K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2022

2.Quê hương em là một vùng đất thanh bình và tuyệt đẹp. Ở đó có những ngọn núi to lớn, có những dòng kênh xanh, có những bụi tre xanh rì rào trong gió. Đặc biệt, người dân ở quê em ai cũng hiền lành, chân chất. Mọi người yêu quý, đỡ đần, đùm bọc lẫn nhau. Phải sống ở đó rồi, thì mới thấm được cái tình làng nghĩa xóm quý báu ấy. Em thích nhất, là những tối mùa hè, được cùng các anh chị nằm trên cái chõng tre nghe ông kể chuyện. Rồi tíu tít đưa những bàn tay nhỏ bé chỉ lên những ngôi sao trên cao, vẽ ra đủ hình dáng kì lạ. Những kí ức, khoảnh khắc tuyệt vời về quê hương ấy, em sẽ khắc ghi mãi trong tim mình.

13 tháng 1 2021

-Động từ:''có''không chỉ giới thiệu dc về con sông mà còn thể hiện dc niềm tự hào của tác giả với con sông quê mình                                          -Tính từ:''xanh biếc''thể hiện màu xanh đậm gợi làn nước trong,in ánh mặt trời                                                                                                          -Ẩn dụ:''nước gương trong''khẳng định làn nước sông trong vắt như chiếc gương soi                                                                                                      -Nhân hóa:''soi tóc những hàng tre''khẳng định hàng tre mềm mại in bóng xuống dưới mặt nước như mái tóc của người thiếu nữ                                -So sánh:''tâm hồn vs buổi trưa hè''thể hiện tinh cảm nồng nhiệt,sôi nổi,cháy bỏng của tác giả vs dòng sông                                                       -Từ láy:''lấp loáng''gợi cái nắng chói chang chiếu xuống dòng sông lúc ẩn,lúc hiện như dát bạc trong truyện cổ tích                                                 Đây là đáp án nhé!

2 tháng 3 2021

Tác giả tả con sông quê hương qua hồi ức tuổi thơ.Con sông quê hương đã hiện về và được vẽ lên bằng sắc màu hiền diệu: hàng tre xanh in bóngdưới lòng sông. Trời mùa hè cao rộng; nắng gắt được dòng nước gương trong phản chiếu lấploáng. Tình cảm gắn bó, hòa quyện với con sông quê hương là tình cảm của tác giả khi xa quê.Vì vậy, qua miêu tả bằng so sánh, con sông quê miền Trung thân thương đã hiện lên rất đẹp,hiền hòa và nên thơ. Tình cảm về quê hương, về con sông rất chân  thật và mãnh liệt, nó hòaquyện vào lòng sông, ôm ấp, bao trùm cả con sông. Đó là sự gắn bó không bao giờ phai mờ trong kí ức tác giả .

26 tháng 11 2018

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Dẫu kỉ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỉ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỉ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình yêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.

Thơ Lý Bạch đã tràn đầy ánh trăng. Trong hơn một nghìn bài thơ còn lại, trăng đã xuất hiện mấy trăm lần, ở mỗi bài trăng lại hiện ra với vẻ đẹp khác nhau. Lí Bạch đã nâng ánh trăng truyền thống trong thơ ca cổ điển Trung quốc lên đến mức tư tưởng. Trăng có lúc là bạn tri âm, cũng có lúc là niềm vui của con người. Có lúc nó là vật nổi hiện tại với quá khứ. Chính vì thế trăng trong thơ Lí Bạch đã sáng mãi bao đời với các thế hệ con người yêu thích.

Tĩnh dạ tư là một bài thơ độc đáo trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Lý Bạch. Nó không có những nét bay bổng, phóng khoáng hay hình ảnh khoa trương, phóng đại quen thuộc trong thơ của một bậc trích tiên. Nó chinh phục người đọc ở sự hàm súc, cô đọng nhưng lại có sức lay động lớn.

Mở đầu bài thơ, Lý bạch lấy hình ảnh ánh trăng để gợi nhớ về quê hương cố xứ:

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.

(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)

Hai câu thơ đầu, chúng ta thấy được mối quan hê giữa tĩnh và động. Cảnh thật tĩnh lặng như tờ. Tất cả các hoạt động của con người đã chìm xuống, chỉ còn vũ trụ vận động.

Ánh trăng đến vào lúc con người đang mơ màng. Mơ màng nên nhìn ánh trăng bàng bạc, mỏng mảnh như những sợi tơ lan toả trên mặt đất lại ngỡ là sương phủ. Cái tĩnh lặng của cảnh, cái tĩnh tại của tư thế con người là cái bên ngoài ẩn chứa những xao động bên trong tâm hồn. Và quê hương hiện về trong những phút lắng sâu, yên ả nhất của tâm hồn nhà thơ.

Nỗi nhớ quê hương trào dâng lên như một con sóng. Chứng tỏ đây là một tình cảm thường trực trong tâm hồn tác giả, chỉ một cái cớ nhỏ cũng có thể khơi dậy. Bằng vài nét chấm phá đơn sơ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh phác thảo làm phông nền cho những suy tư nội tâm. Tình ẩn trong cảnh, cảnh chan chứa tình:

Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)

Hai câu thơ cuối là sự trở về của tâm hồn nhà thơ trong hai bài suy tưởng rất quen thuộc ở thơ Đường: hiện thực và hoài niệm, hồi ức và tưởng tượng.

Thơ Đường là thơ của sự đăng đối, hài hoà. Hai câu thơ trên chính là một minh chứng mẫu mực cho ý kiến đó. Phép đối thể hiện ở cả đối từ, đối thanh, đối ý: “cử đầu – đê đầu”, “vọng – nhớ, “minh nguyệt – cố hương”. “cử đầu – đê đầu” (ngẩng đầu – cúi đầu) là tư thế quen thuộc của người phương Đông “phủ thị ngưỡng thiên” (cúi nhìn xuống đất ngửa lên nhìn trời). Nhưng nếu với các nhà thơ khác tư thế ấy là sự tự đặt mình vào các chiều kích của vũ trụ để chiêm nghiệm về cái hữu hạn của kiếp người thì với Lí Bạch đó là sự suy ngẫm về tình quê. Tình quê đặt ngang với cái vĩnh hằng của vũ trụ.

“Cử đầu vọng” (ngẩng đầu nhìn) là cái nhìn hướng ngoại, hướng ra ngoại cảnh. Còn “đê đầu tư” (cúi đầu nhớ) là cái nhìn hướng vào nội tâm, vào nỗi nhớ, hoài niệm. Điểm hướng tới của hai hướng nhìn trái chiều nhau ấy là “minh nguyệt” và “cố hương”. Giữa “trăng sáng” và “cố hương” ấy có mối quan hộ hữu cơ với nhau.

“Trăng sáng” vừa là hình ảnh thực vừa là cầu nối về quê hương, nối quá khứ với hiện tại. “Nhìn trăng sáng – nhớ cố hương” vì trăng đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh quê hương. Đó chính là vầng trăng trên núi Nga Mi thuở nào. Trăng từ thời ấu thơ luôn ám ảnh trong tâm hồn tác giả, trở thành nỗi nhớ thường trực, ray rứt khôn nguôi.

Bài thơ viết về tình cảm, suy nghĩ của mình, tác giả không thể sử dụng những hình dung từ, những dòng tả suy tư cảm xúc mà chỉ thể hiện qua một loạt các động từ khắc hoạ hành động và tư thế tĩnh tại bên ngoài. Nhưng đúng là “công phu thơ phải ở ngoài thơ”. Không nói nhớ quê da diết như thế nào nhưng chỉ bằng hai chữ “cố hương” đã lắng đọng trong đó bao suy nghĩ, xúc cảm.

“Cố hương” là quê cũ, là những kỉ niệm ấu thơ về vùng đất Ba Thục, là những người thân yêu… “Cố hương” là sự gắn bó đã trở thành máu thịt lắng đọng thành một phần hồn của tác giả, luôn hiện về trong nỗi nhớ, trong những phút tĩnh lặng nhất cùa tâm hồn. “Cố hương” là những gì êm đẹp nhất, thân thương nhất đối với mỗi con người. Xa xa mãi rồi nhớ cố hương. Đi đi mãi rồi không trở về. Đến đây, ta lại liên tưởng đến hai câu thơ của Thôi Hiệu:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)

Ở Thôi Hiệu, khói sóng trên sông trong bóng chiều mờ ảo khiến cho tâm tư không ngừng nhớ về cố xứ. Xưa con người ra đi trên bến nước, đêm nhìn trăng mà lòng dạ thướng nhớ biết bao. Bởi thế, bến nước hay vầng trăng đều gợi nhớ đến quê nhà cả.

Bài thơ không chỉ gửi gắm tình quê mà còn khắc tạc một tư thế nhớ quê “đê đầu tư cố hương”.Tình quê vì thế thấm thìa lan toả trong tâm hồn người đọc.

Khác với bài “Xa ngắm thác núi Lư” đầy tưởng tượng độc đáo, mới lạ, khác với bài “Hành lộ nan”đầy tự tin và khí thế hiên ngang, Tĩnh dạ tư hầu như không có tưởng tượng gì, không có chữ nào lạ, không dùng phép khoa trương, phóng đại nào. Tất cả đều tự nhiên, giản dị, mộc mạc mà thành tuyệt tác.

Bài thơ là sự kết hợp giữa tĩnh và động. Lí Bạch ở trong một đêm yên tĩnh, ánh trăng đọng trăng đầu giường, dày và lanh như sương. Cảnh rất tĩnh nhưng tâm lại rất động, lên cao với xa với cố hương, bồi hồi muôn lối.

Nhà nghiên cứu Hồ Ứng Bài thơ là sự kết hợp giữa tĩnh và động. Lí Bạch ở trong một đêm yên tĩnh, ánh trăng đọng trăng đầu giường, dày và lanh như sương. Cảnh rất tĩnh nhưng tâm lại rất động, lên cao với xa với cố hương, bồi hồi muôn lối.Lân, đời Minh có nhận xét: “Thơ tuyệt cú của Lí Thái Bạch xuất khẩu mà thành, không có ý làm cho tình vi mà không bài nào là không tình vi”. Bài Tĩnh dạ tư (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) là bài ngũ ngôn tuyệt cú, mỗi câu năm chữ, thuộc vào loại thơ không cố ý làm cho tình vi mà rất tình vi.

30 tháng 10 2016

1)

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

2)

Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình,nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.

 

 


 

30 tháng 10 2016

Mình có bài này đây, bạn đọc thử rồi Thanks mình nhé!!

BÁNH TRÔI NƯỚC

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ đa nghĩa.

Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”. Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Bài thơ giàu tính nhân dân.

Bài thơ còn mang hàm nghĩa độc đáo.

Câu 1 có 2 tiểu đối: “Thân em vừa trắng” // “lại vừa tròn”, gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xin xắn, dân đã bình dị đáng yêu, hàm ẩn sự duyên dáng, trinh trắng, vẻ đẹp xinh xắn của người thiếu nữ Việt Nam. Hai tiếng “Thân em” không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôi nước, thể hiẹn một cách nói đậm đà màu sắc dân gian (“thân em” như hạt mưa sa…, thân em như tấm lụa đào…) mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo duyên dáng của người con gái làng quê.

Hai câu 2, 3, ngôn ngữ tương phản: “rắn” với “nát”, nghĩa đen là bánh ngon hay bánh không ngon; nghĩa bóng là hạnh phúc hay bất hạnh, đều tuỳ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng… vào lễ giáo phong kiến, vào số phận. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Hai câu 3, 4 cấu trúc: “mặc dù… mà … vân …” nhằm khẳng định một tâm thế.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

“vẫn giữ” biểu thị một thái độ kiên trinh, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắt son thuỷ chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách Xuân Hương. Bài thơ nói về bánh trôi nước, một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hào đối với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản đặc sắc.

Chúc bạn làm bài tốt!!!!

9 tháng 1 2019

Biết mình sắp đi xa, nhất là đi tương đối lâu vì phải nhập ngũ năm thứ hai sau ngày đất nước thống nhất.

Thời đó, nghe tiếng đồn ở vùng Cao nguyên Đaklak giặc Phun-rô dữ lắm. Rồi cũng nghe tin có khi qua đến tận Cambodia, thì khó mà có ngày về lại để được tắm mình trên con sông quê. Tôi đã dành cho một buổi chiều để trầm mình trên sông Vu Gia quê tôi cho thỏa thích.

“… Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi

Hỡi con sông đã tắm mát cả đời tôi…”

Đó là những câu thơ trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương” nỗi tiếng của nhà thơ Tế Hanh.

Tháng bảy là mùa giao quân đầu năm thứ hai sau năm 1975.

Con sông quê giòng chảy đã cạn, từ bờ tre ra mép nước xa hơn sáu mươi mét. Bây giờ bãi cát đã trở thành bãi lúa gieo, lúa đã trổ đòng, những hạt phấn trăng trắng bay tỏa mùi thơm. Tôi đi từng bước, từng bước để tận hưởng cái hương vị ngào ngạt của hương lúa nàng thơm. Dòng nước trong xanh, mát rượi, tôi thả hồn mình để nghe lưu luyến vào tận trong tâm khảm…

Lòng khe khẽ bài hát: “Gửi lại cho em” của nhạc sĩ Vũ Hoàng:

“… Vì quê hương hiến dâng cho cuộc đời

Chào thành phố chúng tôi lên đường

Cùng nhau ra đi nơi biên thùy căm thù giặc bước quân đi

Hàng me xôn xao vẫy chào tạm biệt nhé người thương

Gần nhau trong giây phút nầy nghe lòng rộn rã yêu thương

Dù mai xa cách phương trời đôi ta vẫn bên nhau từng ngày

Gửi lại em ước mơ bên giảng đường

Gửi lại em phố vui qua từng ngày

Gửi lại em tiếng yêu thương ngọt ngào…”

Bỏ lại sau lưng tôi đi vào quân ngũ, xa người thân yêu, xa gia đình, bạn bè yêu dấu. Nhất là xa Hội Thánh nơi mà tôi có nhiều kỷ niệm.

Rừng núi cao nguyên Đaklak thâm u, điệp trùng. Nơi tôi đóng quân nằm sâu trong rừng, xa vùng dân cư phải đi bộ suốt hai tiếng đồng hồ mới đến xóm nhỏ Eo-khanh. Nơi đây không có con sông nào đủ rộng, đủ sâu để cho tôi được trầm mình cho thỏa thích. Có chăng là những con suối nhỏ, nhưng mà nước thì trong veo chảy róc rách suốt ngày đêm.

Những ngày đầu đến đây, đơn vị tập trung cắt tranh, chặt tre nứa để làm lán trại. Bên cạnh đó là những đợt lùng sục truy quét bọn Phun-rô. Những đêm gác nơi rừng vắng cô tịch và rùng rợn, thế nhưng tâm hồn thơ vẫn cho tôi yêu đời:

Thanh thoát đêm thanh giọt sương rơi

Mây tan lồng lộng ánh sao trời

Non nước đẹp như thêu như vẽ

Hình ta sông núi dệt muôn nơi

Biết chăng em, đêm nay anh đứng

Trong lòng Tổ quốc dựng tương lai

Giữ cả màu xanh cho em nữa

Và quê hương trong ánh dương mai…

Rồi một ngày tôi cùng đơn vị hành quân vượt suối băng rừng suốt mấy ngày đêm để qua tận biên giới Cambodia để ém quân. Chờ một giờ G có lệnh sẽ cùng tất cả các đơn vị hiệp đồng binh chủng giải phóng nước bạn Khơ me. Lúc nầy thư qua lại với gia đình có ít hơn.

Chiến dịch đã mở ra, chiến trường ác liệt. Tôi phải hành quân chiến đấu suốt  từ vùng Đông bắc sang Tây nam. Cuộc chiến nầy đã cuốn hút tất cả Quân binh chủng. Tôi nhớ khi cả đoàn quân tiến sâu vào Thủ đô Phnôm-Pênh, đạn pháo ngút ngàn, bầu trời đỏ lửa. Nhưng dù cuộc chiến có tàn khốc đến đâu, thì quê hương luôn là nỗi nhớ của tôi, nhất là nhớ đến con sông quê da diết.

Nhớ quê, lúc thì nhớ con mương chảy dọc cánh đồng có bầy vịt con lông vàng chiêm chiếp bơi lội. Con mương làm sạch đôi chân lấm bùn trước khi vào lớp học. Con mương ấy đã từng chở những chiếc thuyền giấy của tôi cập những bến bờ mơ ước. Không biết người ấy nhiều lần tôi muốn hỏi, có phải con mương dẫn nước về đây, ngang qua nhà người con gái mà tôi thầm thương trộm nhớ; thế mà sao, em không một lần hiểu được ánh mắt của tình tôi?

Tôi dấn thân vào cuộc chiến trên xứ người, đất nước Chùa Tháp với rất nhiều sông suối, kênh rạch và ao hồ. Tôi đã từng tắm mát dưới dòng sông Sê-ra-pốc, hay trên con sông Mê-Kông hùng vĩ. Rồi cũng có đôi lần về bơi lội trên mặt biển hồ Tông-lê-sáp. Nó là một cái hồ lớn của đất nước Chùa Tháp và là lá phổi của xứ sở Khơ me. Hồ cung cấp một lượng cá lớn cho đất nước. Nhưng không làm sao tôi quên được con sông Vu Gia quê tôi.

Sông quê tôi có nhiều kỷ niệm, từ thuở ấu thơ đã được cha mẹ dẫn đi tắm sông. Con sông nầy lại có trên bờ hai đầu thượng du và trung du hai nhà thờ Tin Lành đang tọa lạc. Bây giờ lại mọc thêm một nhà thờ Tin Lành nữa ở bờ bên kia.

Ngày ấy tôi cùng Mục sư Phan Phụng Phúc đi “dậm rung rúc” để tìm con cá con tôm bé bỏng để cải thiện đời sống. Thời kỳ Chế độ tập trung bao cấp, gia đình Mục sư cũng nhận phần đất để canh tác như bao nhiêu người dân khác. Dậm rung rúc là tiếng địa phương mà người dân quê tôi chỉ về người đi bắt con cá con tôm bằng cách đưa cái rung rúc bằng cái rổ khổng lồ bán nguyệt, rổ đan bằng nan tre già có một cái cáng tre cột chặt vào bên mặt cắt bằng. Và một dụng cụ khác không thể thiếu đó là cái bàn dậm, cần làm bằng một đoạn tre dài khoảng tám mươi centimet và cũng có cái nẹp vòng cung bán nguyệt cột chặt vào đoạn tre đó. Chủ nhân thực hiện cũng đơn giản, mỗi khi đi bắt cá tôm. Họ chỉ cần đưa cái rung rúc ra xa tầm tay với và ấn sâu xuống mặt nước, cho vừa chạm tới đáy, sau đó đưa cái bàn dậm xuống sát chân mình một cách nhẹ nhàng. Phải thật êm ái, không gây tiếng động, để cá tôm không phát hiện mà chạy thoát. Sau đó vừa kéo cái rung rúc vào người, vừa lấy chân đạp đạp và đưa cái bàn dậm tới chỗ cái rung rúc. Xong rồi, thì cất cái rung rúc ấy lên, có con cá, con tôm thì chúng nằm gọn trong đó tha hồ mà bắt. Thật là vui, ông nói với tôi: “Mình cũng sẽ đánh lưới người cũng như vậy, sẽ đem về cho Chúa nhiều cá lắm anh Thư ký nhỉ?”. Tôi vui lắm và rất hứng khởi mỗi khi được đi cùng Mục sư ở dọc bến sông nầy.

Có lần cùng đồng đội bơi xuồng độc mộc của người dân bản xứ Khơ me, đi ngược dòng sông Mê-Kông, nhìn dòng nước trong xanh thật thỏa thích. Mắt tôi nhìn sắc xanh của màu nước: xanh da trời trên cao, xanh ve chai dưới đáy. Tôi mơ màng nhớ đến những chuyến đò ngang trên quê tôi mỗi mùa qua Cồn bẻ bắp hái dưa, màu xanh áo ai đang phất phơ trước mũi thuyền. Đặc biệt nhìn màu xanh ngút ngàn của ngững nương dâu, tôi chợt nhớ những câu thơ trong Chinh phụ:

“… Càng trông lại mà càng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai!”

Chinh phụ ngâm

Ngày ấy tôi chưa có người yêu, thế nhưng tôi vẫn yêu nàng, một tình yêu đơn phương thầm lặng. Nhà nàng ở bên kia sông Vu Gia, còn tôi ở bên nầy. Nàng lên đò, rời bến sau mỗi buổi chợ mai, tôi nhìn nàng mà chẳng biết câu gì để nói. Để rồi về mỗi đêm thao thức, thương nhớ đến nàng nhưng đành ôm mối tình câm. Bây giờ tôi đang ở chiến trường, vừa nhận được thư gia đình nói quê mình chiếc cầu xây đã gần xong, nối hai bờ qua bến lấp sông quê rồi đó. Chắc chắn ngày tôi về sẽ không còn chuyến đò ngang ấy nữa, nơi con sông bên lở bên bồi để rồi mỗi mùa nước lũ mang phù sa bồi đắp cho đôi bờ. Và cũng không còn chuyện nhắc lại trăm năm thương hải tang điền…

Con sông quê… lại một lần nữa ở một vùng hạ lưu. Thầy Quản nhiệm mới, mới về Hội Thánh đã làm lễ Báp têm cho cho bao tân tín hữu. Con sông sâu, nước chảy xiết, Thầy và tôi tìm một chỗ vịnh để cử hành lễ. Tôi đã từng dìu các cụ lớn tuổi xuống bờ để nhận Thánh lễ Báp têm. Quên sao được, khi xong mọi việc Thầy rủ tôi bơi ra xa bờ, tôi cố theo mà làm sao bì kịp một chuyên gia bơi lội như Thầy. Vì Thầy từ khi nhỏ đã biết bơi lội rồi. Một con người tài hoa ở cái đất Hạ Nông – Điện Bàn biết bơi lội nhưng cũng biết leo rừng. Thật tuyệt vời…

Nhớ con sông quê… Nhớ xa hơn một chút…

Thập niên hai mươi của thế kỷ trước, cũng trên con sông nầy. Khi Tin Lành đã truyền đến vùng Đại Lộc – Quảng Nam thì đồng bào có một số người trở lại tin nhận Chúa. Ngày ấy tín hữu không đông như bây giờ, mà khi làm nhà thờ thì trẻ già lớn bé đều háo hức. Mọi người đều dâng công góp của để xây dựng nhà Chúa. Thuở ấy tín hữu kẻ đội thúng xuống sông xúc cát, người xúc sạn, kẻ chèo ghe đưa vật liệu vào bờ, người dùng trâu bò kéo đưa về chỗ tập kết. Trên sông Vu Gia nầy,  có những chuyến người ra đi về nguồn đốn cây, cưa gỗ tốt, rồi đóng bè mà đưa về xuôi, để làm cột, làm kèo, đòn tay hoặc vách ván.

Ôi! Con sông quê như vậy mà vô cùng lợi ích cho Hội Thánh.

Rồi cũng con sông nầy, ngược dòng những chuyến hàng được quyên góp để cứu trợ cho Hội Thánh,  anh em vùng cao người Dân tộc ở Làng Yều và Hội Thánh A-Chom 2.

Chỉ một lần về phép năm ngày khi còn đóng quân ở Đaklak. Tôi đã lập nên chiến công vô tiền khoáng hậu, đó là tôi đã chinh phục được tình yêu của nàng. Ánh trăng mười sáu vằng vặc trên bến sông quê, tôi nắm tay nàng, môi mấp máy, giọng run run tiếng không rõ lời:

-Anh thật lòng yêu em.

Nàng vẫn im lặng ngã đầu vào ngực tôi. Tôi chỉ còn lắp bắp mấy tiếng:

-Anh cảm ơn Chúa và cảm ơn em!

Năm ngày phép vội vàng trôi nhanh, tôi phải vào lại đơn vị. Vậy là suốt hơn năm năm, tôi phải vùi đầu vào cuộc chiến ở cái đất nước Chùa Tháp nầy. Tôi gửi về em lá thư với mấy dòng thơ từ Prếch-Vihia:

“… Quê em đó Non Tiên ngàn yêu dấu

Núi chập chùng che giấu một dòng sông

Đường gập ghềnh cheo leo vờn gió thoảng

Lúa non chiều thơm ngọt tựa môi em…

… Quê em đó Non Tiên ngàn ca khúc

Chúa xuân về ban hạnh phúc đôi ta

Nhớ không em, ngày tháng mãi trôi qua?

Non Tiên hỡi! Tình ta trong sáng quá!…

Bao năm trên xứ người, khi làm Nghĩa vụ Quốc Tế chiến đấu trên đất bạn, nhưng tôi vẫn không quên hình ảnh con sông quê. Nơi đó tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình tin kính Chúa. Nơi đó tôi được hầu việc Chúa qua các đời Mục sư Truyền đạo.

Con sông quê rất cần cho tất cả mọi người. Nó là một trục giao thông thuận tiện cho việc buôn bán giao thương. Có câu ca dao xứ Quảng:

“…Ai về nhắn với bạn nguồn

Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên…”

Sự trao đổi giao lưu sản phẩm là cần thiết cho người dân quê tôi. Con sông quê, nó làm cho ta được mát mẻ khi những ngày nắng hạn. Nó cho ta thỏa thích nước uống mà không cần mua. Nó là nguồn nước vô tận cung cấp cho biết bao hàng cừ xe gió đưa nước về tưới muôn vạn cánh đồng. Nó là biển nước mênh mông cho các trạm thủy lợi thỏa mãn làm xanh ngát cánh đồng cho hai vụ lúa đơm bông.

Thế nhưng trong Kinh Thánh Cựu ước có đề cập đến con sông đó là: “Có một con sông làm vui thành Đức Chúa Trời”. Và Tân ước có nói chắn chắn: “… Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi, nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời.” Phúc âm Giăng 4: 1-15. Trong một lần Chúa Giê-su kêu gọi dân chúng rằng: “Nếu người nào khát hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy.”Phúc âm Giăng 7: 37-38.

Vâng! Con sông có tầm ảnh hưởng lớn là như thế. Cho nên có người đã ra đi ở nước ngoài mà cứ nhớ đau đáu về con sông quê. Dù họ đã trải qua bao biến cố đau thương trong cuộc chiến, ở phía bên nầy hay phía bên kia. Nhưng mỗi khi có người về thăm quê họ vẫn có lời nhắn, khi họ chưa có điều kiện về thăm. Để xoa dịu phần nào nỗi nhớ day dứt như nỗi nhớ quê qua bài thơ: Nhắn Người Về Quê của Vũ Qúy Hão trích từ Báo Linh Lực số 138:

“… Quên đi cơn ác mộng dài

Hãy đem về Mỹ cành mai tươi hồng

Hái dùm mấy cánh phượng hồng

Để anh tô đẹp trong lòng Nhớ Quê…”

Còn tôi, khi viết bài nầy như là một hồi ức để sống lại với nỗi nhớ quê. Nỗi nhớ quê gắn liền với trách nhiệm lớn lao của một người con xứ Quảng, một Cơ-đốc-nhân đó là phải truyền rao Danh Chúa. Chỉ có Chúa mới là Đấng làm thỏa mãn cho con người nỗi khao khát thuộc thể lẫn thuộc linh. Bài thơ: “Nhớ Quê” xin được trích lại sau đây khi nó được đăng ngày 14 tháng 8 năm 2013 ở Trang mạng Tin Lành Toàn cầu HộiThánh.Com và ở Sống Đạo Online ngày 10 tháng 7 năm 2014 Xin được sẻ chia:

“Nhớ Quê”… Ta nhớ quê nhà

“Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương…”

Nhớ từng lối hẻm con đường

Nhớ mương nước chảy nhớ vườn ngô xanh.

Nhớ đồi sim tím, bãi tranh

Nhớ con nghé ngọ loanh quanh đàn cò

Nhớ mẹ vò vỏ sớm hôm

Nhớ tô canh ấm, râu tôm ruột bầu.

Nhớ cha mưa nắng dãi dầu

Nhớ đồng sâu cạn con trâu đi cày

Nhớ ơi! Ta nhớ những ngày…

Nhớ khi bắt bướm, chuồn bay mất rồi!

Nhớ từng động chuối bờ lau

Nhớ cây khế ngọt, nhà sau bếp chồ

Nhớ ngày khói lửa binh đao

Nhớ hôm ly loạn, nao nao lòng người!

Nhớ ơi! Ta nhớ nào nguôi…

Nhớ nhà thờ Chúa tường vôi úa tàn!

Nhớ rồi lại nhớ sang trang

Nhớ nhà thờ Chúa đàng hoàng hơn xưa.

Nhớ chuông thời khắc giao thừa

Nhớ con dân Chúa cũng vừa nguyện kinh

Nhớ nhiều, nhiều lắm sanh linh!

Nhớ người dân Việt quê mình chưa tin.

Nhớ sao nói hết nỗi niềm…

Nhớ truyền danh Chúa, lặng im sao đành!

Nhớ ân huệ Chúa… trung thành

Nhớ quê… Ta nhớ…Tin Lành truyền rao.

Tế Hanh đã ra đi mãi mãi. Giờ thì ông sẽ về với sông nước của quê hương 
"Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương" 
Mình ấn tượng nhất câu "Tôi nhớ cả những người không quen biết". Mình thấy câu thơ lãng mạn lắm cơ. Ông có một trái tim biết yêu biết nhớ lắm.
Nói đến những cuộc chia tay thì với nhiều người chỉ nhớ người thân, người quen, hoặc bạn bè. 
Còn nhớ người không quen biết thì khá là lãng mạn và tinh tế nữa. 

Một lần nữa mong ông sẽ được yên nghỉ bên sông nước của quê hương, của tình thương

9 tháng 4 2020

Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Tham khảo nha

Học Tốt

# mui #

9 tháng 4 2020

Tham khảo nha:https://hoidap247.com/cau-hoi/473645

20 tháng 10 2016

Lí bạch là 1 nhà thơ nổi tiếng đời đường của Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cho đến nay và mai sau vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những tác phẩm để đời là bài Tĩnh dạ tứ (cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương

Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:
Cúi đầu nhớ cố hương
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.
Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.

26 tháng 10 2016

cảm ơn bạn nhiều vui

“Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng” (Trích “Quê hương” của Đỗ Trung Quân)

1. Phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt  : Biểu cảm 

3  So sánh hình ảnh quê hương với Con diều biếc , thể hiện tuổi thơ gắn liền vs quê hương , 1 tuổi thơ đầy non trẻ , ngây thơ . Làm cho hình ảnh tuổi thơ lắng đọng , in sâu vào trong tâm hồn trẻ thơ từ lúc bấy giờ tới khi lớn lên . Tuổi thơ  con thả trên đồng : khi ta còn được vui chơi , sống trong những tháng ngày bình yên , tuổi thơ đc cất giấu nơi đồng cỏ xanh , bay đi cùng với con diều biếc , với đồng ruộng mênh mông .