Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha bạn:
Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong số những tác phẩm mà ông để lại cho đời thì nổi bật nhất có lẽ là "Tràng giang". Thi phẩm đã tái hiện xuất sắc vẻ đẹp của thiên nhiên khi hoàng hôn buông xuống đồng thời nói lên tâm trạng buồn man mác của nhà thơ. Ngay từ những vần thơ đầu tiên, thi sĩ đã mở ra một không gian rộng lớn với "lớp lớp" những đám mây cao đang lững thững trôi trên bầu trời. Xa xa là những ngọn núi nhấp nhô, nối tiếp nhau. Trong không gian ấy, xuất hiện hình ảnh của những cánh chim với hình bóng nhỏ bé "bóng chiều sa". Câu thơ gợi một không gian lắng động, ẩn chứa nỗi buồn, sầu đọng của Huy Cận. Câu thơ đã một ra một bức tranh đượm buồn, chất chứa đầy tâm trạng, cảm xúc của thi nhân. Thật vậy, trong thơ xưa, khi đến khung cảnh chiều tà thường gợi sự đượm buồn sâu lắng. Thơ của Huy Cận cũng không phải ngoại lệ. Thật vậy, bài thơ Tràng giang là một bức tranh thiên nhiên ảm đạm, bộc lộ chân thực những suy tư trong lòng Huy Cận.
TK:
– Tràng giang gợi một nỗi buồn cô đơn, lạc lõng trước cảnh trời nước mênh mông, cao rộng bất tận, nhưng trống trải, hoang vắng, xa lạ, hững hờ và vô định. Toàn cảnh trời rộng sông dài tuyệt nhiên không có một bóng người, không có dấu vết của sự giao lưu thân mật, gần gũi: không một chuyến đò ngang, không một chiếc cầu để gợi chút niềm thân mật, "không một chút ấm áp của sự sống" (Huy Cận).
– Hai câu thơ đầu trong khổ thơ cuối khắc họa lại cảnh tượng rực rỡ, kì vĩ khi mặt trời xuống thấp, hắt ánh sáng lên các lớp mây cao cuồn cuộn đùn ra như những núi bạc:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Tác giả rất thích chữ "đùn", tả mây như có sức đẩy ở bên trong, cứ trồi ra hết lớp này đến lớp khác.
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Ba chữ bóng chiều sa in lên núi bạc đùn lên, còn dáng chim nghiêng cánh nhỏ tương phản với lớp lớp, núi bạc, càng trở nên nhỏ nhoi, cô độc.
Hai câu thơ đẹp trong hình ảnh là linh hoạt trong nhịp bước của thời gian. Không gian vừa mới vươn trải mênh mông trong dáng (lấp ngàn mây lớp lớp chất chồng, chợt ập xuống hoàng hôn.
1. MB: Giới thiệu tác giá, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí, trích dẫn đoạn thơ.
Nêu luận đề: Bức tranh tràng giang mênh mang, vô tận, hùng vĩ, sự vật bé nhỏ, lạc loài. Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cô đơn, bơ vơ, nỗi sầu nhân thế và tình thương nhớ quê hương da diết.
2. TB: HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng những nội dung cơ bản sau:
1. Khổ 1
- Bức tranh thiên nhiên: không gian sông nước mênh mang ( Sóng gợn tràng giang, nước... trăm ngả); Hình ảnh cõi nhân thế (Con thuyền xuôi mái, thuyền về nước lại, củi ... lạc mấy dòng). Tương quan đối lập: Không gian tràng giang bao la >< thế giới của cõi nhân sinh bé nhỏ, đơn côi.
- Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, mối sầu trăm ngả của nhân vật trữ tình giữa trời đất.
- Nghệ thuật: Đối lập, đăng đối cấu trúc, thanh điệu, từ láy, đảo cú pháp, phép bồi thấn (sử dụng từ ngữ tăng cấp), hình ảnh cổ điển và hiện đại...
2. Khổ 2
- Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ (Lớp lớp mây chất chồng thành núi bạc, cánh chim nhỏ làm cho bầu trời thêm mênh mang.)
- Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cảm giác bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nghiệp, lòng nhớ quê dâng trào theo con nước triều dâng mà không cần khói sóng.
- Nghệ thuật: Phép đối, dấu hai chấm giữa dòng thơ, từ láy, thi liệu và bút pháp mang đậm màu sắc cổ điển nhưng có sáng tạo, mang màu sắc độc đáo của thơ Mới.
3. Đánh giá chung
- Bức tranh thiên nhiên mênh mang, đậm nét cổ kính, chất Đường thi nhưng gần gũi, gợi linh hồn quê hương xứ sở.
- Đi suốt hai khổ thơ là nỗi buồn triền miên vô tận của cái tôi trữ tình. Nỗi buồn đó là tiêu biểu của cả thế hệ trí thức sống trong những tháng năm ngột ngạt dưới thời Pháp thuộc, sống trên quê hương mà vẫn nhớ quê hương, là biểu hiện tình cảm yêu nước thầm kín mà tha thiết của nhà thơ. Vì thế, đó là nỗi buồn trong sáng, góp phần làm phong phú thêm cho tâm hồn bạn đọc mọi thời đại.
- Nghệ thuật: Yếu tố cổ điển kết hợp màu sắc hiện đại.
4. KB: - Khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn của một nhà Thơ Mới, thấm đẫm nỗi buồn của cái tôi Thơ Mới.
- Tình yêu thiên nhiên, yêu non sông đất nước, nỗi sầu nhân thế của Huy Cận mãi mãi chạm tới trái tim của độc giả mọi thời đại.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
"Thiên nhiên, tạo vật buồn nhưng đôi lúc bộc lộ vẻ đẹp kì vĩ, lạ lùng", đó là lời tự bình của tác giả về hai câu thơ này.Bút pháp chấm phá với "mây cao đùn núi bạc" thành "lớp lớp" đã khiến người đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ "đùn", khiến mây như chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi. Đây cũng là một nét thơ đầy chất hiện đại, bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc.
Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.Cánh chim chiều nghiêng bóng trước hoàng hôn, một cánh chim nhỏ nhoi lẻ loi trên bầu trời bao la rộng lớn, thể hiện sự cô liêu khắc khoải. Cánh chim chiều chao nghiêng kia phải chăng chính là hiện thân của tác giả lúc này, đang cảm thấy trào dâng nghiêng ngả những cơn sóng lòng. Đang cảm thấy mình lẻ loi, cô đơn trước cuộc đời bao la rộng lớn.
1. Mở Bài :
Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
2. Thân Bài :
- Khổ 1
+ Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
+ Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
- Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.
- Nghệ thuật:
+ Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).
+ Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
3. Kết bài:
“Tràng giang” của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.
- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.
Giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở dòng thơ:
“Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”
Tác giả sử dụng dấu hai chấm để diễn tả hai hình ảnh đối lập nhau. Dấu hai chấm trong câu không chỉ đơn thuần để ngắt câu mà nó còn mang dụng ý nghệ thuật sâu sắc nhằm nhấn mạnh hơn không gian bao la, bát ngát đến vô tận. Cánh chim nhỏ chấm phá trên nền trời khi chiều bắt đầu buông, thể hiện rõ nét sự nhỏ bé, đơn côi trong lòng thi sĩ và càng khiến bài thơ trở nên mông lung, vắng lặng, buồn hiu hơn nữa.
- Tác giả sử dụng hình thức đảo ngữ: Lơ thơ cồn nhỏ, tiếng làng xa vãn chợ chiều.
- Hình thức đảo ngữ giúp nhấn mạnh hình ảnh tràng giang một buổi chiều mênh mông, vắng vẻ. Cảnh vật bên cồn thưa thớt trống trải, âm thanh của tiếng chợ chiều đã vãn bao giờ cũng chứa chất nỗi buồn.
Lửa thiêng (1940) của Huy Cận là một tập thơ sáng giá trong Thơ mới Việt Nam. Phong cảnh trong Lửa thiêng, nhất là trong các bài thơ Vạn lí tình, Tràng giang, Đẹp xưa… đều đượm một nỗi buồn man mác:
Tới ngã ba sông nước bốn bề
Nửa chiều gà lạ gáy trên đê…
Đó là con sông Thâm bên núi Mồng Gà thuộc Hương Sơn (Hà Tĩnh), quê hương thân yêu của nhà thơ. Trong Tràng giang, một nỗi buồn như dồn nén thấm sâu vào cảnh vật và lan xa muôn vàn con sóng, nhất là bốn câu kết của bài thơ:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Bao trùm cả bài thơ là một không gian nghệ thuật bao la, thật đẹp và cũng thật buồn. Có sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp. Có lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu. Có lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng… Và trước mắt nhà thơ là một khung cảnh bao la, vắng vẻ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Khổ thơ cuối nói đến hoàng hôn trên tràng giang. Một cái nhìn xa vời vợi. Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên rất tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thẫm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mông bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim đang chở nặng bóng chiều, bay vội vã. Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi… (Bà Huyện Thanh Quan), Chim hôm thoi thót về rừng… (Nguyễn Du). Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ xa dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đà làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.
Thơ Huy Cận hàm súc, cổ điển và thấm đẫm màu sắc triết lí suy tưởng. Một hồn thơ bơ vơ, sầu não ấy luôn hướng tới sự giao hòa giữa con người và tạo vật trên một không gian mênh mông, vắng lặng. Cảnh sắc trong Tràng giang đẹp mà buồn. Tình quê, lòng quê trong bốn câu kết thật vô cùng sâu sắc, thắm thiết. Đó là những vần thơ mãi măi vương vấn lòng người trong mọi thời gian và không gian.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Câu thơ tả thực rất chính xác khung cảnh cuối hè, khi nhìn lên bầu trời thường gặp hiện tượng mây dồn cả về phía mặt trời lặn khi chiều xuống. Sự kết hợp giữa ánh hoàng hôn và những dải mây sẽ tạo thành vẻ đẹp lạ lùng tráng lệ. Nếu không hiểu hiện tượng này dễ liên tưởng hình ảnh kết hợp “mây – núi” thông thường, và như vậy câu thơ sẽ chẳng có gì đặc sắc. Các nhà địa vật lý gọi đó là mây thành, tầng tầng lớp lớp những đám mây tích điện, có thể tạo ra những tiếng sấm ầm ì. Với những tâm hồn giàu liên tưởng, ngắm ánh hào quang xuyên tỏa sắc bạc qua những đám mây, ngỡ như cuộc tụ hội của thiên binh thiên tướng!!! Trong một lần trả lời phỏng vấn, Huy Cận từng nói ông học được từ “đùn” của thơ Đỗ Phủ trong Thu hứng với hình ảnh “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Có lẽ nhà thơ đã có chút nhầm lẫn vì chính xác đây là hình ảnh dịch phóng khoáng của cụ Nguyễn Công Trứ cho câu thơ : “Tái thượng phong vân tiếp địa âm” (trên cửa ải những đám mây sa sầm xuống sát mặt đất). Nguyễn Công Trứ khi dịch đã đem đến cách hiểu khác hẳn, để ta cảm nhận những đám mây mang sức sống mãnh liệt của thiên nhiên “đùn” lên từ mặt đất bao bọc cửa ải xa. Huy Cận tiếp thu tinh thần này, để diễn tả mây dựng nên “núi bạc” – một khung cảnh hoành tráng diễm lệ nhưng cũng chất ngất nỗi buồn. Bởi ánh nhìn đã bị giới hạn bởi bức thành sầu mây dựng kia!
Đến câu thơ tiếp theo, ta lại nhận ra thủ pháp đối lập quen thuộc đậm chất cổ điển: một bên là “chim nghiêng cánh nhỏ”, một bên là “bóng chiều sa”. Cái nhỏ bé hữu hạn của một sinh linh đối lập với cái mênh mông vô hạn của vũ trụ khi chiều xuống. Dấu hai chấm giữa dòng thơ như một sự giải thích rõ ràng: vì bóng chiều “sa” khiến cho sức nặng của bầu trời đè nặng lên đôi cánh chim, không mang nổi nên khiến “chim nghiêng cánh nhỏ”. Không gian chuyển đổi như báo hiệu bóng tối sắp thay thế ánh sáng, khiến lòng người sầu càng sầu thêm! Trong câu thơ, ta bắt gặp biểu tượng lãng mạn trong hình ảnh “cánh chim” – mang nỗi khát vọng vượt thoát khỏi không gian, giới hạn của vũ trụ. Không còn nữa cái khát khao hăm hở muốn ôm cả bầu trời như thơ Xuân Diệu: “Chim nghe trời rộng giang thêm cánh” (Thơ Duyên) gắn với niềm vui hội ngộ. Cũng chẳng thể ngẩn ngơ tiếc nuối vì “Mây vẩn tầng không chim bay đi” (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu) mà cánh chim trong thơ Huy Cận chới với, chao đảo, trĩu nặng bao buồn thương trước viễn cảnh những vẻ đẹp sắp chìm khuất trong bóng tối. Khi khát vọng vượt thoát không thể thực hiện, chỉ còn quay lại với chính mình trong nỗi buồn sâu thẳm.