K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2018

Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Có nhiều biện pháp thích ứng có thể được thực hiện trong việc ứng phó với BĐKH. Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã đề cập và miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau. Cách phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm:

Chấp nhận tổn thất. Các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xẩy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rất nghèo khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại có thể).

Chia sẻ tổn thất. Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự. Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảo hiểm.

Làm thay đổi nguy cơ. Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê). Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác với các biện pháp thích ứng.

Ngăn ngừa các tác động. Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.

Thay đổi cách sử dụng. Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng. Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia.

Thay đổi/chuyển địa điểm. Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai.

Nghiên cứu. Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.

Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi. Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động đó trước đây ít được để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng tăng lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với BĐKH.

Hiểu biết về thích ứng với BĐKH có thể được nâng cao bằng cách nghiên cứu kỹ sự thích ứng với khí hậu hiện tại cũng như với khí hậu trong tương lai. Thích ứng với khí hậu hiện tại không giống như thích ứng với khí hậu trong tương lai, và điều đó cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thích ứng. Nghiên cứu về thích ứng với khí hậu hiện tại chỉ rõ rằng các hoạt động thích ứng hiện nay của con người không mang lại kết quả tốt như đáng lẽ phải có. Những thiệt hại nặng nề ngày càng gia tăng do các thiên tai lớn, các thảm hoạ thiên nhiên luôn đi kèm với các hiện tượng bất thường của khí quyển. Tuy nhiên, không thể qui kết những thiệt hại này chỉ do các hiện tượng đó mà còn do sự thiếu sót trong chính sách thích ứng (cũng có thể gọi là sự điều chỉnh) của con người, trong vài trường hợp sự thiếu sót đó còn gia tăng thiệt hại.

Sự thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế – xã hội. Sự sống của tất cả các loài động thực vật đều đã và đang thích ứng với khí hậu. Cũng tương tự như vậy trong các hệ thống kinh tế – xã hội. Tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội (ví dụ: nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nước…) đều thích ứng ở một mức độ nhất định với BĐKH, và ngay cả sự thích ứng này cũng thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH. Ví dụ, có sự thích ứng của các nông dân, của những người phục vụ nông dân và những người tiêu thụ nông sản, những nhà lập chính sách nông nghiệp, tóm lại là của tất cả các thành viên liên quan trong hệ thống nông nghiệp. Điều tương tự cũng diễn ra trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội khác. Mỗi lĩnh vực thích ứng trong tổng thể và cả trong từng phần cục bộ, đồng thời cũng thích ứng trong sự liên kết với các lĩnh vực khác. Thích ứng trong lĩnh vực kinh tế – xã hội nói chung được coi là dễ thực hiện hơn khi các hoạt động đầu tư có một chu trình sản phẩm ngắn. Ví dụ, vụ mùa ngũ cốc khác nhau có thể được gieo trồng hàng năm, trong khi các cây lấy gỗ lại đòi hỏi sự thay thế lâu dài hơn, còn rừng thì có một chu trình sống từ hàng thập kỷ đến hàng thế kỷ. Những sự đầu tư tập trung dài hạn và quy mô lớn (như đắp đập, các dự án tưới tiêu, bảo vệ vùng ven biển, cầu, và hệ thống thoát nước mùa bão) có thể đòi hỏi chi phí thích ứng sau khi xây dựng tốn kém hơn nhiều so với nếu được quan tâm tính đến trong giai đoạn đầu khi mới quyết định đầu tư. Vì thế thích ứng dài hạn là một quá trình liên tục liên quan tới hệ sinh thái và các hệ thống kinh tế – xã hội ở mức độ tổng quát. Sự thích ứng, về bản chất tác động, là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hoá. Vì thế các nghiên cứu về sự thích ứng với BĐKH trong tương lai cũng phải tính đến những biến đổi khác. Cũng do đó, cần phải hiểu tại sao những kịch bản về khí hậu trong tương lai cần được dự đoán kèm với những kịch bản kinh tế – xã hội, mặc dù biết rằng điều đó sẽ làm tăng đáng kể sự thiếu chính xác của dự đoán. Về lý thuyết, mọi vật và mọi người đều có khả năng thích ứng

11 tháng 5 2018

nhiều nghe học chất chết quá.

13 tháng 4 2018

vì Trái Đất đang nóng lên nên con sẽ có sự biến đổi khí hâu lơn do đó con người phải thích ứng

25 tháng 8 2018

để làm giảm những tác động có hải của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ , đời sống và sd những lợi ích mà biến đổi khí hậu mạng lại

13 tháng 4 2018

Vì biến đổi khí hậu là một điều tất nhiên Không ai có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu xảy ra nên ta phải thích ứng với nó

13 tháng 4 2018

Cảm ơn bạn nha vui

4 tháng 4 2021

Bởi nó sẽ giúp cây tốt hơn và tưới nước đầy đủ, tiện lợi, nhanh hơn

- Người ta chọn phương pháp chọn lọc hàng loạt .

- Vì đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng kính rộng dãi trên quy mô lớn và chọn được những cây chuối tốt nhanh .

6 tháng 2 2017

Phương pháp chọn lọc cá thể:

-ở năm 1, trên ruộng chọn giống khởi đầu ,ng ta chọn ra những cá thể tốt nhất. hạt của mỗi cây được gieo riêng từng dòng để so sánh(năm 2)

-ở năm 2, người ta so sánh các dòng với nhau , so với giống gốc và giống đối chứng để chọn dòng tốt nhất, đáp ứng mục tiêu đề ra. Trường hợp còn chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục chọn lọc lần 2

Ưu: chọn lọc cá thể phối hợp chọn lọc dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen

Nhược: khó áp dụng rông rãi

Phương pháp chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn

7 tháng 2 2017

câu 1:

Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần tiến hành như sau:

-năm thứ nhất (năm 1) người ta gieo trồng giống ban đầu để chọn lọc các cây ưu tú , phù hợp với mục đích chọn lọc, hạt của các cây ưu tú được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm 2)

-ở năm 2, so sánh giống tạo ra bằng chọn lọc hàng loạt , được gọi là ‘giống chọn hàng loạt’ với giống ban đầu và giống đối chứng(giống tốt đang được sử dụng đại trà trong sản xuất)

- qua đánh giá so sánh , nếu giống chọn hàng loạt đã đạt yêu cầu đặt ra hơn hẳn giống ban dầu thì không cần chọn lần 2

-nếu giống chọn lọc thoái hóa nghiêm trọng ,không đồng nhất về chiều cao và khả năng sinh trưởng ……thì tiếp tục chọn lọc lần 2, cho đến khi nào vượt được giống ban đầu

Trong trường hợp chọn lọc 2 lần , lần 2 cũng thực hiện theo trình tự như chọn lọc 1 lần,chỉ khác là trên ruộng chọn giống năm 2 người ta gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt để chọn các cây ưu tú. Hạt của những cây này cũng được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm 3). ở năm 3 cũng so sánh giống chọn lọc hàng loạt với giống khởi đầu và giống đối chứng.

chọn lọc hàng loạt có ưu điểm là đơn giản ,dễ làm, ít tốn kém , có thể áp dụng rộng rãi

hình thứ chọn lọc hang loạt có nhược điểm là chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do vi khuẩn, khí hậu và địa hình. chọn lọc hàng loạt thường chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu , nâng sức sản xuất lên một mức độ nào đó rồi dừng lại

hình thức chọn lọc hàng loạt phù hợp với cây trồng và vật nuôi.

25 tháng 3 2018

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh.[1][2] Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu.

7 tháng 4 2018

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh.

  • Hơi nước, 36–70%
  • Cacbon điôxít, 9–26%
  • Mê tan, 4-9%
  • Ôzôn, 3-7%
22 tháng 11 2016

Theo đề bài, cây P dị hợp hai cặp gen có kiểu hình lá dài, quăn; mà kiểu gen dị hợp luôn biểu hiện kiểu hình trội. Vậy lá dài và lá quăn là hai tính trạng trội so với lá ngắn và lá thẳng.

Quy ước:

  • A- lá dài > a- lá ngắn
  • B- lá quăn > b- lá thẳng

Cây P có lá ngắn, thẳng (aa và bb ) tức có kiểu gen ab/ab, cây này chỉ tạo một loại giao tử mang hai gen lặn ab => kiểu hình ở con lai F1 do giao tử của cây P dị hợp quyết định.

+ Xét cây F1 có lá dài, quăn (2 tính trạng trội). Suy ra cây P dị hợp phải tạo được giao tử AB.

+ Xét cây F1 có lá ngắn, thẳng (2 tính trạng lặn). Suy ra cây P dị hợp phải tạo được giao tử ab.

Vậy cây P dị hợp đã tạo được hai loại giao tử là AB và ab; tức có kiểu gen AB/ab

Sơ đồ lai:

P: AB/ab (lá dài, quăn) x ab/ab (lá ngắn, thẳng)

GP: AB, ab ab

F1: kiểu gen AB/ab : ab/ab (kiểu hình 50% lá dài, quăn : 50% lá ngắn, thẳng)

23 tháng 9 2021

Quy ước gen: A cỏ xám                       a cỏ trắng

kiểu gen đậu cỏ xám: AA,Aa

TH1: P:     AA( cỏ xám)    x    aa( cỏ trắng)

       Gp    A                              a

       F1:      Aa(100% cỏ xám)

TH2: P       Aa( cỏ xám )    x   aa( cỏ trắng)

        Gp       A,a                       a

        F1:      1Aa:1aa

kiểu hình:1 cỏ xám:1 cỏ trắng

b) kiểu gen F1: aa,Aa

F1:     Aa( cỏ xám)       x     aa( cỏ trắng)

GF1      A,a                     a

F2:      1Aa:1aa (1cỏ xám:1 cỏ trắng)

 

23 tháng 9 2021

F1: Đậu cỏ xám

F2: 3 Đậu cỏ xám : 1 Đạu cỏ trắng