Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thơ "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa" của tác giả Tố Hữu mang đến cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương và tình mẹ. Ngay từ những câu đầu tiên, tôi đã cảm nhận được sự ấm áp và gần gũi của quê nhà. Từ việc trở về quê mẹ nuôi xưa, tôi cảm nhận được sự trở về nguồn cội, nơi mà tình yêu thương và kỷ niệm đã được gắn kết.
Một buổi trưa nắng dài bãi cát, tôi cảm nhận được sự rực rỡ và sức sống của thiên nhiên. Ánh nắng chiếu sáng lên bãi cát, tạo nên một khung cảnh tươi đẹp và rạng rỡ. Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa, mang đến âm thanh êm đềm và những cảm xúc thăng hoa. Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát, tôi cảm nhận được sự hòa mình vào không gian tự nhiên, và trong lòng tôi vang lên tiếng hát của tình yêu và trái tim chân thành.
Đoạn thơ này cũng gợi lên trong tôi những kỷ niệm về mẹ. Tình mẹ, tình yêu thương và sự chăm sóc vô điều kiện của mẹ đã được tác giả Tố Hữu miêu tả một cách tinh tế. Tôi cảm nhận được sự ấm áp và ngọt ngào của tình mẹ, và trong tiếng hát ngân nga, tôi cảm nhận được sự truyền cảm và sự hiện diện của mẹ.
Tổng thể, đoạn thơ "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa" mang đến cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương, thiên nhiên và tình mẹ. Tôi cảm nhận được sự ấm áp, sức sống và tình yêu thương trong từng câu chữ. Đây là một đoạn thơ đầy cảm xúc và ý nghĩa, khiến tôi nhớ về quê hương và tình mẹ một cách đặc biệt.
- Với biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, trong hai câu đẩu tác giả đã gợi tả không gian, thời gian đoàn thuyền ra khơi đánh cá, vẽ lên một bức tranh hoàng hôn biển rộng lớn, rực rỡ, ấm áp, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ:
+ Hình ảnh so sánh độc đáo : “Mặt trời…như hòn lửa” → Mặt trời như hòn lửa khổng lồ, đỏ rực đang từ từ chìm vào lòng biển khơi làm rực hồng từ bầu trời đến đáy nước, mang vào lòng biển cả hơi ấm và ánh sáng. Biển vào đêm không tối tăm mà rực rỡ, ấm áp.
+ Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi nhiều liên tưởng thú vị : Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, những lượn sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa. “Sóng …cài then, đêm sập cửa” thiên nhiên đó đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Ở đây, thiên nhiên không xa cách mà gần gũi, mang hơi thở của cuộc sống con người.
- Hai câu sau, với biện pháp đối lập, ẩn dụ, tác giả đã cho thấy khí thế làm ăn tập thể, niềm vui, sự phấn chấn của con người lao động mới
+ Từ “lại” cho thấy sự đối lập : Khi thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu ngày lao động mới của mình → Khí thế, nhiệt tình của người lao động: khẩn trương làm việc, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhịp lao động của con người theo nhịp vận hành của thiên nhiên, tầm vóc con người sánh ngang tầm vũ trụ.
+ Hình ảnh ẩn dụ đầy lãng mạn :“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát khỏe khoắn, âm vang mặt biển hòa vào trong gió, cùng gió khơi lồng lộng làm căng buồm, đẩy thuyền băng băng ra khơi. Câu hát vốn vô hình như cũng tạo ra sức mạnh vật chất hữu hình. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.
Trong khổ thơ đầu của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận đã cho ta thấy bức tranh tươi sáng về hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. HIện lên trong bức tranh ấy là cảnh hoàng hôn xinh đẹp. Hình ảnh mặt trời là hình ảnh thật gần gũi, ấn tượng. Nhân hóa "xuống biển" cùng so sánh "như hòn lửa" trong câu thơ đã gợi ra bước đi của thời gian. Thiên nhiên đang dần buông và màn đêm bao trùm lên cảnh vật. Bước đi của thời gian được tô đậm rõ nét hơn trong câu thơ sau "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Trong câu thơ này,ta hình dung, biển là một ngôi nhà rộng lớn và sóng là then cài. Huy Cận sử dụng hình ảnh nhân hóa thật tài tình. Đặc biệt, ông tô đậm hình ảnh con thuyền ra khơi càng làm bức tranh thêm phần sống động. Phó từ "lại" giúp ta thêm hiểu về công việc quen thuộc của người ngư dân. Họ cùng lao động, cùng nỗ lực trong hành trình ra khơi. Ẩn dụ câu hát trong câu thơ sau lại là hình ảnh liên tưởng đầy thi vị. Câu hát là khí thế, là nỗi lòng của những người ngư dân ra khơi đánh cá. Niềm vui như nhân lên, căng tràn cùng gió, cùng niềm hạnh phúc trong người ngư dân.