K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2018

Nghĩa sự việc nghĩa hình thái “bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết”

- Nghĩa sự việc: thông báo việc con bán con chó

- Nghĩa tình thái:

+ Người nói: yêu quý con chó

+ Người nghe thấy xót xa, đau xót vì lão Hạc

31 tháng 5 2017

a, (thị suy nghĩ đến giờ mới xong): trạng ngữ cho vị ngữ “thị hỏi hắn”

- Dấu tách biệt bộ phận: dấu ngoặc đơn

- Tác dụng của bộ phận đó: bổ sung thông tin cái khoảnh khắc “Thị Nở đặt bàn tay lên ngực hắn (tức Chí Phèo)

14 tháng 9 2018

Tâm trạng của các nhân vật ông Bằng, chị Hoài:

- Tâm trạng xúc động mạnh mẽ:

    + Ông Bằng khi nhìn thấy Hoài, “môi ông bật không thành tiếng, có cảm giác như ông sắp khóc òa”

    + Nỗi vui mừng, xúc động dâng trào khi ông được gặp lại người con dâu trưởng mà ông quý mến

    + Chị Hoài: gần như không chủ động được lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản…, chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông”

→ Sự xúc động của hai người thể hiện chân thành trong gia đình, dự cảm những điều tốt đẹp trong truyền thống gia đình

- Trước sự có mặt của chị Hoài, ông Bằng như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh âm thầm giành những điều tốt đẹp cho truyền thống gia đình giờ đây trước bao tác động của cuộc đời, có nguy cơ bị băng hoại

8 tháng 10 2017
  • Ông Bằng:
    • “Nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”.
    • "Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà”.
    • “Giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con? “.

⇒ Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.

  • Chị Hoài:
    • “Gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản... kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”.
    • Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”.

⇒ Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn, lo lắng trước những biến động không vui của gia đình.

  • Sự xúc động sâu sắc của hai người thể hiện tình cảm chân thành giữa những người trong gia. Chị Hoài xuất hiện, nỗi cô đơn của ông Bằng được giải toả, như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh gìn giữ những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình.
Câu 2: “Nô lệ của công nghệ gen” có thể hiểu như thế nào? Theo tác giả, khi nào ta là “nô lệ cho công thức gen?”.Câu 3: Anh/Chị có đồng tình vời quan điểm “thứ cho đi mới là của bạn”. Câu 4: Theo anh/chị, thứ quý giá nhất mà ta có thể cho đi trong cuộc đời này là gì? II/. Làm văn (7 điểm). Câu 1 (2 điểm): Bàn luận về ý kiến: “Giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng ta”. Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận về hành...
Đọc tiếp

Câu 2: “Nô lệ của công nghệ gen” có thể hiểu như thế nào? Theo tác giả, khi nào ta là “nô lệ cho công thức gen?”.

Câu 3: Anh/Chị có đồng tình vời quan điểm “thứ cho đi mới là của bạn”.

Câu 4: Theo anh/chị, thứ quý giá nhất mà ta có thể cho đi trong cuộc đời này là gì? II/. Làm văn (7 điểm).

Câu 1 (2 điểm): Bàn luận về ý kiến: “Giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng ta”.

Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận về hành động nhân vật Mị chạy theo A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và hành động theo Trang của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) trong hai đoạn văn sau:

“Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi

A Phủ chưa kịp hỏi, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất”. (Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài)

“Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật.

(Trích Vợ nhặt của Kim Lâm) Từ đó làm nổi bật được giá trị nhân đạo mà hai nhà văn gửi gắm.

2
20 tháng 6 2021

Tham khảo

phần 1 

Câu 1: Nô lệ của công nghệ gen được hiểu là sự lặp lại của bộ gen trong cơ thể, sống không khác biệt, sống một đời sống vô nghĩa, lặp đi lặp lại.

Theo tác giả, ta là "nô lệ cho công thức gen" khi ta không làm chính mình, không cho người khác điều gì.

Câu 2: Đồng tình. Vì cho đi sẽ đem giá trị nhân rộng, trao truyền tới với tất cả mọi người. Như vậy thứ cho đi của ta mới có giá trị thật sự và ta cũng sẽ cho mình niềm vui, hạnh phúc. Còn nếu chỉ giữ cho riêng mình thì mọi thứ chỉ mang tính cá nhân và không lan tỏa tới mọi người xung quanh.

Câu 3:

Thứ quý giá nhất ta có thể cho đi trong cuộc đời này chính là tình yêu thương. Vì tình yêu thương xuất phát từ trái tim, luôn chân thành và nồng ấm. Chỉ có tình yêu thương mới tạo nên được những điều đẹp đẽ, thiêng liêng và con người có thể gần nhau hơn. Sự quý giá của tình yêu thương làm con người thêm gần gũi, thêm yêu thương và trân trọng nhau hơn. 

20 tháng 6 2021

Tham khảo

câu 1

Cuộc sống của chúng ta là một hành trình dài tìm kiếm và khẳng định giá trị của bản thân. Liệu bạn đã hiểu đúng giá trị của bản thân mình, liệu giá trị bản thân là ở vẻ ngoài hào nhoáng. Nhưng “Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh”.

:

Giá trị bản thân con người là ở những nội lực sẵn có trong mỗi cá nhân, là trí tuệ, sắc đẹp, nhân cách,… Giá trị của một con người còn là những việc làm cụ thể mà con người đó dùng dể phục vụ cộng đồng, xã hội. Giá trị của con người không phải chỉ toát lên ở sắc đẹp, những khối tài sản khổng lồ người đó sở hữu mà quan trọng nhất vẫn là toát lên ở nhân cách cao đẹp, lối sống vị tha, sẵn sàng hi sinh, phục vụ cho cộng đồng, dân tộc.

Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được giá trị của bản thân mình. Khi bạn ý thức được giá trị của bản thân tức là khi bạn đã biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Và lúc ấy bạn sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những tiềm lực vốn có của mình và sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Đồng thời khi đã biết những điểm mạnh của bản thân cũng giúp chúng ta tự tin trong hành động, luôn luôn cố gắng để đạt tới cái đích mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình bạn cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình. Và từ đó cũng dễ dàng gặp thất bại.

Giá trị của mỗi con người không nằm ở khối tài sản khổng lồ mà anh ta có được. Nếu một người có khối tài sản lớn, mỗi năm kiếm hàng triệu đô, nhưng lại chỉ biết nghĩ cho mình, không biết nhường cơm, sẻ áo cho những người có số phận bất hạnh, lúc đó giá trị của bạn vẫn chưa được khẳng định. Ngược lại, một người có tài sản ít hơn, nhưng có trái tim nhân hậu, luôn giúp đỡ những người quanh mình, để cuộc sống của mọi người được tốt đẹp hơn. Chỉ khi ấy con người mới khẳng định được giá trị của mình. Như vậy, giá trị của con người không phải số tiền anh tích lũy được mà là cách ứng xử nhân văn của anh ta với số tiền mà anh ta làm ra.

Giá trị của một con người cũng không nằm ở nhan sắc mà họ sở hữu. Trước hết, ta cũng cần khẳng định rằng, nhan sắc cũng là một giá trị riêng của con người, nhưng nó không phải là yếu tố chính, yếu tố quyết định làm nên giá trị đích thực của một con người. Vì nhan sắc cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, chỉ có những việc bạn phục vụ cộng đồng là còn mãi với thời gian. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Trăm năm bia đá cũng mòn/ Nghìn năm bia miệng vẫn con trơ trơ” là cũng vì lẽ đó. Nếu bạn làm được những việc tốt, phục vụ cộng đồng xã hội chắc chắn tiếng thơm sẽ lưu danh muôn thuở.

Albert Einstein, cha đẻ của ngành vật lí hiện đại, với thuyết tương đối của mình đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành vật lí hiện đại, là kim chỉ nam của lĩnh vực khám phá vũ trụ. Thomas Alva Edison với hơn một nghìn phát minh, trở thành nhà khoa học vĩ đại nhất của lịch sử loài người,… Và rất nhiều nhà khoa học khác, có những đóng góp to lớn, vĩ đại cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Còn ở đất nước ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đã đem lại ánh sáng của tự do, hạnh phúc cho dân tộc, giải phóng dân tộc ta khỏi khiếp lầm than, nô lệ. Những con người vĩ đại này, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn năm sẽ mãi được mọi người nhớ đến và biết ơn những gì họ đã đóng góp cho nhân loại. Như vậy, ta có thể thấy rằng, giá trị đích thực của một con người là nằm ở những gì anh ta đã cống hiến, phục vụ cho cộng đồng, xã hội.

Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, mỗi người có giá trị riêng. Có những người ngay từ khi sinh ra đã có những ưu điểm nổi trội, nhưng lại có những người cần rèn luyện, phấn đấu để tạo ra giá trị đích thực của mình. Dù là giá trị sẵn có hay cố gắng xây dựng thì mỗi chúng ta hàng ngày hàng giờ vẫn phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, rèn rũa bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cách để các bạn tạo ra giá trị bản thân không gì khác chính là học tập, tu dưỡng đạo đức. Hãy là con ngoan, trò giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, hăng hái tham gia các hoạt động phong trào để trau dồi kĩ năng cho chính mình. Rèn luyện bản thân ở thời điểm hiện tại chính là cách để bạn khẳng định giá trị của mình ở tương lai.

 

Hành trình để khẳng định giá trị của chính mình không hề là hành trình đơn giản. Mà nó là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, hành trình của khẳng định tri thức và rèn luyện nhân cách. Không có quả ngọt nào được hưởng thụ mà không phải trải qua đắng cay, thất bại, và hành trình đi đến giá trị của mình cũng vậy. Bản thân mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để tìm thấy giá trị đích thực của bản thân.

câu 2

Trong các tác giả văn học Việt Nam, Tô Hoài được nhớ tới như một bậc thầy lão luyện, kho tàng văn học ông để lại đã gắn bó với bao lớp thế hệ, từ dế mèn phưu lưu kí, đế vợ chồng A Phủ. Nói đến truyện ngắn vợ chồng A Phủ, ta không thể không nghĩ ngay đến nhân vật Mị. Cô gái đã thắp sáng lên ngọn lửa hi vọng cho mọi cô gái chịu áp bức ở Tây Bắc nước ta thời bấy giờ.

 

Mị là hiện thân cho tấm lòng nhân đạo, và ngòi bút hết sức bén nhạy của Tô Hoài. Ông vốn là một người ưa tìm hiểu những phong tục tập quán, nên có cái nhìn rất rõ về hoàn cảnh số phận, những khó khăn mà người phụ nữ miền núi phải gánh chịu lúc bấy giờ.

Tô Hoài nhắc đến Mị, đầu tiên với những vẻ đẹp phẩm chất của cô, mà vẻ đẹp ấy đẹp lắm, trong sáng thuần khiết và thanh cao lắm, quý như một viên ngọc giữa núi rừng và không gì có thể làm viên ngọc ấy bị mài mòn và ngừng tỏa sáng. Tuy nhiên, hoàn cảnh của Mị lại trớ trêu, vì đúng là “hồng nhan bạc mệnh”. Mẹ mất sớm, Mị ở với cha, và ở trong một gia đình mà có truyền kiếp nợ thống lí. Nhưng Mị lại là một cô gái đẹp và tài năng, mị không những biết thổi sáo mà còn là cô gái khiến các chàng trai trong bản “đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” không những thế Mị còn là một cô gái vô cùng hiếu thảo và ngoan ngoãn, Mị có thể chịu khổ cực vất vả để trả nợ thay cha, chứ nhất quyết không bán rẻ lòng tự trọng và chịu gò ép trong hoàn cảnh là con dâu nhà giàu. Mị hiện lên đầu truyện với những đức tính cao quý mà một cô gái như vậy, xứng đáng có được cuộc sống như mình hằng ao ước.

Nhưng, đời không cho Mị tự do, dù Mị có muốn trốn chạy như thế nào đi chăng nữa. Hôm ấy, Mị bị A Sử bắt về cúng trình ma làm con dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra, và kể từ đó, cuộc sống tâm hồn và thể xác Mị bị đọa đày khổ cực. Nhưng, với tấm lòng cảm thương sâu sắc, Tô Hoài đã để cho bản chất của Mị được hiện lên, những khát vọng, ước ao một thời lại trỗi dậy mạnh mẽ. Trong đêm tình mùa xuân, hồi ức của một thời được sống với chính mình, với những gì mình ao ước trỗi dậy trong Mị. Mị “cứ uống ừng ực từng bát” rượu, rồi lại thấy “phơi phới trở lại” Mị nhận ra mình vẫn còn trẻ, nhận ra mình với A Sử đến với nhau chẳng vì tình. Mị muốn vui chơi, Mị muốn được sống và Mị khát khao sống. Nhưng, ngay hôm đó, khi ngọn lửa tâm hồn Mị vừa trỗi dậy thì A Sử đã trói chặt Mị vào cột nhà, đầy đau đớn và thương tâm, Mị không khóc được, không cựa quậy được, và Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

 

Ngày A Phủ bị giải đến nhà thống lí, và lần đầu tiên gặp A Phủ, Mị vẫn còn cái tâm trạng khá thờ ơ. Bởi trong lòng Mị vốn đã chết, nên cuộc sống với Mị cũng chỉ là sự lặp đi lặp lại của thời gian và của sự tồn tại mà thôi. Nhưng, hôm ấy lại khác, “Mị lé mắt trông sang” chợt thấy một giọt nước mắt đắng cay, tủi hờn từ A Phủ. Giọt nước mắt lóng lánh ấy đã nhắc lại cho Mị nhớ thời gian Mị bị thằng A Sử trói đứng đầy nhẫn tâm, tàn ác. “Chúng nó thật độc ác” Mị nhận ra một sự thật mà bấy lâu nay ẩn chứa từ sâu trái tim đã nguội lạnh của mình. “chết đau, chết đói, chết rét” Mị cảm thương cho A Phủ bằng chính sự cảm thương Mị có ngày trước, trái tim tiềm tàng của Mị được thức tỉnh nhanh chóng. Và dứt khoát, Mị cắt dây trói và nói “đi ngay”..

Và hành động trói dây buộc A Phủ cùng việc ngay sau đó Mị chạy theo A Phủ vào bóng tối, cũng là điều tất yếu của một con người đã bị dồn nén đến mức cùng cực. sức sống mạnh mẽ được trỗi dậy, và đã kết thúc quãng thời gian đày ải, tối tăm mà Mị đã phải chịu trong nhà thống lí Pá Tra, hành trình đi theo A Phủ cũng chính là một hành trình tìm đến sự sống mới của Mị, và những hi vọng dù là trong bóng tối, Mị cũng đã không còn gì để mất, để phải sợ nữa..

Mị là nhân vật số phận, và nhờ số phận hành động của Mị đã kể cho ta nghe về một ngòi bút đầy nhân đạo, và một trái tim đầy cảm thông của Tô Hoài. Nhà Văn đã góp một tiếng nói chung vào dòng chảy của văn học dân tộc, để ca ngợi những phẩm chất cao quý của người phụ nữ, và khẳng định niềm tin tưởng, hi vọng vào cuộc sống luôn hướng về cái đẹp, cái thiện.

TRUYỆN CƯỜI TOÀN CHỮ CCon chó cắn cụ ChánhCậu Cẩn con của cụ Chánh, cháu của cô Cúc, cháu của chú Chiến. Cậu Cẩn có con chó cỡ con chồn, cẳng con chó cao cỡ cẳng con cò, cổ cũn cỡn cỡ cổ con cóc. Cổ con chó cậu cột cái chuông. Cậu cưng con chó cùng cực, con chó cũng cưng cậu.Cứ chiều chiều cậu cõng con chó, cầm chiếc cần câu chăm chỉ câu cá chép cạnh chân cầu cuối cồn cát. Cậu...
Đọc tiếp

TRUYỆN CƯỜI TOÀN CHỮ C

Con chó cắn cụ Chánh

Cậu Cẩn con của cụ Chánh, cháu của cô Cúc, cháu của chú Chiến. Cậu Cẩn có con chó cỡ con chồn, cẳng con chó cao cỡ cẳng con cò, cổ cũn cỡn cỡ cổ con cóc. Cổ con chó cậu cột cái chuông. Cậu cưng con chó cùng cực, con chó cũng cưng cậu.

Cứ chiều chiều cậu cõng con chó, cầm chiếc cần câu chăm chỉ câu cá chép cạnh chân cầu cuối cồn cát. Cậu chăm chú canh chừng cước cần câu, chốc chốc cậu cất cao cần câu coi. Con cá chép cắc cớ cắn câu, cậu Cẩn cất cao cần câu, cậu cười.

Chốc chốc cả con cá chuối cũng cắn câu. Cậu Cẩn cầm con cá chuối chặt cổ, chìa cho con chó cưng của cậu. Con chó của cậu cắn cổ con cá chuối co cẳng chạy. Cậu Cẩn cất cần câu, cùng các cậu choai choai chơi cờ cạnh cổng chợ.

Chơi cờ chán chê, cậu cõng con chó, cầm con cá chép cậu chuồn. Cậu Cẩn cho con chó của cậu chui chuồng, cậu cầm con cá chép cậu cạo, cậu chặt, cậu cho chảo cậu chiên. Cá chín, cậu Cẩn cùng cụ Chánh chén cá chép chiên chấm cà cuống cùng chuối chát.

Con chó cưng của cậu Cẩn cứ chập chờn cửa chuồng chở chực. Cuối cùng cậu Cẩn cho con chó chén cơm chiên cùng chút cá chép. Con chó cạp chén cơm cậu cho, chui chuồng.

Cụ Chánh côi cút, cụ có con chim chích choè cùng cái chuồng chim cáu cạnh, cụ cưng con chim của cụ. Cứ chốc chốc cụ cầm cái chổi chà chống chân, cụ chầm chậm chộp các chú chuồn chuồn chập chờn cạnh cây cam cho con chim của cụ chén.

Có chiều, cậu Cẩn cùng các chú choai choai câu cá, câu cua chỗ cống của cậu Cử. Cậu cột con chó cưng của cậu cạnh cửa. Con chó của cậu Cẩn cà chớn cứ chực cắn con chim của cụ Chánh. Cụ Chánh cầm cây chổi chọc con chó, con chó co cẳng chạy. Cụ Chánh cảnh cáo cậu Cẩn, cậu chỉ cười cậu còn cãi chày cãi cối.

Cũng có chiều cậu Cẩn cần công cán chỗ công cộng. Cậu cũng cột con chó của cậu cạnh cửa chuồng. Cụ Chánh cùng cụ Chẩn chơi cờ. Cụ Chẩn cũng có con chó choai choai, cụ chẳng coi chừng, cụ cột con chó cạnh chỗ con chim của cụ Chánh. Con chó của cụ Chẩn cùng con chó của cậu Cẩn cắc cớ chỉ chờ chực cắn chim của cụ Chánh.

Cụ Chánh cầm cây cố cản, con chó cứ cào cấu, cứ cằn cằn. Chợt con chó của cậu Cẩn chồm cẳng cao cắn cái chuồng chim của cụ Chánh. Con chim chích choè chạy cuống cuồng cầu cứu cụ Chánh. Con chó của cụ Chẩn cắn cụt cánh, con chó của cậu Cẩn chặn cửa cắn chân, cắn cổ con chim. Chim của cụ Chánh cụt cẳng, cụt cánh, cuối cùng chết cứng, chỉ còn cái chân còn cục cựa.

Cụ Chánh cay cú cầm cây cối chục cân cất cao choảng con chó. Con chó của cụ Chẩn cà cuống co cẳng chạy. Cái cối cán cẳng con chó của cậu Cẩn cái “cộp” chát chúa, con chó cố chạy, cụ Chánh cầm cây cuốc cuốc cổ con chó. Con chó của cậu Cẩn chùn chân. Cuối cùng cụ Chánh chém con chó chết cứng.

Cụ Chánh cùng cụ Chẩn cắt cổ con chó, các cụ cầm chép các cụ cạo, các  cụ chất con chó cạo vào chỗ có củi cháy. Cẳng con chó cong cong, các cụ chờ con chó chín các cụ chặt, các cụ cưa.

Cụ Chánh cất cho cậu Cẩn cái cẳng, cái cổ. Còn cả con chó các cụ cho chảo các cụ chiên. Con chó chết các cụ có cớ chè chén. Chó chiên, chả chìa, củ chuối. Chốc chốc các cụ cùng chạm cốc, các cụ… cười!

 

Đây ko phải linh tinh !

Ai bảo linh tinh lm chó OK

0
Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Pls help me :(

 

1

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

     Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
    Còn lại thì mình chịu=)
Đọc văn bản sau :(1) Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra sự khác biệt tinh tế giữa việc giữ một bàn tay và sựràng buộc một tâm hồn.Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra tình yêu không còn là điểm tựa vàbên nhau không có nghĩa là bình yên. Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra nụ hôn không phải làlời cam kết và quà tặng khác với lời hứa thật lòng. Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra khôngphải mùa nắng nào cũng đẹp.(2) Và bạn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau :
(1) Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra sự khác biệt tinh tế giữa việc giữ một bàn tay và sự
ràng buộc một tâm hồn.Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra tình yêu không còn là điểm tựa và
bên nhau không có nghĩa là bình yên. Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra nụ hôn không phải là
lời cam kết và quà tặng khác với lời hứa thật lòng. Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra không
phải mùa nắng nào cũng đẹp.
(2) Và bạn biết chấp nhận thất bại với tư thế ngẩng cao đầu và đôi mắt sáng, với sự cao
thượng của tuổi trưởng thành chứ không bi lụy, cố chấp của trẻ thơ.Có ai đi không vấp
ngã một đôi lần. Hãy góp nhặt những mảnh vỡ của mình và bước tiếp từ đây – trên con
đường đã chọn của những ngày hôm nay và không trông chờ vào những gì chưa chắc
chắn của ngày mai . Bạn hãy cho đi đừng tiếc nuối, níu kéo. Có ai cho đi mà cảm thấy
mất bao giờ? Và hãy giữ lại những điều tốt đẹp nhất, gieo hạt trồng hoa trên mảnh đất
tâm hồn, hơn mòn mỏi đợi chờ ai mang đến. Và bạn nhận ra rằng mình đã vượt qua.
Cuộc sống sẽ thêm phần ý nghĩa.
(Quà tặng cuộc sống)
Thực hiện các yêu cầu :
Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn
(1) của văn bản.
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu văn “ Bạn hãy cho đi đừng tiếc nuối,níu kéo ” ?
Câu 4. Qua đọc hiểu văn bản anh/ chị rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất với bản
thân ?

0