K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

5 tháng 2 2022

Sai đề rồi bạn

5 tháng 2 2022

thế chị thông cảm, đợi e làm lại, bài này chưa học tới:(

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Tư cách: Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”

- Sự kiện lịch sử được tái hiện: Chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn trước quân Minh xâm lược

- Đối tượng tác động: toàn thể nhân dân

- Mục đích: tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô (quân Minh

15 tháng 2 2019

Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:

    + Đoạn 1 (từ đầu... Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt

    + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

    + Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

    + Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử

3 tháng 6 2017

Tóm lược nội dung của 4 đoạn trong Bình Ngô đại cáo:

Đoạn 1 (từ đầu đến "Chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với việc đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Sự thật chân thực và ghê rợn về tội ác của quân Minh

– Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay"): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.

Trong cả bốn đoạn trên, tư tưởng yêu nước, yêu người, thù giặc luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập. Hai tư tưởng ấy vừa hòa quyện với nhau vừa thống nhất với nhau làm một, không thể tách rời được.

2 tháng 5 2017

1. Giá trị nội dung: Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Mọi lí lẽ luôn gắn liền với thực tiễn bằng những dẫn chứng xác đáng. Tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật tạo nên một áng văn bất hủ. Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một "áng thiên cổ hùng văn", một bản tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn vừa có giá trị văn chương đặc sắc mà ở đó tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

30 tháng 6 2017

Chọn đáp án: D

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Đọc lý thuyết tại phần Tri thức Ngữ Văn.

- Nhận biết được những dấu hiệu của một văn bản nghị luận.

Lời giải chi tiết:

- Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.

- Mục đích viết của bài cáo: tuyên bố cho toàn thể nhân dân được biết về sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước: sự thắng lợi công cuộc kháng chiến chống giặc Minh.

- Dấu hiệu nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận:

+ Thể loại văn bản: thể cao – một trong những thể văn nghị luận cổ thời xưa.

+ Có hệ thống luận điểm rõ ràng, được chia tách thành các đoạn, đi kèm là những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm.

7 tháng 5 2023

- Hoàn cảnh ra đời của bài cáo: Sau khi nghĩa quân Lam Sơn đã đánh thắng giặc Minh.

- Mục đích viết của bài cáo: khẳng định trước toàn thể nhân dân về sự thắng lợi công cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Khích lệ tinh thần của quân dân ta.

- Những dấu hiệu giúp nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận: thể loại của văn bản - thể cáo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.

- Mục đích viết của bài cáo: Tuyên bố cuộc kháng chiến dành thắng lợi.

- Dấu hiệu nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận:

+ Thể loại văn bản: thể Cáo là một trong những thể văn nghị luận cổ thời xưa.

+ Văn bản có hệ thống luận điểm rõ ràng, được chia tách thành các đoạn, đi kèm là những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm.

⇒ Như vậy có thể khẳng định Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Thao tác chứng minh:

+ Câu thứ nhất gợi ra cái nền phông cành bằng nét rộng khoáng đạt, thoáng đãng: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”

- Thao tác phân tích

+ Chữ “xanh ngắt”.... Ba chữ “mấy tầng cao”.... Chữ “cần”....Chữ “hắt hiu”....

- Thao tác bình luận

+ Đó là những gợn gió thật mong manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết.

=> Chỉ trong một đoạn trích phân tích 2 câu đề, tác giả đã sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận.