K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2016

Mỗi khi nhắc đến Nguyễn Trãi, chúng ta lại nhớ đến Bình Ngô đại cáo. Đó là áng thiên cổ hùng văn đời đời bất diệt. Qua tác phẩm bất hủ ấy, độc giả ta đã tìm ra được ở vị quân sư tài ba Nguyễn Trãi một tư tưởng nhân nghĩa cao cả. Điều đó thể hiện rõ nét qua phần mở đầu của bài cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ờ yên dân 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Chỉ vỏn vẹn là hai câu thơ, nhưng lời nói của Nguyễn Trãi có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Là một người quân tử, là đấng trượng phu trong xã hội phải biết thương người, trọng người, lo việc yên dân.

Con người ấy phải làm tất cả để người dân được sống yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Đó là lòng nhân nghĩa từ xưa đến nay. Vì thương xót dân mà Nguyễn Trãi hết lòng giúp thống soái của mình diệt trừ kẻ bạo tàn, quân xâm lược, những kẻ đã gây đau thương lầm than cho nhân dân ta. Đó chính là điếu phạt, trừ bạo.

Hai câu thơ đã thể hiện một tư tưởng tiến bộ, tích cực, phù hợp với đạo lí chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Bởi vì xưa kia sách thánh hiền có dạy năm điều: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín để người quân tử học tập và rèn luyện. Trong đó nhân, nghĩa là hai việc đứng đầu làm gốc, làm nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Nhưng ở đây, Nguyễn Trãi không phải chỉ ảnh hưởng của Nho giáo mà ông còn biết tiếp thu truyền thống của dân tộc và cải tiến theo yêu cầu của xã hội.

9 tháng 8 2016

ai biết giúp cái

 

29 tháng 6 2018

Chọn đáp án: C

7 tháng 5 2023

− “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo:

+ Ở phần 1, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện qua quan điểm “nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “bình Ngô”.

+ Ở phần 2, tư tưởng nhân nghĩa là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn|Lấy chí nhân để thay cường bạo, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu roi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở“lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và cấp phương tiện cho về nước.

+ Ở phần 4, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

- Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo được nối kết theo quan hệ nhân quả.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Chú ý hai câu mở đầu.

- Hiểu được khái niệm nhân nghĩa và quan điểm “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết:

     “Nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ kết nối với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài.

+ Nguyễn Trãi vừa tiếp thu, vừa kế thừa quan niệm “nhân nghĩa” theo nghĩa gốc của Nho gia. Đối với tác giả, “nhân nghĩa” cốt yếu là lấy dân làm gốc, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân bằng cách diệt trừ bạo ngược, đánh bại những kẻ đi ngược lại với nguyên lí “nhân nghĩa” mà Nguyễn Trãi đã đưa ra.

+ Sau khi nêu ra tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cho thấy những hành động của quân Minh hoàn toàn trái ngược với điều này trong phần 2 (Vì tư tưởng Nho giáo mà nhà Minh sử dụng trong hệ thống chính trị).

+ Sang phần 3a và 3b, Nguyễn Trãi cho thấy sự chính nghĩa đã giúp cho nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.

+ Phần 4, Nguyễn Trãi có thể khẳng định Xã tắc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đổi mới chính là nhờ vào sự nhân nghĩa mà ông và nghĩa quân Lam Sơn theo đuổi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo như sau:

+ Ở phần 1, nó thể hiện qua quan điểm nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “Bình Ngô”.

+ Ở phần 2, nó là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, nó thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chỉ nhân để lay cùng bạo”, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu rơi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở “lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và cấp phương tiện cho về nước.

+ Ở phần 4, nó thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

⇒ Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo nối kết theo quan hệ nhân quả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

a. nhân nghĩa: (nhân: người, nghĩa: điều phải làm): lòng thương người và đối xử theo lẽ phải

   văn hiến: những truyền thống lâu đời và tốt đẹp

   điếu phạt (điếu: thương, phạt: trừng trị): vì thường dân mà trừng trị kẻ có tội

   hưng phế (hưng: sự nổi lên, phế: mất đi): sự phát triển và sụp đổ của các triều đại

b. Các từ Hán Việt giúp lời văn hàm súc, thêm phần trang trọng, làm tăng tính tôn nghiêm của một áng thiên cổ hùng văn

c. 

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” vô cùng cao đẹp.

Việt Nam luôn tự hào về nền văn hiến của dân tộc.

Dù ở bất cứ thời đại nào, dân tộc ta luôn có những hào kiệt đứng lên khởi nghĩa, đánh bại kẻ thù xâm lược. 

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt(*) trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt(*) trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có. (Trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, bản dịch của Bùi Kỉ, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 17) Chú thích: (*) Điếu phạt: (điếu: thương, phạt: trừng trị) rút từ ý “Điếu dân phạt tội” nghĩa là thương dân, đánh kẻ có tội.  Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1.Văn bản đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố nào?
2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định điều gì?
3. Từ việc đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay.

1
26 tháng 2 2022

1. Văn bản trên đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố: văn hiến, danh giới lãnh thổ, phong tục, lịch sử, triều đại, hào kiệt.

2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định độc lập chủ quyền của nước Đại Việt là điều hiển nhiên, tự nhiên, vốn có, phù hợp với đạo lí, lẽ phải.

3. (HS tự viết đoạn văn đưa ra suy nghĩ, dẫn chứng để chứng minh thuyết phục người đọc)

9 tháng 5 2020

1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.

- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:

+ Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.

+ Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại

2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.

a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:

- Nền văn hiến lâu đời

- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể

- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.

→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc

→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”

b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.

Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:

- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..

- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất

- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...

- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..

- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...

→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc

→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng

c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội

- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:

+ Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù

+ Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.

→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu

d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.

- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa

+ Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.

+ Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.

- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức

→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt

→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.

Phân tích quan điểm của Nguyễn Trãi trong đoạn trích LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH (Phương Chính gửi thư cho ta, cho nên có thư đáp lại) Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải dấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn...
Đọc tiếp

Phân tích quan điểm của Nguyễn Trãi trong đoạn trích LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH (Phương Chính gửi thư cho ta, cho nên có thư đáp lại) Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải dấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng không được sống yên. Ngân nghĩa mà lại thế ư? Nay ở nước mày, dân oán thần giận, kế tiếp đại tang, thế mà đã không biết tự xét lỗi mình, lại còn cùng binh độc vũ, cam lòng xâm lược phương xa, khiến cho sĩ tốt phơi thây, nhân dân lầm bụi. Ta e mối lo của họ Quý không phải ở nước Chuyên-du, mà ở trong tiêu tường vậy.

0