấy mật ong rừng đầy thú vị.

“Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An.

An là một cậu bé lanh lợi, yêu thiên nhiên và có những quan sát đầy tinh tế, mới mẻ. Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng qua cái nhìn của nhân vật An cũng vì thế mà trở nên độc đáo, với không gian yên tĩnh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm. Trời không gió, không khí mát lạnh bởi hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Trong không gian ban mai đó, người tía hiện lên với những chi tiết như đi trước, dẫn đường cho An và Cò, đeo bên hông lủng lẳng chiếc túi, mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai trên lưng và tay cầm chả gạc, vừa đi vừa phạt nhánh gai mở đường đi cho các con. An là một cậu bé lễ phép và ngoan ngoãn, thể hiện qua cách xưng hô với tía và má rất ôn hòa, lễ độ. Những hành động của cậu với ba mẹ nuôi vô cùng lễ phép, thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn. An cũng là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, khi liên tục hỏi tía, má những điều mà cậu còn thắc mắc hay vẫn muốn khám phá.

Đối với Cò, An coi cậu là một người bạn, vừa là anh em trong nhà, cách xưng hô mày-tao vừa thân quen, vừa gần gũi: "Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả." Khi đối diện với một người am hiểu vùng đất này như Cò, An luôn có thái độ tôn trọng, đôi lúc còn tự ái, không dám hỏi nhiều, âm thầm ghi nhớ những kinh nghiệm đã học được.

Tuy An thể hiện là một cậu bé khá trầm tĩnh và hiền lành, nhưng trong cậu có những suy nghĩ rất phong phú, bên cạnh việc cảm nhận tốt vẻ đẹp thiên nhiên, cậu còn có những cảm nhận, so sánh đặc biệt về cách nuôi ong và lấy mật từ khắp nơi trên thế giới, từ đó rút ra kết luận về sự đặc biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.

3 tháng 12 2023

hi

5 tháng 12 2023

bạn nên hỏi google nhé hoặc lời giải hay chứ viết vào olm tôi sợ tôi viết hơi dài

17 tháng 3 2024

Đọc truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, em rất ấn tượng về nhân vật người bố. Ông là một người cha tuyệt vời với những phẩm chất tốt đẹp và cao thượng.

Người cha xuất hiện qua lời kể của nhân vật tôi, với một hình tượng cao lớn và ấm áp. Ông đã truyền cho con trai mình tình yêu chan hòa với thiên nhiên, cây cối xung quanh mình. Ông không truyền những tình cảm ấy một cách sáo rỗng, mà gửi gắm qua những trò chơi thú vị trong chính khu vườn của gia đình. Ông dạy cho con trai mình cách cảm nhận, nhìn ngắm và dạo chơi trong khu vườn bằng khứu giác, bằng vị giác, chứ không chỉ bằng thị giác như thông thường. Nhờ vậy, mà cậu bé đã cảm nhận thiên nhiên bằng cả trái tim và tâm hồn mình. Rồi từ đó, bằng một cách bình dị mà cậu yêu thiên nhiên như một người bạn thân thiết.

Người bố không chỉ làm cha, mà ông còn là một người thầy, một người bạn của con trai mình. Ông đồng hành cạnh bên con trong từng bước trưởng thành của cuộc đời. Ông không chỉ dạy con cách yêu và cảm nhận thiên nhiên, mà còn dạy cho con những điều hay lẽ phải của cuộc sống qua những điều nhỏ nhặt. Tựa như khi ông ân cần giải thích cho con về giá trị của một món quà. Không phải một món quà đắt tiền mới là quý giá. Mà những món quà chứa đựng tâm sức, tình cảm của người tặng mới thực sự quý giá, như trái ổi được lựa chọn kĩ lưỡng, hay một nụ hôn chúc ngủ ngon. Sự sâu sắc và thấu hiểu của tâm hồn người cha đã thể hiện trọn vẹn qua bài học này. Sự gần gũi giữa người bố dành cho con trai mình, còn thể hiện qua những bí mật của riêng hai người. Cái nháy mắt ngầm hiểu của ông với con trai trước người khác, về bí quyết nghe được những âm thanh từ xa khiến em cảm nhận được mối quan hệ sâu sắc của hai cha con họ. Tất cả đã được tạo nên bởi một người bố quá đỗi yêu thương con và giàu sự thấu hiểu.

Không chỉ là một người cha tuyệt vời, người bố trong đoạn trích còn hiện lên với dáng vẻ của một con người mạnh mẽ, cao thượng. Điều đó thể hiện qua hành động ông thả vội bát cơm, chạy vụt ra sông để nhảy xuống nước cứu cu Tí bị đuối nước. Hành động mạnh mẽ và dứt khoát ấy thể hiện bản lĩnh và tình yêu thương con người của ông. Có lẽ chính vì vậy mà ông được mọi người yêu quý, trân trọng. Được bạn của con trai thường ưu ái mang sang tặng những quả ổi ngon nhất. Và cách ông nâng niu những món quà nhỏ bé ấy lại càng khẳng định thêm cho nhân cách cao đẹp ấy.Có thể nói, nhân vật người bố trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một biểu tượng tuyệt vời về hình tượng người cha trong lòng em. Ông ấy là một vầng sáng ấm áp và vững chãi đồng hành bên cạnh con trai của mình, giúp con có một tuổi thơ tươi đẹp.

3 tháng 12 2023

giúp mình nha

Em bé thông minh là một truyện dân gian ca ngợi sự kết tinh của vẻ đẹp trí tuệ tài năng và kinh nghiệm. Nhân vật trung tâm của truyện là một em bé thông minh. Thông qua những thử thách, em bé đã thể hiện được sự đề cao của trí tuệ dân gian.

Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bốn lần. Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái oăm của tên quan: “Trâu… cày một ngày được mấy đường?” thì em bé đã hỏi vặn lại: “Ngựa… đi một ngày được mấy bước?”. Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gặp nếp, 3 con trâu đực, hạn trong 3 năm, trâu ấy phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong 3 năm? Em đã tìm cách gặp được vua. Cuộc đối đáp của em cũng rất thông minh. Em gặp vua và em khóc vì mẹ đã chết mà cha em không đẻ được em bé nào nữa… Lần thứ ba, vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chim sẻ bắt cha con em phải dọn thành ba mâm thức ăn. Em đã gửi sứ giả một chiếc kim đem về tâu với đứa vua rèn cho ba con dao. Trong điều kiện thủ công lạc hậu, thô sơ thì một cái kim không thể nào rèn được ba con dao. Đã không có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ để dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thú vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cái không thể nào làm được để giải thích sự việc thành không thể nào được? Không thể nào rèn một chiếc kim thành ba con dao cũng như không thể giết một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn được! Lần thứ tư, em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng. Làm sao xe sợi chỉ luồn qua đường ruột ốc xoắn? Trong lúc Trạng Nguyên, đại thần, văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè.

Câu đố tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thì rất dễ! Em đã làm cho vị sứ nước láng giềng phải thán phục khi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.

Có thể nói, thông qua nhân vật Em bé thông minh ta càng thêm cảm phục về trí tuệ, sự dũng cảm và lòng bao dung của ông cha ta khi xưa.