Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Biện pháp tu từ nhân hóa: “đò- biếng lười- mặc”, “ quán tranh- đứng im lìm” - Tác dụng biện pháp tu từ: + Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm. + Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, im lìm, bình yên nhưng cũng đượm buồn.
Tham khảo:
"Đã nghe rét mướt luồn trong gió,
Đã vắng người sang những chuyến đò”
Cấu trúc câu thơ song hành và cách diễn tả cũng rất mới. Có chuyển đổi cảm giác giữa xúc giác và thính giác. Như vậy, sự cảm nhận của thi nhân về rét, về gió, về cái xa vắng không chỉ bằng giác quan mà còn bằng cả linh hồn nữa. Chữ "luồn" đã cụ thể hóa cái rét, cảm nhận được nó bằng trực giác. Rét mướt luồn trong gió thu hiu hắt chứ không phải là gió rét. Rõ ràng là chưa rét đậm, rét tê tái, đúng là cái rét, cái lành lạnh những chiều thu, những đêm tàn thu.
Tham khảo:
- Phép tu từ : Nhân hóa, ẩn dụ.
+ Nhân hóa : '' đi, thấy ''
+ Ẩn dụ : '' Mặt trời trong câu thứ 2 ''
- Tác dụng :
+ Làm cho sự vật miêu tả trở lên gần gũi hơn, có khả năng khơi gợi sự liên tưởng giữa Mặt trời với Bác.
+ Bác Hồ là người mang lại cho dân tộc Việt Nam sự sống và niềm hạnh phúc.
=> Ca ngợi sự vĩ đại của người
Tham khảo:
- Biện pháp tu từ nhân hóa “…nàng trăng tự ngẩn ngơ”: Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa nhằm khắc họa tính cách của trăng y hệt như một người con gái đang suy nghĩ điều gì để rồi tự "ngẩn ngơ".
- Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Đã nghe rét mướt…”. Việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả đã chuyển xúc giác sang thính giác để nghe "lời thu nói".
→ Làm cho khổ thơ thêm sinh động và hấp dẫn.
Thành ngữ trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương:
+ Một duyên hai nợ: hàm ý nói bà Tú lấy chồng cái duyên có một ít cái nợ, diễn tả nỗi vất vả của bà Tú
+ Năm nắng mười mưa: chỉ sự vất vả, cực nhọc, dãi dầu mưa nắng
⇒ Sử dụng thành ngữ đơn giản, ngắn gọn, nhưng diễn đạt đầy đủ, sinh động, diễn tả nhiều ý nghĩa khác nhau có giá trị biểu cảm cao
- Hai thành ngữ trên phối hợp với nhau theo các cụm từ có ý nghĩa gần giống thành ngữ lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước được khắc họa hình ảnh bà Tú tần tảo, đảm đang, tháo vát.
a) Lặp cấu trúc “…là của chúng ta”, “những…”
Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp, khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.
b) Lặp cấu trúc “mùa xuân”
Tác dụng: nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.
c) Lặp cấu trúc “nếu là…tôi sẽ là…”
Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ, nhấn mạnh mong ước chân thành của con người với khát khao hiến dâng, đồng thời bộc lộ tình cảm chân thành, tha thiết, khát khao cống hiến của tác giả.
d) Lặp cấu trúc “…vì ông”
Tác dụng: giọng văn trở nên đanh thép, hùng hồn tuyên bố và nhấn mạnh những việc làm sai trái, tội ác của “ông” gây ra.
Tham khảo:
Tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ là: Nếu ở khổ 1 khổ 2 là những câu hỏi tu từ mang sự bí ẩn, gây tò mò một chút trách móc những kết lại bài thơ bằng câu thơ cuối là câu hỏi tu từ bộc lộ rõ sự thất vọng khi tình yêu không trọn vẹn. Đồng thời làm cho bài thơ thêm chặt chẽ, sinh động và hấp dẫn hơn.
Tham khảo:
- Biện pháp tu từ nhân hóa: “đò- biếng lười- mặc”
- Tác dụng biện pháp tu từ:
+ Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm.
+ Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, im lìm, bình yên nhưng cũng đượm buồn.