K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2018

- Giới thiệu được vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Khung cảnh thôn Vĩ và tâm trạng của tác giả.

Khổ 1:Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.

Câu 1: Câu hỏi tu từ mang nhiều sác thái: Lời hỏi, lời mới, lời trách nhẹ nhàng.

Ba câu sau gợi vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông

Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả.

Khổ 2:Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa

Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hinh ảnh gió , mây chia lìa đôi ngả, dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay gợi nỗi buồn hiu hắt.

Hai câu sau tả dòng Hương Giang trong đêm trắng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng

Tâm trạng đau đớn khắc khoải và khát khao cháy bỏng của nhà thơ

Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ, lòng yêu đời, ham sống, đầy trắc ẩn của nhà thơ

26 tháng 4 2019

a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ

b. Phân tích vẻ đẹp của hai đoạn thơ:

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Tràng giang của Huy Cận.

- Vẻ đẹp nội dung: Cảnh sông Hồng và tâm trạng của thi nhân.

+ 3 câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên sông rộng lớn, mênh mong gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa...

+ Câu thơ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi cảm nhận về những thân phận, kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

→ Đằng sau bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của cái tôi bơ vơ, lạc lõng trước vũ trụ; là niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, tả cảnh ngụ tình, ẩn dụ, thể thơ, nhịp điệu... vừa mang tính cổ điển vừa hiện đại....

* Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

- Vẻ đẹp nội dung:

   + 2 câu đầu: bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây, chia lìa đôi ngả; "dòng nước buồn thiu" gợi nỗi buồn hiu hắt.

   + 2 câu sau: tả dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng.

→ Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khao khát cháy bỏng của thi nhân.

- Vẻ đẹp nghệ thuật: Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi. Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hóa, câu hỏi tu từ...

* Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ.

- Sự tương đồng:2 đoạn thơ tiêu biểu cho Thơ mới, đều là những bức tranh tâm cảnh. Hình ảnh ngôn ngữ giản dị, gần gũi; mượn cảnh sông, nước, con thuyền ...để gợi sự chia lìa, cô đơn. Tâm trạng thi nhân: buồn, cô đơn, bế tắc trước cuộc sống...nhưng thiết tha yêu đời, yêu người.

- Sự khác biệt:

   + Tràng giang của Huy Cận sáng tác trong hoàn cảnh: cảm xúc trước sông Hồng mênh mông, ngậm ngùi về thân phận nhỏ bé của mình trước trời đất vô cùng.Trong thời gian: buổi chiều.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:: nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.Thơ Huy cận mang đậm yếu tố Đường thi qua ngôn ngữ, hình ảnh)

   + Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ 1 mối tình, khi nhà thơ mắc bệnh sắp lìa cõi đời.Trong thời gian, không gian nghệ thuật: từ chiều đến đêm trăng, sông Hương.Và vẻ đẹp cái tôi trữ tình:đoạn thơ bộc lộ thế giới nội tâm đầy uẩn khúc, khát khao mãnh liệt tình yêu nhưng vô vọng, mơ tưởng tình người, tình đời; nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc, khát khao được sống...Thơ Hàn Mặc Tử mang dấ ấn của thơ tượng trưng, siêu thực qua ngôn ngữ, hình ảnh).

- Lí giải: Hai đoạn thơ viết về hai không gian và hai thời điểm khác nhau. Hai tác giả có hai phong cách khác nhau.

6 tháng 4 2020

Huế đẹp và thơ. Núi sông diễm lệ. Con gái Huế xinh tươi và đa tình. Nếp sống thanh lịch của miền núi Ngự sông Hương đã trở thành ấn tượng và cảm mến sâu sắc đối với bao người gần xa:

Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ

Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt…

Thơ ca viết về Huế vó nhiều bài hay. Tiêu biểu là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), nhà thơ lỗi lạc trong Phong trào Thơ mới. Bài thơ có ba khổ thơ thất ngôn nói về cảnh sắc và cô gái Vĩ Dạ trong hoài niệm với bao cảm xúc bâng khuâng, man mác, thẫn thờ. Vĩ Dạ, một làng cổ xinh đẹp nằm bên bờ Hương Giang thuộc cố đô Huế, qua hồn thơ Hàn Mặc Tử mà trở nên gần gũi yêu thương đối với nhiều người trong bảy mươi năm qua. Đây là khổ thơ thứ hai của bài “Đây thôn Vĩ Dạ”:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Khổ thơ thứ nhất nói về cảnh vật thôn Vĩ khi “nắng mai lên”…Ở khổ thơ thứ hai, Hàn Mặc Tử nhớ đến một miền sông nước mênh mông, bao la, một không gian nghệ thuật nhiều thương nhớ và lưu luyến. Có gió nhưng “gió theo lối gió”, cũng có mây nhưng “mây theo đường mây”, mây gió đôi đường đôi ngả:

Gió theo lối gió/ mây đường mây

Cách ngắt nhịp 4/3, với hai vế tiểu đối, gợi tả một không gian gió, mây chia xa như một nghịch cảnh đầy ám ảnh. Chữ “gió” và “mây” được lặp lại hai lần trong mỗi vế tiểu đối đã gợi lên một bầu trời thoáng đãng, mênh mông. Thi nhân đã và đang sống trong cảnh ngộ chia li và xa cách nên mới cảm thấy gió mây đôi ngả đôi đường như tình và lòng người bấy nay. Ngoài cảnh gió mây chính là tâm cảnh Hàn Mặc Tử. Không có một bóng người xuất hiện trước cảnh gió mây ấy. Mà chỉ có “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Cảnh vật mang theo bao nỗi niềm sông Hương lững lờ trôi xuôi êm đềm, trong tâm tưởng thi nhân đã hóa thành “dòng nước buồn thiu”, càng thêm mơ hồ xa vắng. “Buồn thiu” là buồn héo hon cả ruột gan, một nỗi buồn day dứt triền miên, cứ thấm sâu mãi vào hồn người. Hai tiếng “buồn thiu” là cách nói của bà con xứ Huế. Bãi bờ đôi bên bờ sông cũng vắng vẻ, chỉ nhìn thấy “hoa bắp lay”. Chữ “lay” gợi tả hoa bắp đung đưa trong làn gió. Hoa bắp, hoa bình dị của đồng nội cũng mang tình người và hồn người. Hai câu thơ thất ngôn với bốn thi liệu (gió, mây, dòng nước, hoa bắp) đã hội tụ hồn vía cảnh sắc thôn Vĩ. Hình như đó là cảnh chiều hôm? Hàn Mặc Tử tả ít mà gợi nhiều, tượng trưng mà ấn tượng. Ngoại cảnh thì chia lìa, buồn lặng lẽ biểu hiện một tâm cảnh: thấm thía nỗi buồn xa vắng, cô đơn. Hai câu thơ tiếp theo gợi nhớ một cảnh sắc thơ mộng cảnh đêm trăng trên sông Hương ngày nào. “Dòng nước buồn thiu” đã biến hóa kì diệu thành “sông trăng” thơ mộng:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Khổ thơ trên đây, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi vần thơ đều thấm đẫm tình thương nhớ và một nỗi “buồn thiu” lẻ loi, vần thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Thơ Hàn Mặc Tử, đúng là thơ trữ tình hướng nội “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”…

tham  khảo ạ

học tốt

2 tháng 4 2021

Tham khảo:

Gió theo lối gió, mây đường mây

   Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

   Dòng nước trôi nhẹ, ngọn gió hiu hiu thổi, những cánh hoa bắp lay lay, nỗi buồn nhẹ nhưng không kém phần da diết. Đấy là khung cảnh thiên nhiên có thực nhưng đồng thời cũng phản ánh tâm trạng của chính tác giả



 

2 tháng 4 2021

Tham khảo:

Trong khung cảnh sông nước nên thơ, thời gian chuyển biến linh hoạt. Thoắt cái, cảnh vật đã chuyển sang một buổi đêm trăng huyền ảo:

"Thuyền ai dậu bến sông trăng đó?

Có chở trăng về kịp tối nay?"

Hai câu thơ sau cho thây tâm hồn nhà thơ có buồn và cô đơn nhưng vẫn chan chứa tình yêu đối với con người và thiên nhiên xứ Huế. Đây là cảnh thực mà cứ như ảo vì dòng sông không còn là dòng sông của sóng nước nữa mà là dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng, hay đấy là dòng ánh sáng tuôn chảy khắp vũ trụ làm không gian nghệ thuật thêm hư ảo, mênh mang. Cũng vì thế, con thuyền vốn có thực trên dòng sông đã trở thành một hình ảnh của mộng tưởng, nó đậu trên bến sông trăng để chở trăng về một bến nào đó trong mơ. Là thuyền ai? Thuyền của người thôn Vĩ hay con thuyền của chính tác giả? Cũng không rõ nữa, chỉ biết rằng con thuyền ấy chở đầy trăng. Bằng ngòi bút liên tưởng và trí tưởng tượng phong phú, Hàn Mặc Tử đã phác hoạ được nét đẹp nhất của sông Hương là vẻ huyền ảo thơ mộng dưới ánh trăng. Đến câu thơ cuối, con thuyền, dòng sông, ánh trăng trong sự hồi tưởng quá khứ ấy lại gắn với cảm nghĩ của nhà thơ trong hiện tại, bởi nhà thơ mong muốn con thuyền chở trăng về kịp tối nay chứ không phải là một tối nào khác? Con thuyền trở thành con thuyền chỏ trên mình người du khách đặc biệt, liệu có kịp cập một bến thời gian nào đó tôi nay? Phải chăng cái "tối nay" đó là một tối thật buồn và cô đơn, nhà thơ đang có những tâm sự mà chỉ có trăng mới có thể hiểu được? Điều đó cho thấy Hàn Mặc Tử rất yêu trăng, rất yêu xứ Huế, yêu cảnh vật và con người nơi đây nhưng dường như cảnh Huế, người Huế không hiểu được, không đáp lại tình yêu ấy nên nhà thơ tìm đến vầng trăng như một người để trút bầu tâm sự cho vơi đi cảm giác lẻ loi, cô đơn và những mặc cảm bệnh tật.

25 tháng 4 2022

Tham khảo:

"Đã nghe rét mướt luồn trong gió,

Đã vắng người sang những chuyến đò”

   Cấu trúc câu thơ song hành và cách diễn tả cũng rất mới. Có chuyển đổi cảm giác giữa xúc giác và thính giác. Như vậy, sự cảm nhận của thi nhân về rét, về gió, về cái xa vắng không chỉ bằng giác quan mà còn bằng cả linh hồn nữa. Chữ "luồn" đã cụ thể hóa cái rét, cảm nhận được nó bằng trực giác. Rét mướt luồn trong gió thu hiu hắt chứ không phải là gió rét. Rõ ràng là chưa rét đậm, rét tê tái, đúng là cái rét, cái lành lạnh những chiều thu, những đêm tàn thu.



 

19 tháng 2 2017

Đoạn 1:

Nhà thơ Huy Cận có rất nhiều bài thơ hay miêu tả về cảnh thiên nhiên , tình yêu quê hương đất nước, nỗi nhớ nhà trong đó nổi bật nhất là bài thơ " tràng giang" nó là bài thơ tiêu tiêu biểu của phong trào thơ mới. trong bài thơ " tràng giang " em thích nhất là khổ thơ cuối của bài thơ khổ thơ này đã thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn, bơ vơ của tác giả khi nhớ nhà:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc ,
Chim nghiêng cảnh nhỏ :bóng chiều sa ,
LÒNG quê dờ dợn vời non nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
vâng tác giả đã dùng những từ láy " lớp lớp" ở đây để miêu tả rõ hình ảnh của nhưng đám mây nhiều nó từng lớp từng lớp đã làm bạc đi cả bầu trời, câu thơ :"lớp lớp mây cao đùn núi bạc " nàa thơ đã dùng biện pháp so sánh ẩn dụ để tô thêm vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ tác giả đã so sánh màu của những đám mây với" bạc" một cách so sánh khá khéo leó.những lớp mây đùn lên thành núi bạc cón chim thì chao nghiêng nhưng ở đây không phải là chao nghiêng một cách bình thường mà "chim nghiêng cánh nhỏ :bóng chiều sa"có lẽ những đàn chim đang vội vã bayvề tổ ấm của mình để tránh được cái " bóng chiều sa".Dường như những cánh chim đó đang bị đè nặng của cảnh xế chiều buông xuống và điều đặc biệt hơn là cánh chim không bình thường mà chim nghiêng bỏi đôi cánh nhỏ bằng đôi cánh nhỏ của mình chim bay vể tổ ấm của mình đề tránh được một không gian rộng lớn buổi chiều tà. chim bay đi đâu cho thoát khỏi cái bóng chiều tà đang đè nặng xuống mình? đến với câu thơ
"lòng quê dờn dợn vời non nuước"
LÒNG QUÊ ở đây muốn nói lên nỗpi nhớ quê hương của nhà thơ , sự hướng tâm chứ không chỉ đơn thuần là tấm lòng chất phác , quê mùa. hai từ "dờn dợn " cho ta cảm nhận sóng biển đang ở bên ta, sóng biển cũng biết nhớ thương hay tác giả đang nhớ thương vậy?hai từ "dờn dợn "còn gợi cho ta thấy được sự lên xuống uốn lươn của sóng biển hay nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một buổi chiêu tà.và nỗi nhớ ấy không chỉ một lần mà là liên tục ,nhiểu lần nhưng nỗi ấy mới chỉ là 'dờn dợn ' mà hưa phải là cuồng nhiệt. câu thơ muốn nói lên lòng nhớ quê hương khi tác giả sông nước. hay trong chuyện kiều cũng ả nỗi nhớ nhà nhưng lại chưa biết đâu là nhà khi;
" bốn phương mây tr81ng một màu
trông vời cố quôcbiết đâu là nhà"
kiếu nhớ quê nhà nhưng bốn phương đều là một màu làm sao để nhận ra được đâu là nhà hay trong cuộc sống của cô như thế thì sẽ biết về đâu và đâu sẽ là nhà?vâng lòng nhớ quê hương được gợi lên BỜITỪ" MÂY TRẮNG ", cánh chim chiều và được tác giả nhấn mạnh ooở từ" con nước'. tác giả kết thúc bài thơ một cách nhẹ nhàng nhưng sâu lắng :

' không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"
nhà thơ đã mượn từ "khói " trong thơ của nhà thơ thôi hiệu để nói lên nỗi lòng của mình, nếu như nhà thơ Tô Hiệu nói" trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" thì nhà thơ HUY CẬN không có "khói " nhưng vẫn nhớ về nhà hay cái nôi mà mình đã nuôi ta trưởng thàn. nhà thơ tô hiệu mới nói lên nỗi nhớ nhà một cách chung nhưng ở đây nhà thơ huy cận đã khẳng định "không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" câu thơ rất mạnh mẽ dứt khoát . Xưa kia nhà thơ thôi hiệu buồn vì cõi tiên mù mịt , quê nhà cách xa , khói sóng trên sông gợi cho tác giả thấy mờ mịt mà sầu. Nhưng nay Huy Cận buồn trước cảnh không gian hoang vắng ,sóng "gợn tràng giang "khíến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ám áp vá là tổ ấm hạnh phúc đối với ông.thôi hiệu tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư vô , đó là lòng khát khaôột cõi quê hương thực tại còn Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình ,hoang vắng lòng ông lại muốn được trở về với quê hương mang nặng tình thương và mang lại sự ấm áp cho tác giả đó cũng là nỗi khát vọng của ông.
TÓM LẠI khổ thơ:
" Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."
bằng những biện pháp so sánh và sự tài tình miêu tả của nhà thơ đã thể hiện rõ nỗi buồn , nỗi nhớ nhung quê hương của tác giả.thơ mang đậm nét buồn , buồn ở đây không phải là buồn do cảnh vật tàn phai , không gian chật hẹp , tù túng hay chết chòcma buồn vì cái đẹp thiếu tình người ,từ một sự mất mát các mối liên hếco tính phổ quát gây nên.một cái buồn đậm màu triết lí , nỗi buồn đó cũng phản ánh sự thay đổi đòi sống xã hội , khổ thơ cũng muốn nói lên nỗi buồn của những ai khi phải xa quê hương.

19 tháng 2 2017

Đoạn 2:

Huế đẹp và thơ. Núi sông diễm lệ. Con gái Huế xinh tươi va đa tình Nếp sống thanh lịch của miền núi Ngự sông Hương đã trở thành ấn tượng và cảm mến sâu sắc đối với bao người gần xa:

Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón.

Thơ ca viết về Huế có nhiều bài hay. Tiêu biểu là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mạc Tử, nhà thơ lỗi lạc trong phong trào “Thơ mới”. Bài thơ có 3 khổ thơ thất ngôn nói về cảnh sắc và cô gái Vĩ Dạ trong hoài niệm với bao cảm xúc bâng khuâng, man mác, thẫn thờ.

Vĩ Dạ, một làng cổ xinh đẹp nằm bên bờ Hương Giang thuộc cố đô Huế, qua hồn thơ Hàn Mạc Tử mà trở nên gần gũi yêu thương đối với nhiều người hơn 60 năm qua. Đây là khổ thơ thứ hai của bài “Đây thôn Vĩ Dạ".

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Khổ thơ thứ nhất nói về cảnh vật thôn Vĩ khi “nắng mới lên” ... ở khổ thơ thứ hai, Hàn Mạc Tử nhớ đến một miền sông nước mênh mang, bao la, một không gian nghệ thuật nhiều thương nhớ và lưu luyến. Có gió, nhưng “gió theo lối gió". Cũng có mây, nhưng “mây đường mây”. Mây gió đôi đường, đôi ngả:

“Gió theo lối gió, mây đường mây”.

Cách ngắt nhịp 4/3, với hai vế tiểu đối, gợi ta một không gian gió, mây chia lìa, như một nghịch cảnh đầy ám ảnh. Chữ “gió” và “mây” được điệp lại hai lần trong mỗi vế tiểu đối đã gợi lên một bầu trời thoáng đãng, mênh mông. Thi nhân đã và đang sống trong cảnh ngộ chia li và xa cách nên mới cảm thấy gió mây đôi ngả đôi đường như tình và lòng người bấy nay. Ngoại cảnh gió mây chính là tâm cảnh Hàn Mạc Tử.

Không có một bóng người xuất hiện trước cảnh gió mây ấy. Mà chỉ có “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Cảnh vật mang theo bao nỗi niềm. Sông Hương lững lờ trôi xuôi êm đềm, trong tâm tưởng thi nhân đã hóa thành “dòng nước buồn thiu”, càng thêm mơ hồ, xa vắng. “Buồn thiu” là buồn héo hon cả gan ruột, một nỗi buồn day dứt triền miên, cứ thấm sâu mãi vào hồn người. Hai tiếng “buồn thiu” là cách nói của bà con xứ Huế. Bờ bãi đôi bờ sông cũng vắng vẻ, chỉ nhìn thấy “hoa bắp lay”. Chữ “lay” gợi tả hoa bắp đung đưa trong làn gió nhẹ. Hoa bắp, hoa bình dị của đồng nội cũng mang tình người và hồn người.

Hai câu thơ 14 chữ với bốn thi liệu (gió, mây, dòng nước, hoa bắp) đã hội tụ hồn vía cảnh sắc thôn Vĩ. Hình như đó là cảnh chiều hôm? Hàn Mạc Tử tả ít mà gợi nhiều, tượng trưng mà ấn tượng. Ngoại cảnh thì chia lìa, buồn lặng lẽ biểu hiện một tâm cảnh: thấm thía nỗi buồn xa vắng, cô đơn.

Hai câu thơ tiếp theo gợi nhớ một cảnh sắc thơ mộng, cảnh đêm trăng trên Hương Giang ngày nào. “Dòng nước buồn thiu” đã biến hóa kì diệu thành “sông trăng” thơ mộng.

“Thuyền, ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Đây là hai câu thơ tuyệt bút của Hàn Mặc Tử được nhiều người ngợi ca, kết tinh rực rỡ bút pháp nghệ thuật tài hoa lãng mạn. Một vần lưng tài tình. Chữ “đó” cuối câu 3 bắt vần với chữ “có” đầu câu 4, âm điệu vần thơ cất lên như một tiếng khẽ hỏi thầm “có chở trăng về kịp tối nay?”. “Thuyền ai” phiếm chỉ, gợi lên bao ngỡ ngàng bâng khuâng, tưởng như quen mà lạ, gần đó mà xa xôi. Con thuyền mồ côi nằm trên bến đợi “sông trăng” là một nét vẽ thơ mộng và độc đáo. Đã có “Thuyền ai đậu bến Cô Tô” hiện lên trong ánh trăng tà và tiếng quạ kêu sương trong thơ Trương Kế đời Đường. Đã có “Sông xuân đâu chẳng sáng ngời trăng“ trong “Xuân giang hoa nguyệt dạ” của Trương Nhược Hư, 1300 năm về trước. Qua đó, ta thấy hình tượng “sông trăng” là mới mẻ, sáng tạo. Cả hai câu thơ của Hàn Mạc Tử, câu thơ nào cũng có trăng. Ánh trăng tỏa sáng dòng sông, con thuyền và bến đò. Con thuyền không chở người (vì người xa cách chia li) mà chỉ “chở trăng về” phải “về kịp tối nay” vì đã cách xa và mong đợi sau nhiều năm tháng. Con thuyền tình của ước vọng nhưng đã thành vô vọng! Bến sông trăng trở nên vắng lặng vì “thuyền ai”: Con thuyền vô định. Phiếm chỉ — là con thuyền mồ côi. Còn đâu cô gái Huế diễm kiều, e ấp, mà chơ vơ còn lại con thuyền mồ côi khắc khoải đợi chờ trăng!

Sau cảnh gió, mây, là con thuyền, bến đợi và sông trăng. Cảnh đẹp một cách mộng ảo. Cả ba hình ảnh ấy đều biểu hiện một nỗi niềm, một tâm trạng cô đơn, thương nhớ đối với cảnh và người nơi thôn Vĩ. Như ta đã biết, thời trai trẻ, Hàn Mặc Tử đã từng học ở Huế, từng có một mối tình đơn phương với một thiếu nữ thôn Vĩ, mang tên một loài hoa. Với chàng thi sĩ tài hoa đa tình và bất hạnh, đang sống trong cô đơn và bệnh tật, nhớ Vĩ Dạ là nhớ cảnh cũ người xưa. Cảnh “gió theo lối gió, mây đường mây”, cảnh thuyền ai đậu bến sông trăng đó là cảnh đẹp mà buồn., Buồn vì chia lìa, xa vắng, lẻ loi và vô vọng.

Khổ thơ trên đây, mỗi câu. mỗi chữ, mỗi vần thơ đều thấm đẫm tình thương nhớ và một nỗi “buồn thiu” lẻ loi. vần thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Thơ Hàn Mạc Tử, đúng là thơ trữ tình hướng nội “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” ...

Đáp án: 

B. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

27 tháng 4 2020

Phân tích hai khổ thơ trên?

Trong số các thi nhân của phong trào thơ mới 1932 – 1945 có lẽ ta không thấy ai có số phận ai oán nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử, số mệnh cay đắng của thi sĩ được tiên đoán trước qua ý nghĩa các biệt danh Phong Trần (Gió Bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt). Hàn Mặc Tử người đi trong màn lạnh với tấm lòng quặn thắt, ông đã trải lòng mình trên giấy mong manh và cho ra đời nhiều thi phẩm đặc sắc. Một trong số đó là bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ, đọc bài thơ người đọc sẽ có ấn tượng ngay với hai khổ thơ đầu:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

............

Có chở trăng về kịp tối nay”

Hàn Mặc Tử là một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ mới, ông là một hiện tượng Thơ rất mới lạ. Hồn thơ mãnh liệt luôn chất chứa sự mâu thuẫn giữa cảnh sắc và tinh thần vì những nỗi đau đớn về bệnh tật nên ông luôn khát vọng sống, khát vọng giao hòa giao cảm với cuộc đời, với con người. Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm 1938, lấy cảm hứng từ một mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái Huế, bài thơ được in trong tập “Thơ điên” sau đổi thành “Đau thương”.

Như chúng ta đã biết thơ là cuộc đời nhưng đó không phải là sự sao chép máy móc, mà phải được thanh lọc cảm nhận qua tâm hồn thi sĩ để thành thơ. Thơ là hình ảnh sống tươi nguyên, được tái hiện qua lăng kính tình cảm của người nghệ sĩ. Vì vậy nếu thơ không có tư tưởng, tình cảm thì đó chỉ là những lời sáo rỗng nhạt nhẽo vô vị tầm thường, chỉ là chọn làm xiếc, ngôn từ chẳng thể đánh lừa được người đọc. Vai trò là một nhà thơ, Hàn Mặc Tử không ngừng sáng tạo cho ra đời những tác phẩm đặc sắc, khác với các nhà thơ cùng thời. Đọc Đây Thôn Vĩ Dạ ta càng cảm thấy rõ điều đó, mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Câu hỏi đó chính là sự phân thân của nhà thơ, nhà thơ hóa thân vào cô gái Huế để hờn dỗi, trách móc nhẹ nhàng nhưng đằng sau ấy là sự mời mọc rất chân thành, nhà thơ sử dụng từ “chơi” gợi lên sự thân mật gần gũi… Mặt khác câu hỏi tu từ này là nhà thơ đang tự hỏi mình, tự trách mình sao cảnh Huế đẹp như vậy mà anh không vào chơi. Đó là một câu hỏi lớn, nỗi đau khắc khoải, bây giờ đây trở về xứ Huế đã trở thành một niềm khao khát của nhà thơ. Có lẽ khi sáng tác bài thơ này, nhà thơ đang ở giai đoạn cuối của bệnh phong nên ông chỉ có thể trở về chơi thôn vĩ trong tâm tưởng, nhưng dù là trong tâm tưởng thì cảnh thiên nhiên về thôn Vĩ vẫn đẹp lung linh:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền"

Bức tranh thôn Vĩ xinh xắn thơ mộng được chiêm ngưỡng từ xa đến gần. câu thơ với điệp từ “nắng” đã gợi lên trong mắt người đọc một không gian tràn ngập ánh sáng, cau đó là một loại cây mang vẻ đẹp đặc trưng của thôn Vĩ, với thân hình thẳng tắp tán lá xanh tươi, vườn cây thôn Vĩ tươi tốt đến mức khách ở xa về phải trầm trồ “vườn ai mướt quá xanh như ngọc” vườn ai không xác định nhưng người đọc vẫn có thể hiểu là vườn của cô gái Huế. “mướt quá” là sự đặc tả sắc xanh của cây lá. Tại sao tác giả không dùng màu xanh da trời, xanh thẫm mà dùng màu xanh ngọc bích, có lẽ đó là màu xanh tinh khiết, tinh túy, quyến rũ và bức tranh thôn Vĩ ngày càng đẹp hơn, hiện lên đầy đủ hoàn hảo hơn, khi có sự xuất hiện của người con gái “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Vĩ Dạ nổi tiếng với màu xanh của trúc một loại cây được trồng trước ngõ, trong tâm tưởng của thi nhân bất chợt hiện về qua mặt chữ điền lấp ló sau hàng trúc. Lá trúc thì mảnh mai, mặt chữ điền gợi lên sự vuông vắn, phúc hậu…

Tất cả tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa con người với thiên nhiên, nếu ở khổ thơ thứ nhất nhà thơ nhìn cảnh vật bằng sự lạc quan yêu đời, thì khổ thơ thứ hai đã có sự thay đổi đó chính là sự mặc cảm về cảnh chia lìa, tan tác:

"Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay"

Hai câu thơ nói lên vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế, đó là dòng sông Hương chảy lững lờ hai bên bờ sông, là những vườn bắp, những bông hoa nhẹ nhàng lay động còn trên cao thì gió đi theo lối gió mây đi theo đường mây. Trong thực tế ta thấy Gió và Mây là hai sự vật không thể tách rời, bởi có gió thổi thì mây trời có thể bay. Vậy mà hai chữ chia lìa vẫn đến còn dòng nước buồn thiu như mang trong mình một tâm trạng không gì tả nổi.

Đến hai câu thơ tiếp theo vẫn là dòng sông Hương, là Huế mộng mơ nhưng nó không còn nắng, không còn xanh của Vỹ Dạ mà trước mắt người đọc là không gian tràn ngập ánh trăng, con thuyền trở thành thuyền Trăng, dòng sông trở thành sông trăng và bến trở thành bến trăng

“Thuyền ai đâu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Từ xưa đến nay, ta thường bắt gặp hình ảnh thuyền trăng, bến chăng, Nhưng nay ta lại bắt gặp một hình ảnh mới đó là sông trăng, đọc câu thơ người đọc mới có cảm tưởng như đang vào cõi mộng, dường như nhà thơ đang sống trong khắc khoải, chờ mong. Ở thơ thứ nhất câu hỏi tu từ xuất hiện với câu thơ đầu còn đối với khổ thơ thứ hai câu hỏi tu từ lại xuất hiện ở câu cuối. Câu thơ như mang nhiều cảm xúc “Có chở trăng về “ là sự mong ngóng hi vọng “kịp tối nay” là khắc khoải, lo âu, là sự hoài nghi, là sự khẩn thiết yêu cầu. Nhưng dường như nhà thơ đã dự cảm được sự thất vọng, nhà thơ như ý thức được rằng nếu trăng không về kịp thì mình sẽ vĩnh viễn rơi vào thế giới đau đớn, tuyệt vọng.

Thành công của đoạn thơ là nhờ sử dụng các biện pháp tu từ như điệp từ, câu hỏi tu từ, so sánh bằng thủ pháp nghệ thuật liên tưởng, cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt đoạn thơ. Nhà thơ đã khắc họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và bản trong đó là nỗi lòng của chính nhà thơ.

Tóm lại, Đây Thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của miền quê, đất nước qua tâm hồn thơ mộng giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ đa tình, đa cảm. Và Hàn Mạc Tử đã thực sự thành công trong việc thể hiện sự chuyển biến về tâm trạng của nhân vật trữ tình – người mang một tâm trạng nặng trĩu.