K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2016

Một trong các ngành cơ cấu trọng điểm của vùng đồng bằng sôg hồg là Cn chế biến lương thực, thực phẩm vì thế diện tích và sản lượng lương thực của vùng đứng thứ 2 sau đồng bằng sông cửu long . Mặc khác đồng bằng sông hồng là vùng có trình độ thâm cao phụ thuộc vào khí hậu và thủy văn, đất phù sa ,... Tuy nhiên ở vùng Đồng bằng Sông hồng còn có thiên tai, mưa bão ,lũ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển sản xuất lương thực

a) Nguồn lực tự nhiên

- Thuận lợi :

    + Diện tích rộng, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, nhất là lúa nước

    + Đất phù sa màu mỡ thích hợp với cây lương thực; nguồn nước phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc

     + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho cây trồng và tăng vụ

- Khó khăn : thiên tai thiên nhiên, đất bạc màu

b) Nguồn lực kinh tế - xã hội

- Thuận lợi :

    + Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh lúa nước

    + Cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất kĩ thuật (hệ thống thủy lợi, các trại giống, trạm bảo vệ thực vật,...) vào loại tốt nhất cả nươc

    + Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Có thị trường tiêu thụ, đường lối, chính sách khuyếnn khích phát triển nông nghiệp của Đảng, Nhà nước.

- Khó khăn : số dân quá đông là khó khắn lớn nhất.

5 tháng 10 2018

Đáp án C

13 tháng 2 2019

a) Khả năng về mặt tự nhiên

-Đất:

+Diện tích rộng: khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp

+Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ

+Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu

-Khí hậu: Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm

-Nguồn nước: phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt)

-Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

b) Biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc săn xuất lương thực

-Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ

-Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.

20 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

a) Khả năng về tự nhiên

− Đất

+ Diện tích đất rộng khoảng 3 tiệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

+  Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.

+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.

− Khí hậu: Cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.

− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).

− Khó khăn: Thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

b) Biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho sản xuất lương thực

− Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng một vụ.

− Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.

28 tháng 1 2016

*Các nguồn lực tự nhiên để phát triển lương thực, thực phẩm nước ta
- Thuận lợi:
Nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu (từ 80 30/ đên 3022/ vĩ độ Bắc, cho nên thiên nhiên nước ta là
thiên nhiên nhiệt đới nóng nắng quanh năm, với nền nhiệt ẩm cao... Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển 1 hệ thống cây trồng vật
nuôi, lương thực, thực phẩm nhiệt đới đa dạng điển hình là cây Lúa, Mía, Lạc, Đậu Tương...
           + Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa có nhiệt độ trung bình năm 22-270 C, lượng mưa trung bình năm là
1500- 2000 mm/năm. Tổng nhiệt độ hoạt động từ 80000- 100000 ... Nhưng khí hậu phân hoá sâu sắc theo mùa (có mùa nóng và lạnh
ở miền Bắc, mùa khô và mưa ở miền Nam) phân hoá theo Bắc- Nam, theo độ cao trong đó ở các vùng núi cao trên 1000 m luôn có
khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới mát lạnh quanh năm... là điều kiện thuận lợi đẻ phát triển một cơ cấu cây lương thực, thực phẩm rất đa
dạng gồm có cây nhiệt đới ưa nóng như: Lúa, Mía,Lạc, Đậu Tương và nhiều cây ôn đới như Su hào, Cải bắp, Súp lơ. đồng thời có
khả năng đẩy mạnh xen canh tăng vụ, gối vụ quay vòng đất liên tục với 3 vụ lúa trong năm.
            + Tài nguyên đất nước ta đa dạng về loại hình, trong đó có 2 loại đất chính là Feralit và phù sa với nhiều loại đất rất tốt như
đất đỏ Ba Zan , đất đỏ đá vôi, đất phù sa ngọt ở ven các sông lớn mà tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
Những vùng đất này rất thích hợp với hình thành các vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm qui mô lớn mà lớn nhất là đồng
bằng sông Cửu Long.
            + Miền Núi, trung du nước ta có S đất tự nhiên rộng 3/4 cả nước, trên đó có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng bằng
giữa núi nổi tiếng như: cao nguyên Mộc Châu- Sơn la, Đức Trọng-Lâm Đồng và đặc biệt là vùng gò đồi trước núi miền Trung với
những đồng có tự nhiên rộng lớn là địa bàn rất tốt để chăn nuôi Trâu, Bò, đặc biệt là Bò thịt, Bò sữa.
            + Dọc bờ biển nước ta có tới 350 ngàn ha đầm, phá, cửa sông, vũng vịnh, bãi triều... nổi tiếng như phá Tam Giang, đầm
Cầu Hai, Lăng cô, Đầm Dơi... là một địa bàn rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ tạo ra nguồn thực phẩm tôm, cá rất
có giá trị.
            +Vùng biển nước ta rộng trên 1 triệu km2 lại là vùng biển nông, có trữ lượng hải sản lớn từ 3 đến 3,5 triệu tán / năm với khả
năng có thể đánh bắt được từ 1,2 đến 1,3 triệu tấn /năm với 5 Ngư trường lớn như: Hải Phòng- Quảng Ninh; NThuận - Bình Thuận;
Kiên Giang- Minh Hải; Bà Rịa- Vũng Tàu; Hoàng sa- Trường Sa... đây là những cơ sở cung cấp thực phẩm từ biển rất lớn và có giá
trị.

-Khó khăn:
          + Nước ta nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới, đặc biệt là nhiều mưa, bão, lũ lụt, hạn hán gió Lào...
làm cho năng suất, sản lượng lương thực, thực phẩm rất bấp bênh và nhiều năm mất trắng.
          + Tài nguyên môt trường nhiều năm qua đã bị con người sử dụng khai thác bừa bãi rất lãng phí cho nên nhiều nguồn tài
nguyên đang có xu thế cạn kiệt suy thoái . Điển hình là thực vật, động vật; còn môi trường nước, đất đang có nguy cơ bị ô nhiễm
nặng làm cho các loài sinh vật đang cạn kiệt nhanh, làm giảm nguồn thực phẩm của con người .
 

-Thuận lợi:
           + Dân số nước ta đông, nguồn lao động dồi dào, hiện nay có hơn 76 triệu dân, hơn 37 lao động chính đó là thị trường tiêu thụ
lớn các nguồn lương thực, thực phẩm , vì vậy dân số đông, lao động dồi dào chính là nguồn nhân tố kích thích sản xuất lương thực,
thực phẩm cần phải được phát triển mạnh để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng.

           + Nguồn lao động nước ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt người lao
động ở đồng bằng sông Hồng ngày nay đã đạt trình độ thâm canh lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, cho nên nguồn lao động
nước ta hiệnnay đang là động lực chính để sản xuất ra khối lượng lương thực, thực phẩm klớn phục vụ cho nhu cầu trongnước và
xuất khẩu.
            +CSVCKTHT phục vụ cho phát triển lương thực, thực phẩm càng tiến bộ và hiện đại, điển hình ta đã xây dựng được 5300
công trình thuỷ lợi, trong đó có nhiều trạm bơm lớn, hệ thống đê điều kiên cố ở đồng bằng sông Hồng, hệ thống kênh, rạch chằng
chịt ở đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng được nhiều cơ sở nghiên cứ về giống cây, con, bảo vệ thực vật, đặc biệt đã đạt được
thành tựu lớn trong việc lai tạo các giống lúa ngắn ngày năng suất cao.

Tất cả được coi như là nguồn lực quan trọng về cơ sở hạ tầng thúc đẩy sản xuất lương thực, thực phẩm phát triển.
           + Về đường lối, chính sách chính nhờ vào công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội toàn diện ở cả nước, đảng và Nhà nước ta đã vận
dụng rất nhiều chính sách hợp với lòng dân như chính sách khoán 10, thu mua nông sản với giá hợp lý và đặc biệt là thực hiện cơ
chế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần... đã làm cho ngành nôngnghiệp nói chung và sản xuất lương thực, thực phẩm nói
riêng ở nước ta tăng trưởng với tốc độ nhanh

-Khó khăn:
          +  Về lao động thì nhìn chung trình độchuyênmôn kỹ thuật tay nghề thâm canh lương thực, thực phẩm của người lao động
nước ta vẫn còn thấp trong khu vực và so với thế giới nên năng suất lương thực, thực phẩm ở nước ta vẫn chưa cao . Trong khi
năng suất lúa trungbình của ta là 37 tạ/ha thì ở Trung Quốc 60 tạ/ha, Nhật Bản 80tạ/ha.
          + Về CSVTKTHT của cả nước nhìn chung vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển cho nên đã làm giảm chất lượng
sản phẩm lương thực, thực phẩm chế bién, giảm giá trị tiêu dùng xuất khẩu và vẫn còn thiếu nhiều về phân bón, thuốc trừ sâu... dẫn
đến hiệu quả chung là tốc độ sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta vẫn còn chậm.
         + Về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn còn đỏi mới chậm, duy trì cơ chế bao cấp quá lâu, thực hiện chính
sách mở cửa chậm... đã làm cho nền Nông nghiệp nước ta trì trệ nhiều năm.

2 tháng 9 2019

a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 – 2005

b) Nhận xét và gii thích

* Nhận xét

- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần Đồng bằng sông Hồng năm 2005), Đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng có sự biến động không ổn định (dẫn chứng).

- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ năm 1995 đến năm 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng gấp 1,35 lần, cả nước tăng gấp 1,31 lần, Đồng bằng sông Hồng tăng gấp 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).

* Gii thích

- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sn lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.

- Đồng bằng Sông Cửu Long bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.

- Đồng bằng Sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân s quá đông.

6 tháng 2 2016

a) Khả năng về tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Đất :

  + Diện tích đất rộng : khoảng 3 triệu ha ( trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

  +  Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.

  + Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.

- Khí hậu : Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.

- Nguồn nước : phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt)

- Khó khăn : thiếu nước ngọt trong mùa khô, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

b) Biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc sản xuất lương thực.

- Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ

- Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn

6 tháng 2 2016

Lại nữa . ko bít . hi

3 tháng 10 2018

HƯỚNG DẪN

a) Khả năng phát triển sản xuất lương thực

− Đất

+ Diện tích rộng khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

+ Đất được pù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.

+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.

− Khí hậu: cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.

− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).

− Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

b) Khả năng phát triển sản xuất thực phẩm
− Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700km đường bờ biển.

− Có các ngư trường với trữ lượng cá lớn.

− Có 25 cửa sông, luồng lạch cùng bãi triều rộng có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

− Có 1500 km sông ngòi, kênh rạch có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

8 tháng 1 2019

Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ lúa (năm 2007) ở atlat địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng là Vĩnh Phúc (từ 70-80%), các tỉnh còn lại thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng đều trên 80%.

Đáp án: B

29 tháng 2 2016

a) Khái quát

Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng ( giáp Lào, Campuchia, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam trung Bộ), gồm 5 tỉnh (KomTum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) với diện tích 54,7 nghìn km mét vuông, dân số gần 4,9 triệu người (năm 2006)

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi : 

- Địa hình cao nguyên xếp tầng, khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao, đất bazan, thích hợp cho việc phát triển rừng

- Độ che phủ rừng lớn nhất so với các vùng khác (đạt 54.8% năm 2006) có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến,.)

- Tiềm năng thủy điện lớn( chỉ sau Trung du và miền núi Bắc Bộ), chủ yếu tập trung trên sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai

* Khó khăn :

Diện tích rừng tự nhiên và trữ lượng gỗ bị giảm sút do cháy rừng, đất bị xói mòn, rửa trôi, nguồn nước ngầm bị hạ thấp về mùa khô

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Thuận lợi  : Đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước , sự hình thành các lâm trường và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân trong vùng

- Khó khăn

   + Thưa dân, đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và lao động có tay nghế thiếu, trình độ dân trí và mức sống của nhân dân còn thấp

   + Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất - kĩ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu