Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ "Qua đèo Ngang" là một bài thơ đã đạt đến chuẩn mực trong việc sử dụng thể thơ Đường luật. Đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng khéo léo và tinh tế. Qua bức tranh cảnh vật đèo Ngang lúc chiều tà rộng lớn nhưng hoang vắng đìu hiu, ta cảm nhận được nỗi cô đơn vắng lặng trong tâm hồn con người đang đối diện với thiên nhiên. Kết hợp với đó là nghệ thuật đảo ngữ và từ láy được sử dụng một cách đắc địa. Từ láy “lom khom”, “lác đác” với nghệ thuật đảo ngữ tăng thêm sự nhỏ bé của bóng hình con người và sự thưa thớt, hoang vắng của cảnh vật. Ta có thể cảm nhận được cảm xúc buồn thương ập tới tràn vào trong tâm can của bà Huyện Thanh Quan. "Qua đèo Ngang" là một thi phẩm xuất sắc để lại trong người đọc những cảm xúc khó quên, thấm thía nỗi buồn man mác, sự cô đơn, lẻ loi của nhà thơ giữa cuộc đời, giữa thiên nhiên rộng lớn dưới nét bút nghệ thuật sáng tạo.
Trong bài qua đèo ngang tác giả đã sử dụng từ tượng hình lom khom, lác đác nhằm làm cho bài thơ trở nên xót xa vì hoang cảnh quá lĩnh lặng , cô đơn . Bà huyện thanh quan đã cho chungs ta biết sự cô độc nơi hoang vắng không người , sự xâm lược tàn nhẫn làm mất đi bao nhiêu sinh mạng ,...
- Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.
-> Gợi âm thanh tiếng chim kêu thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình.
=> Cách biểu hiện thời gian, không gian độc đáo của Bà Huyện Thanh Quan chúc bn hok tốt
Tham khảo!
"Thương vợ" là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.
Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa: có khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó; có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt.
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Hay:
Con cò mày đi ăn đêm
Nhẵm phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào nhân vậ cụ thể là bà Tú thì nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Hơn thế nữa so với từ "con cò" trong ca dao thì từ "thân cò" của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, đó như thân phận của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình, hi sinh tất cả vì chồng vì con. Do vậy, mà tình yêu thương của Tú Xương cũng thấm thía và sâu sắc hơn.
Về từ ngữ: Thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách rất sáng tạo.Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.Bên cạnh đó chủ đề “Duyên nợ” trong ca dao cũng được tác giải sử dụng sáng tạo “một duyên hai nợ” muốn nhấn mạnh rằng duyên phận vợ chồng như số phận trời sắp đặt, tình nghĩa vợ chồng vì vậy cũng gắn bó hơn.
-Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:
+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm
+ Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng
- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà
+ Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
+ Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh
Tham khảo!
Bức tranh thu hút người đọc trước hết bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hai nhân vật Kiều Phương và "tôi" hiện lên trong tương quan đối sánh, bổ sung, soi chiếu cho nhau để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Khắc họa nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động, em giống như một thiền thần nhỏ, hồn nhiên, trong trẻo, vô tưdafnh tình yêu thương ấm áp cho mọi người xung quanh với những con vật, đồ vật.
Tham khảo
- Các từ tượng hình, tượng thanh và ý nghĩa:
+ Tượng hình: Lom khom, lác đác :
-> Tả dáng người, cảnh vật khi hoàng hôn xuống.
+ Tượng thanh: Quốc quốc, gia gia.
-> Gợi âm thanh tiếng chim kêu thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình.
=> Làm cho bài thơ giàu sức biểu cảm, từ tượng hình gợi ra cảnh tượng thưa thớt nơi đèo ngang, từ tượng thanh biểu đạt tình cảm nhớ nước, thương nhà của tác giả qua đó bộc lộ tình cảm yêu nước thầm kín của nhà thơ.
* Giống nhau:
- Cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi buồn của thi nhân.
- Đều được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú, đều tuân thủ khá chặt chẽ nguyên tắc của thơ Đường luật.
* Khác nhau
- Ở bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan: thể hiện nỗi buồn kín đáo “ta với ta”,. thuật dùng từ và diễn tả tài tình, đọc lên lòng ta có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác. Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ. Ngôn ngữ trong bài thơ thể hiện sự trang trọng mực thước mang màu sắc cổ kính.
- Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” thổ lộ nỗi niềm rõ ràng hơn: “Buồn lắm chị Hằng ơi”, “Chán nửa rồi”. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với những lời nói thường ngày, không khuôn sáo và có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn. Tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.