Trong văn học Việt Nam lãng mạn, Hàn Mặc Tử được biết đến là một nhà thơ tài hoa với nhiều màu sắc đan xen. Ông có những bài nhẹ nhàng, có những vần thơ mờ ảo, đến thơ điên… đó là tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật chất chứa trong một tâm hồn lãng mạn.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là thi phẩm đã làm nên tên tuổi của ông, bài thơ là bức thư gửi đến cô gái tên Kim Cúc, là tiếng lòng của chàng thi sĩ đang mang trong mình căn bệnh nan y, bị xã hội bấy giờ kì thị. Một tình yêu man mác, đượm vẻ u buồn giữa thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, cái thực và ảo hòa quyện vào nhau, tạo nên hồn thơ Mặc Tử.
Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ là lời trách móc nhẹ nhàng:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
Có lẽ, với bất cứ ai khi đọc bài thơ này, cũng đầu bị cuốn hút ngay từ câu thơ đầu, băn khoăn, liên tưởng tới cô gái khi khi trách yêu chàng sao không ghé về thôn Vĩ thơ mộng. Câu thơ như một lời trách nhưng không hề bi lụy. Chỉ một câu thôi, câu hỏi của cô gái Vĩ Dạ chan chứa yêu thương.
Tại sao lâu rồi anh không về chơi? Thôn Vĩ bên bờ sông Hương xinh xắn, mộng mơ, có người con gái anh thương:
Xem thêm: Soạn văn bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Tại sao anh không về chơi thôn Vĩ? Để gợi mở cho câu hỏi đầu, nhà thơ đã mở ra một tuyệt tác của thiên nhiên xứ Huế với hình ảnh nắng mới trên những ngọn cau căng tràn nhựa sống, tràn ngập trong ánh bình minh. Nắng mới hay nắng mùa xuân, những tia nắng chiếu rọi xuống hàng cau làm cho hạt sương lấp lánh như viên ngọc.
Một khoảng không gian xanh của thiên nhiên hiện ra, cái màu xanh mượt mà, mỡ màng của hàng cây khiến cho người đọc cảm nhận được một sức sống tràn trề, mơn mởn. Tác giả dùng màu xanh như ngọc để diễn tả sức sống, vẻ đẹp của thiên nhiên thôn Vĩ, một màu sắc cao quý, lấp lánh và trong trẻo. Nếu không có một tình yêu nồng nàn đối với đất và người Vĩ Dạ, có lẽ thi sĩ họ Hàn không thể gieo được những vần thơ trong trẻo đến như vậy.
Và trong khu vườn kia, những lá trúc thanh mảnh che gang gương mặt chữ điền, thấp thoáng, hư hư thực thực. Đó có thể là khuôn mặt chữ điền của người Vĩ Dạ, một gương mặt phúc hậu gợi nhớ tới lần thi sĩ về thăm thôn Vĩ nhưng chỉ đứng bên ngoài mà không dám bước vào. Hình ảnh mặt chữ điền khiến cho bức tranh thôn Vĩ thêm dịu dàng, bí ẩn và giàu sức sống.
Với thi nhân của những mối tình khuấy mãi không thành khối thì trăng mới là người bạn tình thủy chung cho tới cuối cuộc đời. Và khi sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ thì tình cảm của thi nhân với người con gái thôn Vĩ chỉ còn là quá vãng trong hoàn cảnh không đang bi quan cực độ trước bệnh tật, vì thế dù mơ mộng, yêu thương nhưng đó vẫn là những vần thơ nằm trong cảm hứng đau thương của thi sĩ họ Hàn. Và Hàn Mặc Tử là một trong những đỉnh cao của Thơ Mới, ông sống bằng tình yêu mãnh liệt nhưng cuộc sống không đáp lại được cái tôi lãng mạn nên rơi vào bi quan, cô đơn.
Khổ đầu bài thơ cũng như toàn bài là bức tranh vĩ dạ đẹp về người, cảnh qua hồn thơ chan chứa tình yêu. Cũng chính bởi thế, qua bao thăng trầm, cái tình của thi sĩ họ Hàn vẫn còn tươi nguyên lay động bao trái tim người đọc.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
tham khảo
Trong văn học Việt Nam lãng mạn, Hàn Mặc Tử được biết đến là một nhà thơ tài hoa với nhiều màu sắc đan xen. Ông có những bài nhẹ nhàng, có những vần thơ mờ ảo, đến thơ điên… đó là tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật chất chứa trong một tâm hồn lãng mạn.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là thi phẩm đã làm nên tên tuổi của ông, bài thơ là bức thư gửi đến cô gái tên Kim Cúc, là tiếng lòng của chàng thi sĩ đang mang trong mình căn bệnh nan y, bị xã hội bấy giờ kì thị. Một tình yêu man mác, đượm vẻ u buồn giữa thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, cái thực và ảo hòa quyện vào nhau, tạo nên hồn thơ Mặc Tử.
Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ là lời trách móc nhẹ nhàng:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
Có lẽ, với bất cứ ai khi đọc bài thơ này, cũng đầu bị cuốn hút ngay từ câu thơ đầu, băn khoăn, liên tưởng tới cô gái khi khi trách yêu chàng sao không ghé về thôn Vĩ thơ mộng. Câu thơ như một lời trách nhưng không hề bi lụy. Chỉ một câu thôi, câu hỏi của cô gái Vĩ Dạ chan chứa yêu thương.
Tại sao lâu rồi anh không về chơi? Thôn Vĩ bên bờ sông Hương xinh xắn, mộng mơ, có người con gái anh thương:
Xem thêm: Soạn văn bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Tại sao anh không về chơi thôn Vĩ? Để gợi mở cho câu hỏi đầu, nhà thơ đã mở ra một tuyệt tác của thiên nhiên xứ Huế với hình ảnh nắng mới trên những ngọn cau căng tràn nhựa sống, tràn ngập trong ánh bình minh. Nắng mới hay nắng mùa xuân, những tia nắng chiếu rọi xuống hàng cau làm cho hạt sương lấp lánh như viên ngọc.
Một khoảng không gian xanh của thiên nhiên hiện ra, cái màu xanh mượt mà, mỡ màng của hàng cây khiến cho người đọc cảm nhận được một sức sống tràn trề, mơn mởn. Tác giả dùng màu xanh như ngọc để diễn tả sức sống, vẻ đẹp của thiên nhiên thôn Vĩ, một màu sắc cao quý, lấp lánh và trong trẻo. Nếu không có một tình yêu nồng nàn đối với đất và người Vĩ Dạ, có lẽ thi sĩ họ Hàn không thể gieo được những vần thơ trong trẻo đến như vậy.
Và trong khu vườn kia, những lá trúc thanh mảnh che gang gương mặt chữ điền, thấp thoáng, hư hư thực thực. Đó có thể là khuôn mặt chữ điền của người Vĩ Dạ, một gương mặt phúc hậu gợi nhớ tới lần thi sĩ về thăm thôn Vĩ nhưng chỉ đứng bên ngoài mà không dám bước vào. Hình ảnh mặt chữ điền khiến cho bức tranh thôn Vĩ thêm dịu dàng, bí ẩn và giàu sức sống.
Với thi nhân của những mối tình khuấy mãi không thành khối thì trăng mới là người bạn tình thủy chung cho tới cuối cuộc đời. Và khi sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ thì tình cảm của thi nhân với người con gái thôn Vĩ chỉ còn là quá vãng trong hoàn cảnh không đang bi quan cực độ trước bệnh tật, vì thế dù mơ mộng, yêu thương nhưng đó vẫn là những vần thơ nằm trong cảm hứng đau thương của thi sĩ họ Hàn. Và Hàn Mặc Tử là một trong những đỉnh cao của Thơ Mới, ông sống bằng tình yêu mãnh liệt nhưng cuộc sống không đáp lại được cái tôi lãng mạn nên rơi vào bi quan, cô đơn.
Khổ đầu bài thơ cũng như toàn bài là bức tranh vĩ dạ đẹp về người, cảnh qua hồn thơ chan chứa tình yêu. Cũng chính bởi thế, qua bao thăng trầm, cái tình của thi sĩ họ Hàn vẫn còn tươi nguyên lay động bao trái tim người đọc.