K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2018

- Hình ảnh người mẹ Tà-ôi gắn với hoàn cảnh công việc cụ thể trong từng đoạn thơ:

 • mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến

 • mẹ làm công việc lao động sản xuất của người dân ở chiến khu: Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lư bất chấp gian khổ ở nơi rừng núi mênh mông heo hút

 • mẹ cùng anh trai chị gái tham gia chiến đấu bao vệ căn cứ di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm và lòng tin vào thắng lợi

⇒ Những công việc và tấm lòng: bền bỉ trong lao động quyết tâm trong chiến đấu, thắm thiết yêu con và nặng tình yêu buôn làng của người mẹ trên chiến khu kháng chiến gian khổ

- Đời sống chiến đấu của nhân dân trong vùng chiến khu miền tây: đó là cuộc sống gian khổ, cuộc chiến đấu kiên trì anh dũng cùng sự gắn bó thủy chung của họ với cách mạng

14 tháng 8 2019

- Các tác phẩm truyện ngắn trên phản ánh được đặc điểm tiêu biểu giai đoạn lịch sử, xã hội, con người Việt Nam với tư tưởng, tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử đầy biến cố lớn lao

   + Ông Hai tình yêu làng sâu đậm được đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến

   + Người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa yêu thích, hiểu ý nghĩa công việc của mình. Anh có những suy nghĩ tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người

   + Bé Thu (Chiếc lược ngà): tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha

   + Ông Sáu (Chiếc lược ngà): tình cảm cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh

   + Nho, Thao, Phương Định (Những ngôi sao xa xôi): tinh thần yêu nước, dũng cảm khi làm nhiệm vụ nguy hiểm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt

26 tháng 11 2021

Tham khảo!

Những người lính trên đường Trường Sơn thời chống MỹPháp và để lại trong ta bao ấn tượng khôn nguôi. Các anh hiện lên với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường gian khổ hiểm nguy. Trước những thử thách, khó khăn trên tuyến đường Trường Sơn, người lính vẫn vững tay lái.  Họ coi khó khăn như một thử thách của sự thích nghi nên họ cùng kể chuyện, cùng đùa vui. Hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.

28 tháng 2 2021

tk:

I- Mở bài:

– Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.

– Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)

II- Thân bài:

Giải thích ý nghĩa lời nhận định:

– Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành công của bài thơ “Đồng chí ”.

+ Bởi lẽ, nói tới bức tư­ợng đài tráng lệ là nói tới hình ảnh của một ngư­ời nào đó đ­ược khắc hoạ để bền vững với núi sông, tr­ường tồn với thời gian. Còn nói tới sự tráng lệ là nói tới vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy.

– Nh­ư vậy, lời nhận định trên đã khẳng định rằng, nhà thơ chính Hữu đã xây dựng đư­ợc hình ảnh ngư­ời chiến sĩ hiện lên trong bài thơ với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng. Hình tượng nghệ thuật ấy đ­ược xây dựng bằng ngôn từ sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm trí bạn đọc.

Chứng minh:

Trư­ớc hết ngư­ời đọc cảm nhận đ­ược vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ là tình đồng chí xuất phát từ cơ sở của sự hình thành tình đồng chí.

– Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá

– Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu

– Chia sẻ mọi khó khăn, gian lao cũng như buồn vui của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

– Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).

Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ còn được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao:

– Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.

– Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.

– Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay(tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).

Đặc biệt vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí còn được thể hiện thật lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc– Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.

– Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế: chờ giặc.

– Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp:Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…)

III- Kết bài :

– Khẳng định ý nghĩa lời nhận định….

– Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời kì kháng chiến cống Pháp viết về người lính.

– Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng…

27 tháng 3 2022

vậy bạn đăng lên trang cần dùng mạng là gì khi bạn kêu là " ko chép mạng"?

:V BÓ TAY 

28 tháng 12 2021

 

:((