K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2018

Bố cục chia làm 3 phần:

   + Phần 1 (từ đầu … chủ đề “một ngày không sử dụng bao bì ni lông”) Giới thiệu về Ngày Trái Đất

   + Phần 2 (tiếp … nghiêm trọng đối với môi trường): Tác hại và giải pháp hạn chế, khắc phục sử dụng bao bì ni lông)

   + Phần 3 ( còn lại): Lời kêu gọi hành động bảo vệ trái đất

25 tháng 6 2019

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.

- Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Nhiệm vụ của từng phần:

   + Phần mở bài: nêu chủ đề văn bản

   + Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề

   + Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản

Bố cục của một bài văn thuyết minh gồm: A. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh. Thân bài: Trình bày khái quát về đối tượng thuyết minh. Kết bài: Bày tỏ thái độ của người viết đối với đối tượng. B. Mở bài: Trình bày khái quát về đối tượng thuyết minh. Thân bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh. Kết bài: Bày tỏ thái độ của người viết đối với đối tượng....
Đọc tiếp

Bố cục của một bài văn thuyết minh gồm:

A. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.


Thân bài: Trình bày khái quát về đối tượng thuyết minh.


Kết bài: Bày tỏ thái độ của người viết đối với đối tượng.

B. Mở bài: Trình bày khái quát về đối tượng thuyết minh.


Thân bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.


Kết bài: Bày tỏ thái độ của người viết đối với đối tượng.

C. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.


Thân bài: Trình bày chi tiết, cụ thể về, đối tượng thuyết minh.


Kết bài: Bày tỏ thái độ của người viết đối với đối tượng.

D. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.


Thân bài: Trình bày chi tiết, cụ thể về, đối tượng thuyết minh. Bày tỏ thái độ của người viết đối với đối tượng.


Kết bài: Chỉ ra nét độc đáo của đối tượng thuyết minh.

1
24 tháng 11 2018

Chọn đáp án: C

Bài Hịch tướng sĩ:1. Nêu thông tin khái quát: tác giả, xuất xứ, thể loại, kiểu văn bản, bố cục, phương thức biểu đạt chính.2. Phân tích trình tự kết cấu được thể hiện trong văn bản “Hịch tướng sĩ”.3. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật ở bài Hịch tướng sĩ.4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng...
Đọc tiếp

Bài Hịch tướng sĩ:

1. Nêu thông tin khái quát: tác giả, xuất xứ, thể loại, kiểu văn bản, bố cục, phương thức biểu đạt chính.

2. Phân tích trình tự kết cấu được thể hiện trong văn bản “Hịch tướng sĩ”.

3. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật ở bài Hịch tướng sĩ.

4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán sai trái và khẳng định những hành động đúng, tác giả tập trung vào vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?

5. Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài "Hịch tướng sĩ". Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch.

6. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". (Ngữ văn 8, Tập 2, trang 57)

a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản. Trình bày những đặc điểm của thể loại đó?

0
20 tháng 9 2021

Tham khảo:

MỞ BÀI:

 Nếu Thạch Lam có truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" thì Thanh Tịnh có "Tôi đi học" đều nhẹ nhàng giàu cảm xúc ấm áp tình người, tình đời. Đặc biệt truyện ngắn "Tôi đi học" đã được nhận xét là truyện giàu chất thơ. Có lẽ chất thơ đã góp phần không nhỏ tạo lên sự hấp dẫn của chuyện.

THÂN BÀI:

     Chất thơ là chất trữ tình bàn bạc trong truyện nó được thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm xuyên suốt từ đầu đến cuối chuyện đậm văn phong Thanh Tịnh.

     Đúng vậy! Trong truyện "Tôi đi học" trước hết chất thơ được phản ánh qua tình huống truyện. Tình huống không hấp dẫn ở tình huống gay cấn mà hấp dẫn ở tình huống nhẹ nhàng đó là ngày đầu tiên đi học. Ai cũng từng trải nghiệm nên dễ đồng cảm với nhân vật Tôi trong truyện. Tình huống khá ấn tượng với người đọc, người nghe.

     Tiếp theo chất thơ của chuyện còn được phản ánh qua bố cục. Bố cục xây dựng theo dòng cảm xúc, theo dòng hồi tưởng. Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng, cảm xúc men theo trình tự thời gian, không gian và bộc lộ. Lúc đầu tâm trạng nhân vật tôi "nao nức", "mơn man" nhớ về ngày đầu tiên đi học. Trên đường đi học, cậu bé ngỡ ngàng trước mọi vật rồi lo sợ vẩn vơ. Cảm xúc vừa lạ vừa quen khi ngồi trong lớp học đó là cảm xúc trong sáng đẹp đẽ.

     Không chỉ vậy mối quan hệ giữa các nhân vật trong chuyện cũng rất giàu chất thơ. Các phụ huynh rất yêu thương lo lắng quan tâm chăm sóc con em. Ông Đốc và thầy giáo trẻ vỗ về an ủi nhẫn nại, dỗ dành động viên các em bước vào ngôi nhà thứ hai của mình. Tất cả tạo lên môi trường giáo dục ấm áp có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, cái nôi nuôi dưỡng trẻ thơ trưởng thành.

     Bên cạnh đó các yếu tố khác cũng góp phần làm nổi bật chất thơ của truyện. Thiên nhiên đặc trưng mùa thu được nói đến qua mấy nét chấm phá. "Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bọc". Mái trường qua cái nhìn của nhân vật tôi cũng rất riêng. Lúc thì nó giống các ngôi nhà trong làng. Lúc thì nó xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Tác giả kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự với miêu tả biểu cảm đặc biệt là biểu cảm khiến chuyện nhẹ nhàng ấm áp, lời văn trong sáng, nhịp kể chậm giọng tha thiết bồi hồi các hình ảnh so sánh khiến lời văn cụ thể sinh động bay bổng, nhẹ nhàng, hấp dẫn.

KẾT BÀI:

     Như vậy, chất thơ thẫm đấm trong toàn truyện "Tôi đi học" còn mãi với thời gian bởi Thanh Tịnh đã nói hộ cảm xúc kỉ niệm đẹp trong ta bằng lời văn cách kể nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc tinh tế.

Chủ đề: Chất trữ tình trong văn bản "Tôi đi hoc" của Thanh Tinh.

Chất thơ chính là chất trữ tình nhé!

31 tháng 8 2017

Chọn đáp án: B

29 tháng 11 2016

#MộcHạ

1. Bố cục: 3 phần

- Từ đầu....sáng mắt ra: nêu vấn đề bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã đặt ra từ thời cổ đại

- Ttheo....bàn cờ: làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. Phần này gồm 3 ý chính:

+ Ý 1: Nêu lên bài toán cổ và dẫn đến kết luận. Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ là 1 vài hạt thóc tưởng là ít. Nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là 1 con số khủng khiếp.

+ Ý 2: So sánh sự gia tăng dân số giống như lượm thóc trong các ô bàn cờ

+ Ý 3: Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều convif thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con là rất khó thực hiện

- Còn lại: bày tỏ thái độ về vấn đề này lá vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình

29 tháng 11 2016

Nhanh nhợ limdim

4 tháng 2 2018

Khi viết lại bố cục bài này, chọn các chi tiết tiêu biểu làm nổi bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích, thắng cảnh:

  - Chi tiết về lịch sử hình thành hồ:

    + Là một đoạn cũ của dòng sông Hồng, hồ có đến vài nghìn tuổi.

    + Trước đó có tên là hồ Lục Thủy

    + Thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm, gắn với sự tích trả gươm thần.

    + Cuối cùng gọi tên hồ là Thủy Quân

  - Chi tiết về lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn

    + Từng là Điếu Đài- nơi vua tới câu cá

    + Thời chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió.

    + Đền có ba nếp

  - Chi tiết về lịch sử hình thành Tháp Rùa:

    + Từ thờ Phật chuyển thành nơi thờ thánh Văn Xương và Đức Thánh Trần

    + Nguyễn Siêu sửa sang lại và tạc lên thân tháp chữ Tả Thanh Thiên

  - Cảnh hiện nay:

    + Bờ Hồ là nơi dạo chơi, hội họp, lễ Tết hằng năm.