K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2019

2)

I. Mở bài
- Đôi nét về Thạch Lam: Một trong những cay bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn, ông có thế mạnh về viết truyện ngắn. Văn chương Thạch Lam rất thích hợp để thanh lọc tâm hồn

- Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn phù hợp cho nhận định trên


II. Thân bài
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn

a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn:

- Toàn bộ cảnh vật được cảm nhận qua cái nhìn của Liên

- Âm thanh: + Tiếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve.

- Hình ảnh, màu sắc: + “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.

- Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.

- Nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu

⇒ Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế

b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện

- Cảnh chợ tàn:

+ Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.

+ Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.

- Con người:

+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ.

+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.

+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.

+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.

+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.

⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.


c. Tâm trạng của Liên

- Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này”.

- Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ:

+ Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.

+ Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên

⇒ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình

2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya

a. Sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”

- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối:

+ “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.

+ “Tối hết con đường thẳm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”.

⇒ Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.

- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ: khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng…⇒ ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.

- Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau

⇒ Bóng tối bao trùm trong khi ánh sáng chỉ mong manh, nhỏ bé ⇒ kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:

- Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại:

+ Chị Tí dọn hàng nước

+ Bác Siêu hàng phở thổi lửa.

+ Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”

+ Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.

⇒ Cuộc sống nhàm chán, quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát.

- Những suy nghĩ cũng lặp đi lặp lại hằng ngày: Mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát che tươi và hút điếu thuốc lào.

- Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối dang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ” ⇒ mơ hồ, tội nghiệp

⇒ Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ.

3. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An

-Liên và An thức bởi:

+ Để bán hàng

+ Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua – hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

- Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên:

+ Liên cũng trông thấy “ngọn lửa xanh biếc”

+ Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.

- Khi tàu đến:

+ Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.

+ Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.

- Khi tàu đi vào đêm tối:

+ Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.

+ Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

⇒ Đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ, mang đến phố huyện nghèo một thế giới khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước

III. Kết bài
- Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của truyện ngắn

- Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của Thạc Lam: kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm.

24 tháng 12 2019

Trong bài viết “sáng tạo ra cái mới trong văn học nghệ thuật”, giáo sư Trần Đình Sử cho rằng “điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo ra cái mới… cái quý của Nhà văn là sáng tác ra cái mới, chứ không phải viết được nhiều”. Đúng như vậy một tác phẩm nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng luôn lôi cuốn người đọc người thưởng thức bằng cái mới cái sáng tạo. Đối với văn học đó còn là điều then chốt và quyết định đến tên tuổi của người cầm bút. Bàn về điều này trong cuốn “lý luận văn học”, do Phương Lựu chủ biên viết “văn nghệ không chỉ hiểu biết, khám phá, mà còn sáng tạo nữa”. Minh chứng rõ nhất cho điều đó chính là truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao.

Sê-khốp đã từng quan niệm “Nếu tác giả không có lối đi riêng, thì người đó không bao giờ là nhà văn cả…”. Như vậy quá trình sáng tác và sự sáng tạo của văn học luôn được đề cao, nhưng theo phương Lựu điều dĩ nhiên cần phải có, cái trước tiên của yêu cầu về văn nghệ, hai cái được đề cập ở đây chính là văn học cần hiểu biết và khám phá, “hiểu biết” là sự am hiểu, là vốn kiến thức từ hiện thực cuộc sống mà giới văn nghệ sĩ hay cụ thể ở đây là nhà văn có được. “Khám phá”, tức hướng khai thác cho vốn kiến thức của mình cho có chiều sâu về tư tưởng. “Hiểu biết” và “khám phá” có thể xem là bước đầu của quá trình sáng tác văn học. Nhưng đó chỉ là điều đương nhiên, bởi khi sáng tác văn học, thì vốn kiến thức đời sống ai chẳng có. Cái quý ở đây theo Phương Lựu và bao nhà phê bình các quan niệm chính là “sự sáng tạo”.

Đó chính là quá trình, là hướng khai thác, phản ánh cuộc sống in đậm dấu ấn cá nhân của một tác giả. Đó có thể là sáng tạo về một nội dung như phạm vi, đề tài, chủ đề, cách tiếp cận cái nhìn riêng biệt… như vậy Ý kiến của Phương Lựu đề cao tính phát hiện, khám phá và biểu hiện cái mới trong sáng tác văn học. Đó là yếu tố quyết định làm nên tên tuổi của nhà văn, nhưng đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng, Sự hiểu biết và khám phá trong văn chương nghệ thuật.

Quan niệm của Phương Lựu đưa ra hoàn toàn chính xác và đặc biệt đối với văn học, bởi văn học là lĩnh vực của cái độc đáo, sáng tạo. Nếu không có sự sáng tạo, thì văn chương quả thật là nhàm chán và phẳng lặng. Quá trình Sáng tạo làm cho để văn học trở nên phong phú, đa dạng với nhiều cách nhìn, cái cảm mới mẻ. Tất nhiên mọi cái mới trong văn học đều bắt nguồn sâu xa, trong truyền thống văn học dân tộc và nhân loại. Nhưng nó phải có cái gì đó vượt lên, mở ra. Cái mới trong văn học bao gồm hai phạm vi, một là sáng tạo ra tác phẩm văn học, hai là khám phá giá trị trên cơ sở truyền thống, là cách tiếp cận mới mẻ về những vấn đề tưởng như là quen thuộc. Sự sáng tạo trong tác phẩm văn học thường biểu hiện ở đề tài mới, tính độc đáo về hình thức và phong cách… sáng tạo ra cái mới chính là thiên chức của người cầm bút, bởi đóng góp của nhà văn không chỉ là số lượng, mà còn là chất lượng. Để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, có bản lĩnh và phải biết lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ giống như “cuộc thám hiểm thực sự”. Nếu dấn thân vào một trong “vùng đất mới”, mà không có “cái nhìn mới”, thì tác giả sẽ không sáng tác nên những tác phẩm có giá trị. Hơn thế nữa việc sáng tạo ra cái mới, tạo nên phong cách riêng, gương mặt, tinh thần riêng cho nhà văn, sự hợp thành của các phong cách tác giả, sẽ làm nên diện mạo phong phú của nhà văn, góp phần vào sự vận động, phát triển không ngừng của văn học, nghệ thuật. Đây là điều then chốt, là sự sống còn, cũng là quy luật phát triển tất yếu của văn học thời đại, của mọi nền văn học trên thế giới. Minh chứng điển hình cho sự mẫu mực của một tác phẩm văn học, chính là hai tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao.

Xuất hiện trong giai đoạn văn học 1930 đến 1945, thời kỳ có nhiều biến động. Thạch Lam và Nam cao được xem là hai ngôi sao sáng của giai đoạn này. Nếu như Thạch Lam là nhà văn lãng mạn, có một phong cách sống nhân hậu, điềm đạm, tinh tế cũng đã đi sâu vào văn chương, thì Nam cao là nhà văn hiện thực, có cách sống và cách viết bề ngoài lạnh lùng, ít nói, nhưng bên trong lại có một nội tâm phong phú, nặng trĩu yêu thương. Thạch Lam thường viết theo lối viết truyện tâm tình, người đem chất thơ và văn xuôi, còn Nam Cao lại viết với một cách viết sắc cạnh, cốt truyện gây cấn, ly kỳ, cùng với đó là biệt tài xây dựng nhân vật một cách độc đáo. Sự xuất hiện của hai tác giả này đã đóng góp những điều mới mẻ, độc đáo và rất quý giá cho nền văn học nước nhà. Tiêu biểu cho sự sáng tạo của hai nhà văn chính là truyện ngắn “hai đứa trẻ” và “Chí Phèo”. Hai tác phẩm này đồng thời là sự am hiểu, khám phá kiến thức cuộc sống, đồng thời là sự sáng tạo của hai nhà văn.

Theo Phương Lựu yếu tố đầu tiên mà cũng là nền tảng của văn học, chính là “sự hiểu biết”, “khám phá” đời sống xã hội của chính là văn đó. Đến với “hai đứa trẻ”, sự am hiểu biết, hay nói cách khác là nhận thức của nhà văn về một Phố huyện nghèo, một miền đất, miền đời bị quên lãng. Đó là sự khám phá về cuộc sống nghèo nàn của xã hội cũ nói chung. Cái chõng tre cót két, chợ tàn, kiếp người tàn… Gợi một sự nghèo khổ đến thế lương. Đó là gian hàng ế khách của chị em Liên, gánh phở Bắc siêu, tiếng đàn bác sẩm, thậm chí cả hàng nước rẻ tiền như của chị tí cũng ế. Tất cả cho thấy mọi sự khó khăn bao trùm toàn bộ Phố huyện không chỉ nghèo đói, mà cuộc sống của những con người ở phố huyện này còn quấn quanh, bế tắc trong cái “ao đời phẳng lặng”. Đó là dìn chết về tinh thần, dìm chết ước mơ, khát vọng của con người. Cứ hàng ngày chị tí lại dọn hàng nước, chị em Liên lại mở cửa và đóng cửa hàng, cụ thi lại mua rượu, bác siêu lại kẹo kịt trên vai với gánh phở ế khách, bác xẩm lại ngồi trên manh chiếu đợi khách. Tất cả cho thấy một cuộc sống đến chán nản, kiệt quệ cả vật chất và tinh thần nơi đây. Cũng qua tác phẩm này, người đọc cũng thấy rõ sự hiểu biết và khám phá của Thạch Lam về xã hội lúc bấy giờ.

Không như Thạch Lam, Nam Cao lại thể hiện sự hiểu biết. Sự khám phá đó ở đề tài nông dân và nông thôn trước cách mạng. Đọc truyện ngắn của Nam Cao, và tiêu biểu của “Chí Phèo” ta thấy sự am hiểu và khám phá của ông thể hiện ở cuộc sống, của người nông dân trước cách mạng. Cùng với đó là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam cùng thời qua hình ảnh làng Vũ Đại. Đó là cái làng xa phủ, xa tỉnh, ở cái thế “Quần ngư tranh thực”, với những mối quan hệ phức tạp giữa bọn cường hào, ác bá đứng đầu là Bá Kiến với người dân trong làng. Khi cần thì bọn ác bá hợp sức lại với nhau thống trị dân làng, áp bức người dân vô tội còn lúc không cần đến chúng lại “ngấm ngầm cho nhau ăn bàn”. Những mối quan hệ đó đã ảnh hưởng đến không nhỏ tới cuộc sống của người dân trong làng. Nó làm cho họ khổ, nay còn khổ hơn, thực sự phải rất tinh tế, am hiểu và khám phá sâu rộng thì nam cao mới có thể phản ánh được một hiện thực như vậy.

Thế nhưng đối với văn chương thì sự am hiểu, hiểu biết về sự khám phá chỉ là điều dĩ nhiên, bởi có nó mới viết văn được. Còn đúng như quan niệm của Phương lưu, thì sáng tạo mới là điều then chốt, là cái quý của nhà văn và là chỗ đứng của nhà văn. Sự sáng tạo đó thể hiện qua phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Đến với “hai đứa trẻ”, cái mới trong nội dung thể hiện trước hết ở việc nhà văn đã chú trọng đi sâu vào đời sống nội tâm của con người, luôn đề cao cuộc sống nội tâm những điều mà xưa nay các nhà văn khác ít chú ý đến. Cuộc sống ở phố Huyện đã nghèo về vật chất, nay còn hạn chế về tinh thần, tàn tạ về ước mơ, khao khát. Cứ ngày qua ngày, cuộc sống của những con người nơi đây cứ trôi một cách vô vị, tẻ nhạt như những dòng nước. Họ cứ gắn chặt đời mình với những gian hàng, gánh hàng rẻ tiền mà vẫn cứ ế khách. Họ sống một cách gì đó mòn mỏi, không trông mong gì đến tương lai, chỉ như là để tồn tại cho qua ngày. Cuộc sống của họ chỉ như một màn kịch, không có sự thay đổi người và thay đổi hành động. Liên, chị tí, bác siêu, bác xẩm cứ sống như vậy cho thấy họ chỉ như những con rối nước, cứ thế mà diễn nhưng cuộc diễn đó thật tẻ nhạt, vô vị.

Qua bức tranh đời sống nơi Phố huyện Thạch Lam đã thể hiện niềm trân trọng, xót thương của nhà văn đối với cuộc sống nghèo nàn, tăm tối nơi Phố huyện. Cùng với đó là sự trân trọng những giấc mơ mong manh, nhỏ bé, bình dị mà rất nỗi tha thiết. Qua số phận của từng người từng mảnh đời sống lay lắt, mòn mỏi trong xã hội dường như chất chứa sau đó là tiếng lòng của nhà văn, là giọt nước mắt trong lòng cho cuộc sống của họ. Câu hỏi của Liên dành cho chị tí, niềm yêu thương của chị với những đứa trẻ con nhà nghèo phải chăng là niềm yêu thương của Thạch Lam dành cho con người trong phố huyện, sống trong một hoàn cảnh như vậy, dường như những người trong phố huyện mong muốn một điều gì đó tốt đẹp cho tương lai. Đó không phải là cuộc sống êm ấm, đủ đầy, mà đó chỉ là ước mơ được cải thiện về mặt tinh thần. Hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố Huyện, đã đáp ứng được điều đó, ánh sáng rực rỡ và âm thanh ồn ào, sôi động của đoàn tàu thực sự khác xa Phố huyện này. Đối với chị em Liên đó là vẻ đẹp của quá khứ, còn là ước mong cho tương lai, thế nhưng khi đoàn tàu qua đi phố huyện lại tĩnh mịch và đầy bóng tối.

Cái mới cái sáng tạo của Thạch Lam thể hiện trong “Hai đứa trẻ” đó là thông qua cuộc sống chủ động của con người nơi đây, nhà văn đã lay tỉnh những người đang sống trong buồn chán, sống quanh quẩn nỗ lực vươn lên cuộc sống có ánh sáng, khát vọng có một cuộc sống tươi đẹp hơn. Chị em Liên ngày nào cũng mòn mỏi, buồn chán bên gian hàng nhỏ, bác siêu, chị tí cứ quẩn quanh với quẩy nước, quẩy phở, tưởng chừng những con người đó cứ vậy sống qua ngày, nhưng đằng sau tâm hồn thăm thẳm đó vẫn mong muốn điều gì tốt đẹp. Đặc biệt đối với chị em Liên, hai chị em đi luôn mong muốn khao khát đoàn tàu, mặc dù đã ríu cả mắt. bởi vì đoàn tàu đi từ quá khứ, đi từ Hà Nội mang một thế giới khác đi qua phố huyện, thế giới đó tuy không thần thoại, cổ tích, nhưng nó cũng đủ để tâm hồn trẻ thơ luôn có hy vọng, chứ không bị chết dần, bị mọc mốc như cuộc sống nơi Phố huyện. Quả thật từng giai đoạn văn học này, tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam thật mới mẻ, sáng tạo và mỗi khi đọc truyện của Thạch Lam và Nguyễn Tuân ta lại man mác đến vô cùng.

Nếu như Thạch Lam thường viết về cuộc sống của những người thị dân, thì Nam cao lại viết về người nông dân bằng cả tài năng, tâm huyết và sự sáng tạo của mình. Chí Phèo chính là một ví dụ điển hình, tác phẩm viết về cuộc sống của những người dân trước cách mạng tháng 8. Đây là đề tài quen thuộc được nhiều nhà văn khai thác và xây dựng được những hình tượng điển hình, như “tắt đèn”, “Bước Đường Cùng”… nhưng khác với nhà văn hiện thực, phê phán đương thời trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao không chỉ miêu tả quá trình đói cơm, rách áo, bần cùng, khốn khổ… của người nông dân mà còn trăn trở, băn khoăn, suy nghĩ nhiều hơn về một hiện tượng, còn bức xúc hơn cả đói rét, bần cùng đó là hiện thực về sự tha hóa, về nhân phẩm bị vùi dập, chà đạp bởi một guồng máy thống trị tàn bạo. Đó là một mối đe dọa thảm khốc, trong xã hội đương thời.

Tiêu biểu cho số phận đó chính là Chí Phèo, sinh ra bị bỏ rơi bên chiếc lò gạch cũ, Chí Phèo được một anh thả ông luôn nhặt về nuôi nấng qua tay bao người nông dân hiền lành mà nhân hậu. Chí Phèo lớn lên cũng là một người hiền lành có ước mơ và có lòng tự trọng. Nhưng chỉ vì một cơn ghen vô cớ, Chí Phèo bị lão Bá Kiến đẩy vào tù. Với sự đào tạo đặc biệt, Chí Phèo ra tù trông khác hẳn. Ngoại hình của Chí Phèo nhìn đặc như “thằng sang đá, như một con vật lạ”, “cái đầu thì trọc lóc, cái răng cao trắng hơn, cái mặt đen và rất câng câng, hai mắt gườm gườm trống gớm chết”. Chẳng những như vậy nhân tính của Chí Phèo cũng bị nhuộm đen, Chí Phèo triền miên trong những cơn say, làm tay sai cho lão Bá Kiến áp bức dân làng. Chí Phèo sống trên máu và nước mắt của bao người dân vô tội, những người đã yêu thương nuôi nấng hắn, tưởng rằng Chí Phèo sẽ mãi trượt dài trên con đường lưu manh. Nhưng khi gặp được Thị Nở phần người trong Chí Phèo đã quay trở lại. Chí Phèo mong muốn được quay về làm anh nông dân hiền lành xưa kia. Thế mà định kiến cay nghiệt của xã hội đã ngăn cản điều đó, Chí Phèo bị khước từ không được quay trở lại, hắn đau đớn, quằn quại giết chết kẻ thù của cuộc đời hắn là Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Chí Phèo đã chết ngay trên chính ngưỡng cửa về với lương thiện, hứng chịu cái bi kịch đau đớn của cuộc đời, bi kịch bi cự tuyệt quyền làm người.

Qua tấm bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người dân lương thiện. Làm thế nào để cho con người sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy, hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn. Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành chất phát, trở thành kẻ lưu manh, rồi thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Ai cũng xa lánh Chí, Chí Phèo thèm được giao tiếp nhưng xã hội không cho. Chí Phèo thèm làm người lương thiện, nhưng định kiến xã hội ngăn cản. Dường như mọi con đường trở về của Chí Phèo giờ đây đã bị chặn đứng mà chỉ còn hai con đường duy nhất cho Chí lựa chọn, đó là muốn sống phải làm kẻ lưu manh, muốn làm người lương thiện phải chết. Chí Phèo đứng giữa hai sự lựa chọn và dồi bản tính của con người khiến Chí đã lựa chọn cái chết. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa bước về với cuộc đời lương thiện, về với chính mình, chí chết cũng coi như để sửa chữa lỗi lầm và Chí chết còn là để tạm biệt cái xã hội phi nhân đạo đó.

Nhưng điều đặc sắc và đáng quý nữa ở nam cao là nhà văn trân trọng, phát hiện phẩm giá của mỗi con người, khẳng định bản chất lương thiện của con người sẽ không bao giờ mất đi cho dù họ có bị hủy hoại, tàn phá về cá nhân hình và nhân tính. Tưởng rằng sau khi ra tù về Chí Phèo sống một cuộc sống tràn đầy tội ác của một con quỷ dữ. Nhưng không sau khi gặp Thị Nở ở vườn chuối, ăn nằm cùng với Thị Nở và buổi sáng hôm sau tỉnh lại Chí Phèo đã hoàn toàn thay đổi, hắn cảm nhận được mọi thứ diễn ra xung quanh, nghe được tiếng chim, tiếng người đuổi cá, người đi chợ về mà từ khi ra tù đến nay hắn không nhận ra. Hơn nữa hắn đã biết nhìn về quá khứ, lo sợ cho hiện tại và tương lai. Anh sợ cái đói, cái rét và sự cố độc. Chính vì vậy hắn đã ngỏ ý với Thị Nở “hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. Lời tỏ tình không diễm lệ nhưng chân thật biết bao, hắn vui vẻ vì giờ đây Thị Nở sẽ chắc chắn về với cuộc sống lương thiện. Hắn ăn cháo hành mà mắt ươn ướt, nhưng cuộc đời nghiệt ngã bà cô của Thị Nở đại diện cho định kiến xã hội lúc này, phản đối khiến Thị Nở cũng đổ hết lên đầu Chí Phèo. Ban đầu không hiểu, nhưng sau nhận ra bi kịch của cuộc đời mình Chí Phèo đã ôm mặt khóc rưng rức. Chí Phèo đã giết Bá Kiến và cũng tự sát khiến người đọc nhận ra day dứt, bồn chồn mãi không nguôi.

Cái mới cái sáng tạo của Thạch Lam và nam cao không chỉ thể hiện ở một nội dung, mà còn được bộc lộ qua hình thức nghệ thuật. Đến với “hai đứa trẻ” ta bắt gặp cách viết truyện rất đặc sắc của Thạch Lam. Truyện của ông viết thường không có cốt truyện, mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, đượm buồn. Truyện “Hai đứa trẻ” nào có tình huống, đó chỉ là cách nhìn, cách cảm của Liên, một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Thời gian diễn ra câu chuyện cũng rất ngắn, chỉ từ chiều tối đến đêm khuya, thế nhưng bằng lối kể chuyện đặc biệt đó, Thạch Lam đã làm xúc cảm bao trái tim người đọc. Không chỉ vậy “hai đứa trẻ” còn mang đậm chất thơ, vận dụng sáng tạo thành công nghệ thuật tương phản, đối lập làm cho câu chuyện vừa mang chất hiện thực, lại đầy chất lãng mạn, mộng mơ.

Còn đến với “Chí Phèo” của Nam Cao, cái sáng tạo trước hết thể hiện trong cốt truyện, truyện ngắn truyền thống thường có trình tự theo lỗi tuyến tính. Trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao sử dụng kiểu cốt truyện gấp khúc, trật tự truyện kể bị đảo ngược. Việc đảo lộn trật tự sự kiện, đưa hình tượng Chí Phèo lên đỉnh điểm của sự tha hóa, lên đầu chuyện đã tạo một hiệu ứng thẩm mỹ nhất định. Cái mới nữa được thể hiện trong “Chí Phèo” đó chính là kết cấu nhân vật nam cao, mở đầu cuộc đời Chí Phèo bằng hình ảnh đứa trẻ bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ và chí chết cái xuất xứ đau thương của Chí Phèo lại xuất hiện. Chí Phèo chết, thì một Chí Phèo con nữa ra đời, Nam cao đã nhìn thấy bi kịch của người nông dân nhưng ông vẫn chưa nhìn thấy hướng mở để giải phóng cho cuộc đời bi kịch đó. Cuối cùng “Chí Phèo” còn thể hiện sáng tạo của Nam cao ở cách kết thúc truyện, Nam cao không đi theo lối mòn xưa cũ, chọn một cái kết có hậu, nhưng vì thế mà truyện ngắn này lại có giá trị sâu sắc và chân thực hơn, khách quan hơn.

Qua hai truyện ngắn “hai đứa trẻ” và “Chí Phèo” ta lại càng hiểu thêm ý kiến của Phương Lưu. Nó không chỉ còn là thước đo đánh giá tài nghệ của người nghệ sĩ và tác phẩm, mà còn đặt ra yêu cầu đối với tác giả và độc giả. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu không phải ở số lượng mà cái nhìn, cách cảm thụ của nhà văn mới là cái đáng quý. Người nghệ sĩ trong sự nghiệp sáng tác phải luôn sáng tạo những tác phẩm độc đáo, có giá trị dựa trên nền tảng, cơ sở của sự hiểu biết, khám phá. Đối với độc giả khi tiếp nhận văn học phải luôn tìm ra cái mới, ghi nhận, đóng góp cao cả của người cầm bút trên từng trang giấy.

Văn học là giải sáng tạo, bởi nó là lĩnh vực của cái độc đáo, tìm đến với văn chương tức là ta đã tìm đến cái mới mẻ, cái xác minh cao cả của người nghệ sĩ. Ý kiến trên của Phương lưu “văn nghệ không chỉ hiểu biết, khám phá, mà còn sáng tạo nữa”. Quả là bài học đắt giá cho người nghệ sĩ, chắc vì lý do đó nên sự sáng tạo trong “Hai đứa trẻ” và “Chí Phèo” cùng với tài năng của Thạch Lam và Nam cao sẽ vượt qua bước chân của thời gian, đến với bạn đọc của cả hôm nay và mai sau.

22 tháng 12 2019

Đặc sắc nghệ thuật ngắn Hai đứa trẻ:

- Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam, giá trị hiện thực cao với tinh thần nhân đạo sâu sắc, thể hiện tài năng viết truyện ngắn bậc thầy

    + Câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi chuyến tàu rực rỡ ngang qua

    + Ông chú trọng tập trung đi sâu vào nội tâm, cảm xúc của nhân vật

    + Thành công với thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản, qua đó nhấn mạnh, khung cảnh nghèo nàn, vắng lặng của phố huyện

    + Truyện đặc sắc ở lối kể chuyện tỉ mỉ, tâm tình, thấm đượm chất thơ, với tâm hồn đôn hậu, tinh tế, sức nhạy cảm trước những biến thái nhỏ trong lòng người và vật

b, Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Tuân

- Tài năng nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật dựng cảnh, dựng người, tạo không khí trang trọng, việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ tính chất tạo hình

- Nhân vật của ông thường có tính cách ngang tàng, tài năng, tâm hồn trong sáng, đó là biểu tượng về cái đẹp

- Ông miêu tả cảnh vật, không khí cổ kính, thiêng liêng của cảnh cho chữ, thể hiện tài năng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh, cảnh tượng hiện lên uy nghi, rực rỡ

c, Đặc sắc truyện Chí Phèo

- Ngôn ngữ sinh động, điêu luyện, nghệ thuật, gần lời ăn tiếng nói hằng ngày

- Giọng điệu phong phú, biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách trần thuật linh hoạt, linh hoạt chuyển vai và điểm nhìn.

23 tháng 12 2022

Tham khảo: 

- Suy nghĩ về chuyến tàu trong 2 đứa trẻ:

– Chuyến tàu xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất trong sự đợi chờ, mong mỏi của người dân phố huyện, mang đến nơi đây một không gian hoàn toàn khác, khác xa với sự tĩnh lặng, nhàm chán và đầy bóng tối nơi phố huyện nghèo.

– Đoàn tàu chính là tia hồi quang gợi nhớ lại trong hai chị em những tháng ngày sung sướng, ấm no, hạnh phúc xa xưa.

– Đoàn tàu mang đến hơi thở của một thế giới giàu sang, sung túc và nhịp sống nhộn nhịp, phồn hoa rực rỡ, khác hoàn toàn với cuộc sống nghèo nàn, mòn mỏi, tăm tối quẩn quanh tại phố huyện nghèo nàn.

– Đó là chuyến tàu chở theo khát vọng, chuyến tàu của những mơ ước tương lai muốn thoát khỏi cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt hiện tại và thay đổi bằng một thế giới mới, tươi đẹp hơn, đầy ánh sáng hơn.

– Thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc và tấm lòng thương cảm của Thạch Lam tới những kiếp người nghèo khổ trong xã hội.

Suy nghĩ về hình ảnh Cái lò gạch cũ trong "Chí Phèo":

- Câu chuyện về cuộc đời Chí được bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”. Chí là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ giữa đồng. Chí đã lớn lên bằng sự cưu mang của những người lao động lương thiện lam lũ. Trưởng thành, Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến (tên cường hào độc ác khét tiếng ở làng Vũ Đại). Vì ghen tuông vô cớ, Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí vào tù. Sau bảy, tám năm đi tù biệt tăm, Chí đột nhiên trở về làng thành một kẻ hoàn toàn khác. Từng bước Chí cứ lún sâu mãi xuống vũng bùn tội lỗi, trở thành tay sai cho Bá Kiến và thành “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại.

- Một lần Chí say rượu, trở về vườn chuối và gặp Thị Nở - người đàn bà xấu đến “ma chê quỷ hờn” lại dở hơi ở làng Vũ Đại. Tình thương của Thị Nở đã làm sống lại bản chất người và khát vọng hướng thiện trong Chí. Nhưng rồi tất cả những gì tốt đẹp vừa bùng loé trong tâm hồn Chí đã mau chóng bị dập tắt, bị cự tuyệt. Trong đau đớn tuyệt vọng, Chí đã đến nhà Bá Kiến, rồi giết hắn và tự đâm chết mình.

- Sau khi Chí Phèo chết, ở phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.

- Cử chỉ và ý nghĩ của thị khiến người ta nghĩ tới: sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời…

* Ý nghĩa tả thực:

- Hình ảnh cái lò gạch cũ: cái lò nung gạch nhưng đã cũ, không còn sử dụng, xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa.

* Ý nghĩa biểu tượng:

- Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…” và xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị nhìn nhanh xuống bụng và “đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”.

=> Kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu là sự xuất hiện của cái lò gạch, kết thúc cũng bằng hình ảnh cái lò gạch.

=> Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Qua đó tác giả muốn khẳng định: Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ.

25 tháng 12 2022

Em cảm ơn ạ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:

- Hoàn cảnh gặp Thị Nở trong cơn say.

- Trước hết là sự thức tỉnh: khi tỉnh rượu, hắn cảm nhận về không gian, cuộc sống xung quanh, tình trạng của mình… sau đó hắn tỉnh ngộ, cảm nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc của Thị Nở.

- Sau đó là hắn hy vọng, ước mơ lương thiện trở về, đặt niềm hy vọng lớn ở Thị Nở. Hắn đã ngỏ lời với thị, trông đợi thị về xin phép bà cô.

- Tiếp đó là thất vọng và đau đớn: bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo và Thị Nở đã từ chối Chí nhưng hắn vẫn cố níu giữ. Đau đớn và căm hận, Chí quyết giết chết thị và bà cô thị.

- Cuối cùng là phẫn uất và tuyệt vọng: Chí về nhà uống rượu, ôm mặt khóc. Và rồi hắn xách dao đi đến nhà Bá Kiến, đòi lương thiện. Hắn đã giết Bá Kiến và tự sát.

* Khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát vì:

Bá Kiến là nguyên nhân tha hóa của Chí Phèo. Cái xã hội bất công này không cho Chí cơ hội trở lại làm người tốt. Đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí.

19 tháng 7 2023

TK

* Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:

- Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh” sau những cơn say triền miên:

+ Chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp lờ mờ, thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm bên ngoài vẫn sáng”

+ Bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài

+ Miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”

+ Cảm thấy “sợ rượu” – dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất

+ Cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng người cười nói,…

+ Hắn đủ đỉnh để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc.

- Chí Phèo trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy:

+ Niềm hi vọng của thời trẻ quay lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.

+ Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt”, hắn xúc động vì lần đầu tiên có người chăm sóc mình.

+ Chí Phèo thèm lương thiện: tình yêu của Thị Nở làm hắn nghĩ bản thân có thể hoàn lương, khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”.

- Mong muốn trở về làm người lương thiện không thể, tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, thị từ chối, Chí thất vọng, đau đớn:

+ “ngẩn người”, “ngẩng mặt”: thái độ biểu thị sự nhận thức được tình cảnh của mình.

+ “hít thấy hơi cháo hành”: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua

+ đuổi theo, nắm lấy tay thị: mong muốn níu kéo hạnh phúc

+ “ôm mặt khóc rưng rức”: đau đớn, tuyệt vọng

- Hành động tự kết liễu của Chí Phèo thể hiện sự phẫn uất và tuyệt vọng đến tột cùng:

+ Mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao

+ Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.

+ Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến và nói thẳng với Bá Kiến: niềm phẫn uất đã khiến Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình.

* Khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát bởi vì trong sự tỉnh táo đặc biệt của mình (càng uống càng tỉnh), hắn nhận ra kẻ thù thực sự của cuộc đời mình chính là Bá Kiến, kẻ khiến hắn trở thành con người tồi tệ, một con quỷ dữ ngày càng xa dần xã hội loài người và làm như vậy hắn mới như lấy lại được thanh danh cho mình.

24 tháng 9 2023

Mở đầu "Chí Phèo":

- Mô tả 1 cảnh đẹp về thiên nhiên miền quê Việt Nam, với những chi tiết như sông Nhuệ, cây cỏ xanh mướt và chim hót râm ran. Điều này tạo ra một không gian yên bình và thuần khiết, tượng trưng cho cuộc sống giản dị và thuần hóa của nhân vật chính - Chí Phèo.

- Từ ngữ và mô tả trong mở đầu cũng tạo ra một tình hình xã hội bất công và khắc nghiệt, khi nhân vật Chí Phèo được miêu tả là một người nghèo khó, bị xem thường và bị đánh đồng với đám nhân dân nghèo khổ khác, không có chỗ đứng xhoi.

Kết của "Chí Phèo":

- Nhân vật Chí Phèo được giải thoát khỏi cuộc đời nặng nề và bất công thông qua việc trở thành một kẻ hạnh phúc và tự do. Thông qua cái chết của Chí Phèo, tác giả mang lại một thông điệp sâu sắc về ý nghĩa của tình yêu và hy sinh.

+ Kết thúc của "Chí Phèo" cũng có thể xem là một lời nhắn nhủ cho độc giả, gợi mở về thực tế xã hội và sự khắc nghiệt trong cuộc sống. Nó cũng mở ra câu hỏi về nghĩa vụ và trách nhiệm của con người đối với xã hội và cộng đồng.

Tổng quan, mở đầu và kết của tiểu thuyết "Chí Phèo" tạo ra một bối cảnh và định hình nhân vật, cung cấp những thông điệp và ý nghĩa sâu sắc về tình yêu, sự hy sinh và cuộc sống xhoi.

24 tháng 9 2023

e camr onw aj

 

3 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

Dẫn dắt vào vấn đề: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

b. Thân bài

 

Khái quát chung

Tóm tắt truyện

Chủ đề câu chuyện

Giá trị hiện thực : Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau…

Giá trị nhân đạo: Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.

Nội dung

Giá trị hiện thực

Miêu tả chân thực bức tranh thiên nhiên phố Huyện

Miêu tả sinh động cuộc sống lam lũ, nghèo khổ, bế tắc của những cư dân nơi phố Huyện

Phản ánh hiện thực của người dân trước cách mạng 1945Cảnh đợi tàu phản ánh ao ước, khát khao, những mong đợi của người dân phố Huyện nơi đây

Giá trị nhân đạo

Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống ở phố huyện nghèoXót xa trước cảnh nghèo đói, tăm tối, quẩn quanh của những kiếp người nơi phố Huyện ( gia đình chị Tí, bác Xẩm, bác Siêu….)

Cảm thương cho cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạc của họPhát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo nơi phố Huyện, cần cù, chịu thương chịu khó (những kiếp người nơi phố Huyện vẫn cứ dọn hàng, vẫn cứ tiếp tục sự sống, suy trì sự sống dẫu cho đó chỉ là cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạc….)

Giàu lòng thương yêu (Những chi tiết, cảm xúc của Liên trước cảnh vật và con người phố Huyện)

Sự cảm thông, trân trọng của Thạch Lam trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn

Tác giả trân trọng những ước mơ, hoài niệm của hai chị em Liên và An bằng những từ ngữ, lời văn nhẹ nhàng thấm đẫm cảm xúc

Hơn nữa, qua cảnh đợi tàu, tác giả đã phần nào nói lên tấm lòng của mình đối với những kiếp người nhỏ nhoi giữa cuộc đời. Dường như nhà văn muốn thức tỉnh, muốn hướng họ đến với một cuộc sống mới, tốt hơn, tràn ngập ánh sáng và nhịp sống….

c. Kết bài

Nêu nhận xét, đánh giá chung về vấn đềMở rộng vấn đề bằng những cảm xúc và suy nghĩ của mỗi cá nhân

tham khảo:

hạch Lam một trong những cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông thiên về những cảm xúc trong trẻo, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu lắng. Đằng sau những trang văn thấm đẫm chất thơ là niềm cảm thương, tấm lòng nhân đạo với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện nổi bật nhất của ông. Nắm bắt khoảnh khắc ngày tàn, Thạch Lam đã vẽ nên cuộc sống đầy ảm đạm mà cũng ngập tràn mơ ước của con người nơi đây.

Thạch Lam lựa chọn thời điểm hoàng hôn, khi mọi vật bắt đầu chuẩn bị đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm ông không chỉ nắm bắt cái thần thái của cuộc sống con người mà đó còn là bức tranh thiên nhiên. Qua hai bức tranh đó thể hiện những quan điểm, cảm xúc của tác giả trước hiện thực cuộc sống.

 

Bức tranh thiên nhiên mơ mộng mà đượm buồn, âm thanh còn vương lại chỉ là “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, xa xa là tiếng ếch nhái kêu ran theo tiếng gió đưa vào. Âm thanh tưởng là náo động, rộn rã mà hóa ra lại da diết, khắc khoải, ảm đạm. Có lẽ không gian phải vắng lặng, tĩnh mịch lắm mới có thể nắm bắt trọn vẹn từng âm thanh ngoài kia đến vậy. Lúc này, mặt trời cũng dần dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, gam màu sáng, màu nóng nhưng tất cả đều gợi lên sự lụi tàn. Những dãy tre làng trước mặt đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời khiến cho sự ảm đạo bao trùm lên cảnh vật khi bóng tối dần bủa vây xung quanh. Với nhịp điệu chậm, những câu văn giàu tính nhạc tựa như một câu thơ đã vẽ nên khung cảnh yên bình, êm dịu của bức tranh thiên nhiên. Bức tranh hoàng hôn đẹp, mơ mộng, yên ả nhưng đậm nỗi u buồn, ảm đạm.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, Thạch Lam còn đưa những nét vẽ của mình hướng đến bức tranh sinh hoạt của con người. Ông nắm lấy khung cảnh của một buổi chợ đã tàn. Người ta thường nói rằng, muốn biết cuộc sống nơi đó ra sao, chỉ cần đến chợ là sẽ biết. Và Thạch Lam cũng làm như vậy. Khung cảnh khu chợ sau buổi họp hiện lên tiêu điều, xơ xác. Âm thanh náo nhiệt, ồn ã đã biến mất, giờ chỉ còn lại cái tĩnh lặng bao trùm. Chỉ còn một vài người bán hàng về muộn ở lại dọn hàng, họ trò chuyện vội vã với nhau vài câu. Trên nền chợ chỉ còn lại rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi,… Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ những gì còn sót lại… cảnh tình của chúng thật đáng thương, tội nghiệp. Mẹ con chị Tí ngày mò cua, bắt ốc, đêm lại dọn hàng nước bán, dù đã chăm chỉ làm lụng nhưng vẫn không đủ sống. Bà cụ Thi điên nghiện rượu, lúc nào cũng chìm trong hơi men, xuất hiện cùng tiếng cười khanh khách,… Còn chị em Liên cũng coi giữ một cửa hàng tạp hóa nhỏ, bán những vật dụng đơn giản cho những khách hàng quen thuộc. Liên, An mới chỉ là những đứa trẻ nhưng chúng đã tham gia vào công cuộc mưu sinh. Cuộc sống của những người dân nơi đây quẩn quanh, nhàm chán, họ đại diện cho những kiếp sống mòn, sống mỏi. Trong sâu thẳm họ vẫn luôn khao khát, đợi chờ một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống, nhưng còn mơ hồ, không rõ ràng.

 

Nổi bật nhất trong bức tranh đó chính là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Liên. Cô tinh tế, nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc ngày tàn, cảm nhận từng chi tiết bé nhỏ mà quen thuộc với cuộc sống nơi đây: “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá…”, mùi hương thân quen, đã gắn bó với cuộc sống của cô nhiều nằm. “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen…” ngắm nhìn khung cảnh, dường như cái trầm buồn, yên tĩnh của thiên nhiên thấm sâu vào tâm hồn non nơi, đầy nhạy cảm của cô. Liên còn là một cô bé có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương. Đó là sự quan tâm với mẹ con chị Tí, những câu hỏi han ân cần, chứa đựng tình yêu thương, xót xa và ái ngại cho hoàn cảnh gia đình chị. Nghe tiếng cười biết đó là cụ Thi đi, Liên “lẳng lặng rót đầy một cút rượu ty đưa cho cụ” và “đứng sững nhìn theo”¬. Trước hình ảnh những đứa trẻ con nghèo nhặt rác chị động lòng thương nhưng bản thân lại không có tiền cho chúng.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn là đoạn văn giàu chất trữ tình. Chất thơ ấy tỏa ra từ thiên nhiên, từ cảnh vật quê hương bình dị, rất đỗi thân thuộc là tiếng trống thu không, là tiếng ếch kêu ran ngoài đồng,… Chất thơ còn thể hiện trong tâm hồn đầy nhạy cảm, tinh tế của Liên khi cảm nhận về cuộc sống xung quanh. Không chỉ vậy chất thơ còn thấm đượm trong từ câu chữ, những câu văn nhịp nhàng, có tiết tấu, giàu chất nhạc: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” đã tăng thêm chất trữ tình cho tác phẩm.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn vừa khắc họa được bức tranh thiên nhiên đẹp mà đượm buồn, vừa cho thấy cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo nàn của những con người nơi đây. Đằng sau bức tranh phố huyện ta còn thấy được tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả: trân trọng nâng niu những số phận và ước mơ đổi đời của họ. Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, chất trữ tình thấm đượm cũng là những yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

31 tháng 3 2017

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Tái hiện hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc: tỉnh rượu, nhớ lại ao ước thời trai trẻ, lòng nao nao buồn; nhận ra cảnh ngộ cô độc của bản thân…

- Diễn biến tâm trạng khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của thị Nở:

   + ngạc nhiên, xúc động, bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, ăn năn; cảm nhận thấm thía giá trị của tình yêu thương…

   + trở nên hiền lành, muốn làm nũng với thị Nở; lo cho tương lai của mình khi không còn sức mà giật cướp, dọa nạt.

   + Thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người; giãi bày mong muốn chung sống cùng thị Nở…

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả đó.

- Nêu cảm nghĩ về nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn.

4 tháng 9 2023

Trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, có nhiều tình huống độc đáo và thú vị. Tình huống chính trong truyện là khi anh Tràng, một người nghèo xấu trai, "nhặt" được vợ giữa lúc nạn đói năm 1945 đang hoành hành. Điều này gây ngạc nhiên và tạo ra sự hấp dẫn cho câu chuyện. Tình huống này cũng thể hiện sự độc đáo và sáng tạo của nhà văn Kim Lân trong việc xây dựng câu chuyện.

14 tháng 12 2017

Chí mong Thị trở thành chiếc cầu nối cho Chí hòa nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng với kiếp người.

- Thị Nở từ chối Chí phèo do lời nói của bà cô thị, kiên quyết ngăn cản mối tình này:

    + Thị trút tất cả những lời cay độc lên Chí Phèo đang khát khao lương thiện, chờ được làm hòa với mọi người

- Tâm trạng của Chí diễn biến phức tạp: thức tỉnh- hy vọng- thất vọng, đau xót- phẫn uất- tuyệt vọng

    + Chí rơi vào tuyệt vọng khi thấm thía bi kịch tinh thần sinh ra là người nhưng không được làm người.

    + Chí càng uống rượu càng tỉnh, Chí khóc rưng rức và ý thức được tội ác của kẻ cướp đi của mình cả bộ mặt và hồn người. Tiếng khóc của Chí là khóc thương cho thân phận.

    + Khi lòng sôi sục Chí đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình

⇒ Chí tuyệt vọng trước bi kịch bị cự tuyệt ước muốn làm người, nên đã kết liễu bản thân và kẻ thù. Cái chết của Chí có tác dụng tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng, lưu manh hóa họ, đẩy họ vào chỗ chết