K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(2 điểm) Viết đoạn văn phân tích đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Tặng một vầng trăng sáng” của nhà văn Lâm Thanh Huyền.

Bài đọc:

TẶNG MỘT VẦNG TRĂNG SÁNG

    Một vị thiền sư ẩn tu trong am tranh trên núi, một hôm nhân buổi tối đi dạo trong rừng, dưới ánh trăng vằng vằng, đột nhiên ngài ngộ ra trí tuệ của mình.

    Ngài vui mừng trở về nơi ở, nhìn thấy am tranh của mình bị kẻ cắp lục lọi, kẻ cắp tìm không ra của cải gì, lúc sắp sửa bỏ đi thì gặp thiền sư ở cổng. Thì ra, sợ kẻ trộm giật mình, thiền sư từ nãy đến giờ cứ đứng đợi ở cổng. Ngài chắc chắn kẻ trộm không tìm được bất cứ đồ đạc gì đáng giá, liền cởi chiếc áo ngoài của mình cầm sẵn trong tay.

    Kẻ cắp đang trong lúc kinh ngạc bối rối thì thiền sư nói:

    - Từ đường rừng núi xa xôi, cậu đến thăm tôi, dù thế nào đi nữa cũng không thể để cậu ra về tay không! Đêm lạnh, cậu hãy mang theo chiếc áo này!

    Vừa nói, ngài vừa khoác chiếc áo lên người kẻ cắp. Hắn ta lúng túng không biết làm thế nào, cúi đầu chuồn thẳng. Nhìn theo bóng kẻ cắp đi dưới ánh trăng vằng vặc, rồi mất hút trong rừng núi, thiền sư không khỏi cảm thương rồi khảng khái thốt lên:

    - Hỡi con người đáng thương kia, ta chỉ mong được tặng cậu một vầng trăng sáng.

    Sau khi tiễn đưa kẻ cắp bằng mắt, thiền sư đi vào am tranh ngồi thiền, ngài nhìn trăng sáng ngoài cửa sổ rọi vào khoảng không trong nhà.

    Hôm sau, dưới sự vuốt ve dịu dàng, ấm áp của ánh trăng, từ trong buồng thiền sâu thẳm, ngài mở mắt ra nhìn thấy chiếc áo ngoài mà ngài đã khoác lên người kẻ cắp được gấp gọn gàng tử tế đặt ở cửa. Vô cùng sung sướng, thiền sư lẩm bẩm nói:

    - Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng.

(Lâm Thanh Huyền, Truyện cực ngắn, NXB Quân Đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.7-8)

Chú thích: Tác giả Lâm Thanh Huyền (1953 - 2019). Ông là nhà văn, nhà thơ có nhiều giải thưởng văn học. Đặc điểm trong văn của ông là sự dung hợp, lĩnh hội giữa tôn giáo và văn học. Ngôn ngữ trong sáng, giàu đẹp, kinh nghiệm sống phong phú, thấm nhuần tinh thần Phật Giáo với những triết lí nhân sinh sâu sắc.

0
Lần đầu tiên trong lich sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với...
Đọc tiếp

Lần đầu tiên trong lich sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không một chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả?

Từ văn bản, viết đoạn văn rút ra những bài học cho bản thân

0
Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

1
28 tháng 2 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận

Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.

Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.

 

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

0
Trong  đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết:Vua Quang Trung lại nói:      - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước  lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh...
Đọc tiếp

Trong  đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết:

Vua Quang Trung lại nói:

      - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước  lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người  khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

                                                (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục)

            1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào?

2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn.

            3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng  12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).

0
[...] Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 , hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chổ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang...
Đọc tiếp

[...] Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 , hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chổ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.   

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Từ văn bản, viết đoạn văn rút ra những nhiệm vụ cần làm để bảo vệ hòa bình nhân loại.

0
          Câu 1. Đọc trích đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi:Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là...
Đọc tiếp

          Câu 1. Đọc trích đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

          Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình.

          Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui lên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom …

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

 

Trong trích đoạn trên, nhân vật Phương Định đã có những hành động và suy nghĩ gì? Những hành động và suy nghĩ đó thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

0
28 tháng 8 2019

1.Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.

    Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.

   Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Ta như nhận thấy được ở đất nước Nhật. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.

    Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990 Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.

    Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…

    Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.

    Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.

    Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.

~Châu's ngốc

28 tháng 8 2019

Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng con trẻ khôn lớn thành người. Thế nhưng, hiện nay có một thực trạng đáng buồn xảy ra chính là nạn bạo hành trẻ em ở ngay chính trong ngôi nhà của mình. Nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp thì không biết những đứa trẻ tội nghiệp kia còn phải chịu những tổn thương gì và tương lai chúng sẽ ra sao.

   Bạo hành là hành động xâm hại đến thể chất cũng như tinh thần của con người. Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ…

   Ngày nay, tình trạng bạo hành trẻ em ngày một có chiều hướng gia tăng. Mỗi ngày, những thông tin về bạo hành trẻ em trong gia đình xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mới đây nhất, vụ việc bé G.K (được báo chí giấu tên) 10 tuổi, bị chính cha ruột là ông Trần Hoài Nam (Phường Nghĩa Đô – Hà Nội) cùng với mẹ kế đánh đập dã man tới mức phải nhập viện vì gãy xương xườn và rạn sọ não. Không chịu nổi bạo hành trong thời gian dài, bé đã phải bỏ trốn tới cầu cứu ông nội mới thoát thân. Đó chỉ là một trong rất nhiều cảnh thương tâm mà chúng ta phải chứng kiến mỗi ngày.

   Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.

   Để dẫn đến những hậu quả thương tâm ấy, chúng ta có thể kể tới rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do hậu quả của việc cha, mẹ say sỉn, mất kiểm soát hành vi của mình. Hay do hoàn cảnh gia đình khó khăn, áp lực công việc đè nặng, trình độ dân trí lại thấp khiến con người bị quá tải, mất khả năng kiểm soát hành động. Bên cạnh đó, còn là sự ích kỉ, nhỏ nhen của một bộ phận những người làm mẹ kế, cha dượng đẩy những đứa trẻ tội nghiệp vào những hoàn cảnh bi thương….

   Trước sự việc đó, mỗi chúng ta cần đưa ra những biện pháp để khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình xảy ra. Khi phát hiện ra những trường hợp bạo hành trẻ em, cần can thiệp và báo ngay đến cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Mỗi người làm cha, làm mẹ hay những người thân của bé cũng nên bình tĩnh cũng như học cách yêu thương con cái mình tốt hơn. Chỉ nên sinh 1 đến 2 con để đảm bảo cho trẻ những điều kiện chăm sóc tốt nhất. Hãy kiên nhẫn với trẻ nhỏ cũng như suy nghĩ trước khi đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến con cái như ly hôn hay tảo hôn….

   “Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hãy chăm sóc và bảo vệ trẻ nhỏ vì chúng đáng được nhận mọi sự yêu thương. Đừng để bạo hành trẻ em trong gia đình làm mất đi tương lai của con nhỏ.

!Châu's ngốc

II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)       Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày nguyên nhân, hậu quả và đề ra giải pháp cho hiện tượng ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa, Câu 2 (5,0 điểm)        Phân tích đoạn thơ sau, trích Ánh trăng - Nguyễn Duy: Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa ngang vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua...
Đọc tiếp
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
      Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày nguyên nhân, hậu quả và đề ra giải pháp cho hiện tượng ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa,
Câu 2 (5,0 điểm)
       Phân tích đoạn thơ sau, trích Ánh trăng - Nguyễn Duy:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa ngang
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa síir
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2019, tr.156)

    Từ đoạn thơ, hãy rút ra bài học nhận thưc và định hướng hành động cho bản thân để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
9
3 tháng 6 2021

Câu 1. 

Nêu vấn đề: Nhựa là một trong những chất liệu tiện dụng nhất mà con người từng phát minh. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa từ chính thứ chất liệu này gây nên.

1. Nguyên nhân

- Nhu cầu tiêu thụ các đồ dùng bằng nhựa rất lớn.

- Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển.

2. Hậu quả: 

- Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.

- Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi.

- Rác thải từ nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương. (Chúng không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác thải từ nhựa.)

- Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người. (Làm nghiêm trọng hơn tình trạng nóng lên của Trái Đất.)

.....

3. Giải pháp:

Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần. (sử dụng túi vải, túi giấy ....)

Tái chế: Thay vì vứt chúng ra bãi rác, chúng ta có thể tái tạo không ít thứ thành vật dụng trong nhà. Hoặc tối thiểu, bạn hãy chú ý đến việc phân loại rác để thuận tiện cho việc tái chế chúng tại các cơ sở sau này.

Vật liệu thay thế: Đầu tư vào nhựa sinh học để thay thế cho nhựa plas cũng đang là một hướng đi mới của con người, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững,

Ngoài ra, nhà nước cũng có thể ban hành các đạo luật nhằm hạn chế việc sử dụng nhựa của người dân như áp thuế cao hoặc ban hành lệnh cấm sản xuất, sử dụng nhựa plas, đặc biệt là các sản phẩm dùng một lần.

Liên hệ với thực tế.

Câu 2.

Gợi ý những ý chính em cần diễn đạt:

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt tới đoạn trích và chủ đề nghị luận theo yêu cầu.4

Thân bài: Phân tích

*Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại:

-Hoàn cảnh sống:

+ Đất nước hòa bình.

+ Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” – cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên.

– “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”:

+ Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó.

+ Biện pháp nhân hóa, so sánh-> “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình.  Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.

-> Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm.Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.

– Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:

+ Tình huống: mất điện, phòng tối om.

+ “Vội bật tung”: vội vàng, khẩntrương -> bắt gặp vầng trăng

-> Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ-> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.

*Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

– Từ “mặt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển – mặt trăng, mặt người – trăng và người cùng đối diện đàm tâm.

– Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính.

– Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng,những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ niệm.

-> Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”,đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.

– Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.

– Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

*Bài học nhận thức và định hướng hành động cho bản thân để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Đoạn trích cho ta ghi nhớ về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

- Khi con người được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người

- “Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn.

- Liên hệ bản thân em sẽ làm gì....

III. Tổng kết:

*Nội dung:

– Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

– Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

*Nghệ thuật:

– Thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình.

– Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc.

– Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/de-thi-tuyen-sinh-lop-10-mon-van-vinh-long

16 tháng 6 2021

Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng thật ra, chúng có thể tồn tại từ 20 năm, 50 năm lên đến 10 thế kỷ. Kinh khủng nhất là chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi. Vậy nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do đâu? Đâu tiên chính là thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, hãy hạn chế sử dụng những đồ nhựa dùng một lần và túi nilon. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người dân về vấn đề rác thải. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh - sạch - đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

Câu 2 :

Trong 2 khổ thơ đầu mạch cảm xúc của Nguyễn Duy hướng về những kỷ niệm trong quá khứ, sự gắn bó của của vầng trăng trong từng bước đi của cuộc đời nhà thơ. “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ” Ngay từ khổ thơ đầu thì nhà thơ đã mở ra trong một dòng hoài niệm hết sức tha thiết về tuổi ấu thơ của chính mình bằng nhịp thơ đều đặn, với những câu thơ 5 chữ ngắn gọn, đầy cảm xúc. Đó là lời của một người lính từng đi qua chiến tranh gian khổ này về sống giữa Sài Gòn xa hoa, người lính ấy hồi tưởng về tuổi thơ, về thời trai tráng chinh chiến sa trường. Nếu lúc nhỏ cuộc đời của cậu bé Nguyễn Duy gắn bó mật thiết với đồng ruộng, với dòng sông tươi mát, với vùng biển bao la, thì khi lớn lên vào cuộc chiến, cuộc sống của nhà thơ lại tiếp tục gắn bó sâu sắc với thiên nhiên núi rừng, như Tố Hữu nói trong Việt Bắc “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Thế nhưng dẫu hoàn cảnh, điều kiện sống có đổi thay thì duy chỉ có một thứ chẳng hề thay đổi ấy là vầng trăng trên cao, vầng trăng ấy trong lòng của tác giả đã trở thành tri âm, tri kỷ, là người bầu bạn trong những năm tháng hoa niên, trong từng bước hành quân chiến đấu. Trăng chia sẻ những nỗi vui buồn, những niềm gian khó, đi đến đâu trăng theo đến ấy, thân thương, gần gũi vô cùng. Sự gắn bó, mối quan hệ và tình cảm của nhà thơ và vầng trăng được làm rõ qua mấy câu thơ. “Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” Cuộc sống của tác giả, từ khi còn thơ ấu đến tuổi thanh niên vào chiến trường vẫn luôn gắn bó mật thiết và “trần trụi” với thiên nhiên, không che giấu bất kỳ điều gì, tác giả sống một cách đơn giản, bình yên và hồn nhiên như những loài cây cỏ với sức sống mạnh mẽ dẻo dai. Trên trời có ánh trăng sáng lúc nào cũng dõi mắt theo cuộc sống vui vẻ ấy của nhà thơ, thân thuộc đến độ Nguyễn Duy  cứ “ngỡ”, cứ đinh ninh chắc nịch rằng bản thân mình sẽ chẳng bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa, vằng vặc trên cao mà mình vẫn xem là tri kỷ suốt mấy mươi năm cuộc đời kia. “Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường” Thế nhưng những cái “ngỡ” thường khó có thể duy trì vì cuộc đời vốn biến đổi không ngừng, bởi vật chất xưa nay luôn quyết định ý thức. Rời chiến trường, rời quê hương với những đồng ruộng, sông bể quê mùa, nhà thơ vào giữa phố thị, được sống trong một cuộc sống dư dả, xa hoa. Nếu buổi trước kia phải vật vạ, mai phục nơi rừng sâu rậm rạp, phải chân lấm tay bùn với ánh đèn dầu mờ ảo thì nay cuộc sống đã đổi thay, “ánh điện cửa gương”, đều là những thứ mới mẻ, dễ khiến người ta ham thích và sống sung sướng mãi rồi cũng quen đi. Bất chợt nhà thơ chẳng biết từ lúc nào đã quên khuấy đi cái ánh sáng nhàn nhạt dịu nhẹ đến từ thiên nhiên, đến từ vầng trăng mà mình vẫn hằng coi là tri kỷ. Không biết là do cuộc sống quá tất bật, bộn bề, hay lòng người vô tâm, bỏ quên kỷ niệm son sắt xưa cũ mà nay thấy vầng trăng ngự trên trời, cũng chẳng còn trân quý, chỉ là “người dưng qua đường”. Nói đến đây bỗng thấy thật xót xa, buồn tủi cho vầng trăng kia quá, từng một thời sát cánh, chia sẻ vui buồn từ đồng quê đến rừng già, từ ấu thơ đến trưởng thành, ấy mà chỉ vài năm ngắn ngủi, vài ánh điện lạ lẫm mọi thứ đã đổi thay. “Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn” Giữa sự trớ trêu và buồn tủi như thế, bỗng một tình huống bất ngờ xảy đến – mất điện, căn phòng tối om, khiến người lính vốn quen với ánh điện sáng trưng sửng sốt và hoang mang. Ông buộc phải tìm một nguồn sáng khác, cánh cửa mở ra, vầng trăng tròn “đột ngột” chiếu thẳng vào căn phòng tăm tối, chiếu thẳng vào tâm hồn của nhà thơ khiến ông giật mình. “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng” Vầng trăng và nhà thơ dường như đối diện với nhau một cách trực tiếp và thẳng thắn nhất, mặt đối mặt, bao kỷ niệm ùa về ùa về trong tâm trí của tác giả như bão tố khiến đôi mắt này “rưng rưng” nước mắt, nào là vầng trăng tri kỷ vẫn một lòng một dạ sắt son giữa trời xanh, xa hơn nữa là hình ảnh cánh đồng, bờ biển thuở ấu thơ, con sông xanh mát. Và có lẽ nhớ nhất chính là hình ảnh cánh rừng, hình ảnh những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ nhưng giàu những kỷ niệm không thể nào quên. Mà chỉ duy nhất một vầng trăng tri kỷ, vẫn bầu bạn, vẫn sẻ chia, vẫn dõi theo bước chân người lính chiến không rời. “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Đối diện với trăng, nhà thơ dường như bị lép vế, bởi sự xấu hổ vì lỗi lầm vô tâm, nỡ bỏ quên những ân tình trong quá khứ, để chạy theo cuộc sống xô bồ tấp nập, theo “ánh điện cửa gương”, tách biệt với thiên nhiên, quên cả tri kỷ mà người đã từng “ngỡ không bao giờ quên”. Trăng không hờn trách, không chỉ trích, trăng vẫn im lặng soi sáng, phủ lên nhà thơ thứ ánh sáng đẹp đẽ và nhân hậu. Điều ấy càng khiến con người ta thêm “giật mình”, thêm ngỡ ngàng, thậm chí là bàng hoàng về bản thân, sự im lặng đôi lúc chính là liều thuốc hữu hiệu, khiến chúng ta phải tự soi xét lại. Sự bao dung, dịu dàng và thủy chung của vầng trăng khiến nhà thơ hiểu ra được nhiều điều, có lẽ cái “giật mình” ấy chính là sự tỉnh ngộ. Tỉnh ngộ để tìm lại bản thân, để sống tốt hơn, để nhớ lại và trân quý những gì tốt đẹp trong quá khứ, để không sống vô tình, vô nghĩa, vầng trăng chính là một tấm gương sáng về lòng thủy chung của người tri kỷ, để người lính soi vào và suy ngẫm lại về bản thân mình suốt những năm qua đã sống thực sự nhân nghĩa hay chưa. Vầng trăng xưa nay vốn đã rất quen thuộc với con người, trăng chiếu rọi xuống những ánh sáng nhàn nhạt, dịu nhẹ như người bạn, người thân, người tri kỷ sẵn sàng sẻ chia, ôm ấp và đồng hành với con người trên mọi nẻo đường. Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ dẫu câu từ có vẻ đơn giản, mộc mạc nhưng lại hàm súc những ý nghĩa lớn, ấy là bài học về sự ghi nhớ những ân tình trong quá khứ, là lời khuyên, là tấm gương về lối sống nhân nghĩa, luôn trân quý, biết ơn những người, những cảnh vật xưa cũ. Bởi dù đó có là những điều quá vãng, nhưng mãi luôn là những giá trị quan trọng xây dựng nên một tâm hồn, một cuộc đời, dễ dàng lãng quên đồng nghĩa với việc vô tâm, vô cảm với cuộc đời.

 

“ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặt áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ  e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại...
Đọc tiếp

“ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặt áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ  e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước ngắm cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.’’

   Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

2. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

3.Từ văn bản, viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương

1
11 tháng 11 2021

b, Nội dung khái quát: Lời Vũ Nương dặn chồng khi ra trận: Mong chồng có thể tự bảo vệ bản thân, sớm trở về đoàn tụ với gia đình