K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2016

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này.
Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nư khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của 1 người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như 1 dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 ân huệ, 1 điều đương nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến 1 lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn 1 cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bớ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sóng trong 1 thế giới không có mẹ, Không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? … Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là 1 khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện 1 tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này.

9 tháng 12 2016

cảm nhận về người mẹ trong văn bản Mẹ tôi mà bạn đây là bạn viết về người mẹ của mình rồi

Viết 1 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người mẹ trong đoạn trích sau : Mẹ tôi ngồi xếp bằng giữa đống hàng hóa bề bộn, tỉ mỉ đếm tiền bán hàng hôm nay. Học bài xong, tôi cất tập vở lên kệ rồi lom khom dọn mớ hàng lại một góc căn phòng trọ cuối dãy. Ngoài trời mưa rơi lắc rắc. Cơn giông ban nãy làm đứt dây điện ở đầu hẻm. Tôi với tay lấy nến trên kệ, đốt một...
Đọc tiếp

Viết 1 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người mẹ trong đoạn trích sau :

 Mẹ tôi ngồi xếp bằng giữa đống hàng hóa bề bộn, tỉ mỉ đếm tiền bán hàng hôm nay. Học bài xong, tôi cất tập vở lên kệ rồi lom khom dọn mớ hàng lại một góc căn phòng trọ cuối dãy. Ngoài trời mưa rơi lắc rắc. Cơn giông ban nãy làm đứt dây điện ở đầu hẻm. Tôi với tay lấy nến trên kệ, đốt một ngọn, cắm ở giữa phòng. Mẹ nói tôi khỏi xếp, mai mẹ đi bán sớm, nhà cửa lại gọn ghẽ. Tôi cười khì, vẫn xếp. Tôi thích sự gọn gàng, ngăn nắp, dù chỗ ở của tôi với mẹ chỉ là một căn phòng thuê trong khu trọ của những người lao động, chiều chiều lại rộn rã tiếng nói cười.

“Năm nay cuối cấp, cố mà học để vào đại học”, mẹ nói với tôi bằng giọng ấm trầm. Mắt mẹ vẫn không rời mớ tiền trên tay. Nhìn xấp tiền dày vậy chứ toàn tiền lẻ, hai ngàn, năm ngàn, mười ngàn, gom lại thành xấp. Mẹ tôi tính toán kỹ càng, trừ tiền vốn, lời được bao nhiêu mẹ cất vào chiếc hộp gỗ, tờ nào theo tờ nấy. Tôi nhìn mẹ qua ánh nến. Mẹ tôi hiền lắm. Mái tóc mẹ xõa một bên vai, dù không còn suôn mượt và óng dài nhưng vẫn đủ để khắc đậm hình ảnh của mẹ tôi.

Mỗi sáng, tôi thức dậy đi học, mẹ gánh hàng rong đi bán trước cổng trường tôi, trước công ty may đối diện trường học. Mẹ thường kêu tôi đi trước, mẹ đi sau, hoặc ngược lại. “Đi chung với mẹ, bạn bè cười, tội nghiệp con”, mẹ tôi nói vậy. Giả bộ dụi dụi, trách gió thổi mạnh làm mắt tôi cay rát, tôi nói: “Bán hàng rong thì đã sao. Mình sống lương thiện, không hổ thẹn với lòng là được rồi, mẹ ha”. Mẹ tôi mỉm cười. Tôi thích những khi mẹ cười. Hai mẹ con bước đi. Đòn gánh trên vai mẹ lắc lư. Nắng vàng ngập lối.

Chúng tôi đã sống với nhau những tháng ngày bình yên như thế. Ngày mà chúng tôi về con phố này, thuê căn phòng trọ cuối dãy, sâu trong hẻm, là ngày sinh nhật lần thứ tám của tôi. Tám tuổi, tôi chưa biết nhiều về cuộc đời, chưa hiểu vì sao hồi ấy người sinh ra tôi bỏ tôi bơ vơ ở cái chợ còm dưới chân cầu bê tông. Hình bóng người đó cũng đã xa dần trong tôi tự lúc nào. Tôi không muốn nhắc tới, nhưng thi thoảng đầu óc trống rỗng tôi lại nhớ tới và nghĩ vu vơ. Chắc là người đó không thương tôi như mẹ. Chứ nếu thương tôi thì đâu nỡ bỏ tôi giữa chợ đời, đã nắm lấy tay tôi dù cuộc sống có khổ nghèo, dù người đời khinh khi, coi thường. Mẹ dặn tôi không được trách người sinh ra mình, dù là trong suy nghĩ. Có lẽ người đàn bà ấy có một niềm riêng gì đó, một nỗi khổ nào đó nên không thể nào bước tiếp cùng tôi.

Mẹ tôi luôn nhân hậu, ngay cả trong suy nghĩ lẫn hành động.

Tôi gọi mẹ là mẹ, thương mẹ vô cùng, dù chẳng phải máu mủ ruột rà. Nhiều lần nằm bên mẹ, trong những đêm mưa thốc trên mái tôn. Cả dãy trọ vắng tanh, chỉ có ánh đèn đường chăm chỉ hắt xuống con đường lát đá mấp mô. Mẹ hỏi tôi “Con có nhớ mẹ không?”. Tôi cười đáp: “Mẹ đang nằm kế bên con mà nhớ gì?”. Mẹ nói tiếp: “Không phải, mẹ ruột của con kìa”. Tôi lặng đi rồi thì thào: “Con không biết nữa. Nói nhớ cũng không đúng, mà nói quên cũng sai. Chắc tại lâu quá rồi, con không còn nhớ rõ đường nét trên khuôn mặt. Cả giọng nói và mùi hương trên cơ thể con cũng quên mất”.

Tôi gặp mẹ trong nắng chiều nhàn nhạt. Một người phụ nữ lỡ thời bán hàng rong dưới chân cầu đã rửa tay, rửa mặt cho tôi – khuôn mặt lấm lem vì bùn đất và vì tôi khóc nhiều sau khi lạc mất đôi tay ấm mềm.

“Về với mẹ, mẹ thương, mẹ nghèo thật nhưng mẹ sẽ nuôi con nên người” – Tôi không bao giờ quên câu nói ấy khi mẹ ôm tôi vào lòng. Vẫn cái cảm giác ấm áp và hạnh phúc như lần đầu mẹ ôm đứa trẻ cơ nhỡ vào lòng. Có tôi, đôi vai mẹ càng nặng quằn. Tuy vậy, chưa bao giờ mẹ để tôi thiệt thòi với chúng bạn.
AI GIẢI NHANH GIÚP MIK MÌNH VOTE 5 SAO NHA

 

3
31 tháng 10 2023

hetcuu r em à

 

1 tháng 11 2023

Nói về Mẹ, không có từ ngữ nào có thể tả được hết vẻ đẹp và sự hy sinh, tình cảm yêu thương của mẹ giành cho các con của mình. Đã có biết bao bài thơ, bài văn viết về mẹ, nói lên những sự hy sinh cao cả của tình mẫu tử nhưng có rất ít bài nói về sự báo đáp của con với mẹ. “Gánh mẹ” của Trương Minh Nhật là một bài thơ thay vì quá đề cao công lao của mẹ thì đã hướng người đọc vào việc báo đáp công ơn của mẹ.

 

Điệp từ “Cho con gánh” đã lặp lại năm lần trong toàn bộ bài thơ. Lý do có câu nói đó là vì Mẹ đã cả đời gánh con. Không chỉ tần tảo nuôi con khôn lớn, không chỉ là ngọn núi vững chắc cho con dựa vào, không chỉ là những câu hát ru đưa con vào yên bình, Mẹ đã hy sinh vì con rất nhiều. Mẹ không phải là một danh từ riêng nhưng luôn được viết hoa một cách trang trọng dù đứng đầu câu, giữa câu hay cuối câu.

Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
……………
Đường đời sương gió mịt mù
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan
………….
Thân cò lặn lội sớm mai thân gầy

 

Những câu thơ tuy với từ ngữ đơn giản nhưng đã miêu tả được những công lao to lớn của mẹ. Cả cuộc đời mẹ chỉ có con là trọng tâm. Mẹ gánh con cả cuộc đời, bất chấp gian nan, sương gió cuộc đời, lặn lội sớm mai. Người xưa thường nói “Một mẹ có thể nuôi được mười con nhưng mười con chưa chắc đã nuôi được một mẹ” quả đúng như vậy. Dù có sống hơn mẹ nửa đời người nhưng con cái chưa chắc đã báo hiếu hết được công lao cho mẹ.

vote t nhaa!

17 tháng 11 2023

Thầy Duy-sen là một nhân vật quan trọng trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Thông qua việc phân tích nhân vật này, chúng ta có thể nhận thấy những đặc điểm và vai trò của thầy Duy-sen trong câu chuyện.

Thầy Duy-sen được miêu tả là một người thầy giáo tận tâm và đầy tình yêu thương dành cho học trò. Ông có khả năng truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu và sáng tạo, giúp học trò hiểu và yêu thích môn học. Thầy Duy-sen không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người thầy tâm huyết, luôn quan tâm và chia sẻ với học trò về cuộc sống và những giá trị nhân văn.

Vai trò của thầy Duy-sen trong câu chuyện là một người thầy truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân vật chính là cậu bé Thạch Sanh. Thầy Duy-sen giúp Thạch Sanh khám phá và phát triển tiềm năng của mình, khơi dậy niềm đam mê và lòng tự tin. Ông không chỉ dạy kiến thức mà còn truyền đạt những giá trị nhân văn, giúp Thạch Sanh hiểu rõ về tình yêu, tình bạn và lòng nhân ái.

Thầy Duy-sen cũng là một người thầy có lòng nhân ái và sẵn lòng giúp đỡ những người khó khăn. Ông luôn tạo điều kiện cho học trò có hoàn cảnh khó khăn để tiếp cận kiến thức và phát triển bản thân. Thầy Duy-sen là một hình mẫu người thầy tốt, mang lại sự ảnh hưởng tích cực cho học trò và cộng đồng xung quanh.

Tóm lại, nhân vật thầy Duy-sen trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên" là một người thầy tận tâm, truyền cảm hứng và có lòng nhân ái. Vai trò của ông là tạo động lực và hướng dẫn cho nhân vật chính, đồng thời truyền đạt những giá trị nhân văn quan trọng. Thầy Duy-sen là một hình mẫu người thầy tốt, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn thông qua việc giáo dục và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.         đây nè bạn

17 tháng 11 2023

Vũ Nguyễn Minh Thư

 Bn ko đc phép sử dụng phần mềm AI để trả lời câu hỏi trên diễn đàn hỏi đáp ạ.

Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-co, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con, nhưng cũng là một người “yêu cho roi cho vọt”, nghiêm khắc với những lỗi lầm của con. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật người bố một cách rõ nét và cụ thể thông qua bức như ngắn ngủi ấy.

Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào, “En-ri-cô của bố à!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”, “Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ” hay những câu như là “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố”. Những từ ngữ “ạ, à, này, rằng” khiến cho giọng của người bố tha thiết hơn bao giờ hết, bức thư như là một lời tâm tình, thủ thỉ với cậu con trai, lời chỉ dạy, giáo huấn cứ từ từ thấm nhuần vào trong tâm hồn En-ri-cô khiến cho cậu bé rất xúc động.

Cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi của nhà văn A-mi-xi

Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Người bố cảm nhận được nỗi đau đớn, thất vọng và bộc lộ điều đó với người con của mình “trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục, không xứng đáng với tình yêu thương và công lao dạy dỗ của bố mẹ. Bên cạnh đó người bố cũng cảm thấy lo lắng về sự việc đó, nên cần răn đe với En-ri-cô rằng “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ.

Bố của En-ri-cô cảm thấy cần thiết phải nói về công lao to lớn, vĩ đại và tình yêu thương bao la, cao cả của mẹ đối với con “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là điều thiêng liêng hơn cả” đó là cái gốc của đạo làm người, nếu ai quên đi cái gốc đó thì không xứng đáng được làm người, thật nhục nhã và đáng xấu hổ khi chà đạp lên tình cảm đó. Người bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và làm những điều thiết thực nhất để cầu xin sự tha thứ của mẹ, bởi muốn người con không phải vì sợ bố mà xin lỗi, mà vì chính sự ăn năn, ân hận trong lòng.

Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết. Coi con trao của mình là “niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” và người bố còn nói rằng “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Người bố đưa ra một khoảng thời gian, và đó chính là khoảng thời gian thử thách, cho con có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, có sửa được hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức của En-ri-cô.

Bức thư ấy hay chính văn bản “Mẹ tôi” đã bộc lộ rõ nét cảm nhận của nhân vật bố, một người bố rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ. Dù bức thư mang bối cảnh của nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta những con người phương Đông vẫn cảm thấy rất gần gũi, bởi dù ở đâu, trong xã hội nào thì bất hiếu, bất trung đều là tội lớn xưa nay đều quan niệm như vậy.

Tham khảo

15 tháng 9 2019

Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-co, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con, nhưng cũng là một người “yêu cho roi cho vọt”, nghiêm khắc với những lỗi lầm của con. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật người bố một cách rõ nét và cụ thể thông qua bức như ngắn ngủi ấy.

Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào, “En-ri-cô của bố à!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”, “Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ” hay những câu như là “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố”. Những từ ngữ “ạ, à, này, rằng” khiến cho giọng của người bố tha thiết hơn bao giờ hết, bức thư như là một lời tâm tình, thủ thỉ với cậu con trai, lời chỉ dạy, giáo huấn cứ từ từ thấm nhuần vào trong tâm hồn En-ri-cô khiến cho cậu bé rất xúc động.

Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Người bố cảm nhận được nỗi đau đớn, thất vọng và bộc lộ điều đó với người con của mình “trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục, không xứng đáng với tình yêu thương và công lao dạy dỗ của bố mẹ. Bên cạnh đó người bố cũng cảm thấy lo lắng về sự việc đó, nên cần răn đe với En-ri-cô rằng “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ.

Bố của En-ri-cô cảm thấy cần thiết phải nói về công lao to lớn, vĩ đại và tình yêu thương bao la, cao cả của mẹ đối với con “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là điều thiêng liêng hơn cả” đó là cái gốc của đạo làm người, nếu ai quên đi cái gốc đó thì không xứng đáng được làm người, thật nhục nhã và đáng xấu hổ khi chà đạp lên tình cảm đó. Người bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và làm những điều thiết thực nhất để cầu xin sự tha thứ của mẹ, bởi muốn người con không phải vì sợ bố mà xin lỗi, mà vì chính sự ăn năn, ân hận trong lòng.

Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết. Coi con trao của mình là “niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” và người bố còn nói rằng “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Người bố đưa ra một khoảng thời gian, và đó chính là khoảng thời gian thử thách, cho con có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, có sửa được hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức của En-ri-cô.

Bức thư ấy hay chính văn bản “Mẹ tôi” đã bộc lộ rõ nét cảm nhận của nhân vật bố, một người bố rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ. Dù bức thư mang bối cảnh của nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta những con người phương Đông vẫn cảm thấy rất gần gũi, bởi dù ở đâu, trong xã hội nào thì bất hiếu, bất trung đều là tội lớn xưa nay đều quan niệm như vậy.

15 tháng 5 2024

cực lì béo

6 tháng 11 2024

Fhdbej

1 tháng 7 2021

Tham khảo:

 

Trả lời:

“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

Tham khảo:

“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.