Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
* Các nhân tố tự nhiên:
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên khí hậu
- Tài nguyên nước
- Tài nguyên sinh vật
* Nhân tố kinh tế - xã hội:
- Dân cư và lao động nông thôn
- Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Chính sách phát triển nông nghiệp
- Thị trường trong và ngoài nước
b. Phân tích các điều kiện để phát triển sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
* Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
- Đất badan màu mỡ, phân bố thành những cao nguyên xếp tầng, lượn sóng diện tích lớn
- Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, có sự phân hoá theo đai cao
→ Thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm cây công nghiệp.
- Khó khăn: mùa khô kéo dài sâu sắc gây hiện tượng thiếu nước, mùa mưa tập trung gây hiện tượng lũ lụt...
* Kinh tế - xã hội:
- Thuận lợi:
- Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng cây công nghiệp
- Có một số cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp: Plâycu, Buôn Ma Thuột...
- Được nhà nước quy hoạch là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn
- Khó khăn:
- Thiếu lực lượng lao động
- Cơ sở hạ tầng lạc hậu, công nghiệp chế biến còn thưa thớt...
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt
- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…
- Tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.
+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.
+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.
=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì
- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Mỗi ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
- Phát triển công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy cần phát triển các ngành công nghiệp tái tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai: Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Tăng trưởng xanh,…
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Việt Nam nên phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ :
Vì:
là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp. Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cơ chế, chính sách, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ chưa rõ ràng, chưa có trọng tâm, trọng điểm… là những nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng của ngành này ở Việt Nam. Để ngành công nghiệp hỗ trợ đủ sức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, thời gian tới, Việt Nam cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Đây cũng là nội dung được phân tích trong bài viết.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Trong các ngành công nghiệp mà em đã học, theo em Việt Nam nên phát triển ngành công nghiệp nào?
Công nghiệp
Vì sao?
vì đây là ngành nhạy bén nhất trong công nghệ , là kim chỉ nam cho kinh tế cũng nư pt đất nc
a) Nước ta có thế mạnh lâu dài để phát triển ngành công nghiệp năng lượng:
- Nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng:
+ Khai thác than: đa dạng các loại than gồm như than antraxit và bán antraxit có trữ lượng khoảng 6,6 tỉ tấn, trong đó bể than Quảng Ninh có trữ lượng hơn 6,5 tỉ tấn. Than antraxit có chất lượng tốt, nhiệt lượng từ 7000 – 8000 calo/kg.
+ Tiềm năng khai thác dầu khí: tập trung các bể trầm tích ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích, trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng tram tỉ m3 khí đồng hành.
+ Tiềm năng thủy điện: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, lại chảy qua địa hình ¾ đồi núi nên có tiềm năng thúy điện lớn. Chủ yếu là các sông lớn ở Tây Bắc, Tây Nguyên. Tiềm năng ước tính đạt khoảng 3000 MW, sản lượng 260 – 270 tỉ kWh (chủ yếu trên hệ thống sông Hồng – 37% và sông Đồng Nai – 19%).
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá phát triển với mạng lưới giao thông ngày càng phát triển (đường sắt, đường bộ, đường ống) giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng hơn. Cơ sở nhà máy, thiết bị khai thác, nhà máy nhiệt phát triển từ lâu và có nền tảng cơ sở nhất định, hiện nay được đầu tư nâng cấp mở rộng.
b) Đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao:
- Về mặt kinh tế:
+ Đem lại nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn có giá trị cao như than, đặc biệt là dầu khí, được ví như “vàng đen” của nước ta.
+ Cung cấp nguồn năng lượng phục vụ hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
- Về mặt xã hội:
+ Góp phần giải quyết việc làm.
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt ở những vùng khó khăn thì điện được xem là một trong những điều kiện cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) vô cùng quan traọng cần đi trước một bước.
c) Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:
- Cung cấp nguồn điện cho hoạt động của tất cả các ngành sản xuất còn lại.
- Dầu khí là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến (nước hoa, nhựa đường, chất tẩy rửa, nhựa PV…).