Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần được nếm trái những phút giây cay đắng, buồn tủi cũng như những phút giây hạnh phúc. Có những lúc niềm hạnh phúc lên tới tột đỉnh, tưởng chúng ta có thể tan biến đi trong niềm vui bất tận đó. Chế Lan Viên - một nhà thơ của dân tộc - cũng đã một lần có những phút giây thiêng liêng, quý giá như thế. Đó là khi ông trở về với nhân dân, tìm được lẽ sống cho cuộc đời mình, ông đã ghi lại sự kiện đó bằng những vần thơ thật xúc động:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giềng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu)
Một tiếng “con” thật nhỏ nhoi trước một tập thể vô cùng to lớn, đó là “nhân dân”. Chế Lan Viên xưng “con” vì ông cảm thấy mình thật bé bỏng trước đồng bào. Cách xưng hô đó cũng chứa đựng bao nhiêu niềm yêu mến thân thương của tác giả. Đứng trước nhân dân, tác giả thấy mình bé bỏng nhưng không lẻ loi vì nhân dân vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ông như đón một người contrở về với đại gia đình thân thương của mình. Thật khó để diễn tả được niềm vui sướng của Chế Lan Viên lúc đó. Ông thấy mình như con nai về với suối cũ, như cỏ đón tháng giêng tháng hai, như đứa trẻ đang đói lòng bỗng gặp bầu sữa mẹ, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Một loạt các hình ảnh so sánh đều tập trung vào hai đối tượng: tác giả là con nai, là cỏ, là chim én, là đứa trẻ đói lòng, là chiếc nôi ngừng và nhân dân là suối cũ, là tháng giêng hai, là bầu sữa mẹ, là cánh tay đưa nôi. Ta đọc được trong những hình ảnh đó một niềm vui vô bờ. Còn gì sung sướng hơn khi con nai được về bên con suối mà nó đã từng uống nước ở đó bao nhiêu năm dài. Nó có thể sẽ ngơ ngác trước con suối đã quen mà thành lạ, nó có thể có một thoáng bâng khuâng nghĩ về quá khứ, nhưng giây phút đó sẽ qua mau để nhường lại cho niềm hạnh phúc. Con nai đó lại trở về với nhịp sống quen thuộc của mình, bên con suối thân thương. Và cũng còn gì sung sướng hơn khi cỏ gặp tháng giêng tháng hai, nó như được tiếp thêm nhựa sống trong những làn mưa bụi ngọt ngào, ướt lạnh để mơn mởn đâm chồi. Con chim én bay đi suốt mùa đông tránh rét, nó vui sướng khi lại được gặp mùa xuân, được chao liệng trên bầu trời ấm áp giờ đây như chỉ dành riêng cho nó. Ta cũng hình dung ra được cảnh một đứa trẻ đói lòng vồ vập nhận lấy dòng sữa ngọt ngào của người mẹ; một chiếc nôi ngừng đưa bỗng gặp một cánh tay dịu dàng đưa đẩy biết bao bỡ ngỡ mà cũng biết bao thân thương. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng thấy thật mới mẻ, ngỡ ngàng trong những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ta hiểu rằng sự trở về của Chế Lan Viên là sự trở về của tinh thần, ông đã tìm được cho mình một chân lí, đó là đi theo tiếng nói chung của đồng bào, của dân tộc.
Đọc đoạn thơ, ta như thấy tác giả nghẹn ngào, rưng rưng lệ. Nhưng đó là sự xúc động vì niềm vui tìm được lẽ sống đích thực của cuộc đời mình. Không còn đâu nữa bóng dáng của một thi sĩ lãng mạn than khóc trước tháp Chàm đổ nát, trước những bức tượng vũ nữ apsara hoen ố rêu phong. Mùa xuân đến với Chế Lan Viên giờ đây không phải là mùa xuân của khổ đau, sầu não nữa mà là mùa xuân tươi vui, đầy sức sống. Giờ đây người thi sĩ ấy đã đến với ánh sáng của cách mạng, cùng vững bước trên con đường dân tộc đang đi. Đó là sự trở về kịp thời nhất. Ta có cảm giác nếu như không có giây phút ấy Chế Lan Viên sẽ day dứt, tiếc nuối suốt cuộc đời còn lại của mình.
Đoạn thơ có âm điệu tươi vui, trẻ trung nhưng vẫn có một thoáng ân hận cửa người con lầm lạc trở về với người mẹ Nhân dân đầy nhân ái, bao dung. Tâm trạng đó của nhà thơ Chế Lan Viên cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ lãng mạn bấy giờ khi họ tìm đến với chân lí cách mạng. Đó là những giây phút trọng đại, đánh dấu bước thay đổi lớn trong cuộc đời các thi sĩ và cũng là những giây phút lịch sử khi dân tộc dang rộng vòng tay đón nhận sự trở về của những đứa con đã từng đi lầm đường. Hiểu được điều đó, ta càng cảm thông và trân trọng hơn những vần thơ như thế.
* P[hân tích:
Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần được nếm trái những phút giây cay đắng, buồn tủi cũng như những phút giây hạnh phúc. Có những lúc niềm hạnh phúc lên tới tột đỉnh, tưởng chúng ta có thể tan biến đi trong niềm vui bất tận đó. Chế Lan Viên - một nhà thơ của dân tộc - cũng đã một lần có những phút giây thiêng liêng, quý giá như thế. Đó là khi ông trở về với nhân dân, tìm được lẽ sống cho cuộc đời mình, ông đã ghi lại sự kiện đó bằng những vần thơ thật xúc động:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giềng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu)
Một tiếng “con” thật nhỏ nhoi trước một tập thể vô cùng to lớn, đó là “nhân dân”. Chế Lan Viên xưng “con” vì ông cảm thấy mình thật bé bỏng trước đồng bào. Cách xưng hô đó cũng chứa đựng bao nhiêu niềm yêu mến thân thương của tác giả. Đứng trước nhân dân, tác giả thấy mình bé bỏng nhưng không lẻ loi vì nhân dân vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ông như đón một người contrở về với đại gia đình thân thương của mình. Thật khó để diễn tả được niềm vui sướng của Chế Lan Viên lúc đó. Ông thấy mình như con nai về với suối cũ, như cỏ đón tháng giêng tháng hai, như đứa trẻ đang đói lòng bỗng gặp bầu sữa mẹ, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Một loạt các hình ảnh so sánh đều tập trung vào hai đối tượng: tác giả là con nai, là cỏ, là chim én, là đứa trẻ đói lòng, là chiếc nôi ngừng và nhân dân là suối cũ, là tháng giêng hai, là bầu sữa mẹ, là cánh tay đưa nôi. Ta đọc được trong những hình ảnh đó một niềm vui vô bờ. Còn gì sung sướng hơn khi con nai được về bên con suối mà nó đã từng uống nước ở đó bao nhiêu năm dài. Nó có thể sẽ ngơ ngác trước con suối đã quen mà thành lạ, nó có thể có một thoáng bâng khuâng nghĩ về quá khứ, nhưng giây phút đó sẽ qua mau để nhường lại cho niềm hạnh phúc. Con nai đó lại trở về với nhịp sống quen thuộc của mình, bên con suối thân thương. Và cũng còn gì sung sướng hơn khi cỏ gặp tháng giêng tháng hai, nó như được tiếp thêm nhựa sống trong những làn mưa bụi ngọt ngào, ướt lạnh để mơn mởn đâm chồi. Con chim én bay đi suốt mùa đông tránh rét, nó vui sướng khi lại được gặp mùa xuân, được chao liệng trên bầu trời ấm áp giờ đây như chỉ dành riêng cho nó. Ta cũng hình dung ra được cảnh một đứa trẻ đói lòng vồ vập nhận lấy dòng sữa ngọt ngào của người mẹ; một chiếc nôi ngừng đưa bỗng gặp một cánh tay dịu dàng đưa đẩy biết bao bỡ ngỡ mà cũng biết bao thân thương. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng thấy thật mới mẻ, ngỡ ngàng trong những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ta hiểu rằng sự trở về của Chế Lan Viên là sự trở về của tinh thần, ông đã tìm được cho mình một chân lí, đó là đi theo tiếng nói chung của đồng bào, của dân tộc.
Đọc đoạn thơ, ta như thấy tác giả nghẹn ngào, rưng rưng lệ. Nhưng đó là sự xúc động vì niềm vui tìm được lẽ sống đích thực của cuộc đời mình. Không còn đâu nữa bóng dáng của một thi sĩ lãng mạn than khóc trước tháp Chàm đổ nát, trước những bức tượng vũ nữ apsara hoen ố rêu phong. Mùa xuân đến với Chế Lan Viên giờ đây không phải là mùa xuân của khổ đau, sầu não nữa mà là mùa xuân tươi vui, đầy sức sống. Giờ đây người thi sĩ ấy đã đến với ánh sáng của cách mạng, cùng vững bước trên con đường dân tộc đang đi. Đó là sự trở về kịp thời nhất. Ta có cảm giác nếu như không có giây phút ấy Chế Lan Viên sẽ day dứt, tiếc nuối suốt cuộc đời còn lại của mình.
Đoạn thơ có âm điệu tươi vui, trẻ trung nhưng vẫn có một thoáng ân hận cửa người con lầm lạc trở về với người mẹ Nhân dân đầy nhân ái, bao dung. Tâm trạng đó của nhà thơ Chế Lan Viên cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ lãng mạn bấy giờ khi họ tìm đến với chân lí cách mạng. Đó là những giây phút trọng đại, đánh dấu bước thay đổi lớn trong cuộc đời các thi sĩ và cũng là những giây phút lịch sử khi dân tộc dang rộng vòng tay đón nhận sự trở về của những đứa con đã từng đi lầm đường. Hiểu được điều đó, ta càng cảm thông và trân trọng hơn những vần thơ như thế.
BPTT :
So sánh : con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Nhân hoá : Cỏ - đón
Cái hay ở đây là : tác giả đã nhân hóa mọi vật xung quanh khiến bài thơ thêm sinh động và hấp dẫn ngưười đọc đến như vậy
Phép đảo ngữ từ "mọc" lên đầu câu nhấn mạnh trạng thái tồn tại của sự vật. Đó là sắc hoa tím biếc nổi bật lên giữa dòng sông mùa xuân. Phép nhân hóa "ơi con chim chiền chiện" cho thấy tác giả đã mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân. Câu hỏi tu từ kết hợp với phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng" cho thấy tác giả cảm nhận rất tinh tế âm thanh tiếng chim. Tiếng chim hót vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng Thanh Hải cảm tưởng như tiếng chim kết đọng lại thành từng giọt, có thể hứng được bằng tay. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã chứng tỏ rằng tác giả đang mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng nhiều giác quan khác nhau. Cũng theo đó mà bức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên đầy ấn tượng, có cả hình ảnh, màu sắc và âm thanh, không gian bức tranh mùa xuân cũng được mở rộng, hết sức khoáng đạt gồm cả không gian tầng thấp và tầng cao, gồm cả dòng sông và bầu trời. Bài thơ nói chung và khổ thơ nói riêng được Thanh Hải sáng tác trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, khi ông đang nằm trên giường bệnh. Nhưng ta không hề thấy ở đó sự bi lụy, sầu đau, mà ở đó vẫn luôn ánh lên niềm yêu đời, yêu cuộc sống và tâm hồn rộng mở của nhà thơ. Bởi vậy mà khổ thơ mang những nét độc đáo và có sức hấp dẫn riêng.
- Xác định biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: giọt sữa; nháy hoài; ôm ấp; thoa son
- So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
- Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ
- Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống. Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh "sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa"; vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái thướt tha, điệu đà trong dáng "uốn mình" của núi và cảm giác yên bình, ấm áp trong khung cảnh "đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh".
- => Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh trong sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà.
Câu 1: Đúng
Câu 2: Gặp mẹ, nhân vật "tôi" chú ý kĩ ngoại hình của mẹ vì những lí do:
- Đứa con lâu ngày được gặp mẹ, ngắm mẹ để thỏa lòng mong mỏi, nhớ thương mẹ. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lí tự nhiên của con người. Với những người thân yêu lâu ngày không gặp, chúng ta muốn ngắm mãi để hình bóng người ấy khắc sâu vào tâm khảm.
- Hồng ngắm nhìn ngoại hình của mẹ còn có lí do thứ hai: so sánh hình ảnh thực của mẹ với những lời bà cô nói và em nhận ra mẹ không gầy quá như lời bà cô.
=> Tình yêu thương mẹ của bé Hồng.
1. Miêu tả
2. Liệt kê
3. Đoạn văn tả người mẹ thân yêu và nói lên tình cảm của con với mẹ
4. - Mẹ bình dị, thân thương.
- Mẹ lắng nghe mọi điều của con, là nơi bình yên cho con trở về.
- Mẹ vất vả nhưng luôn giàu yêu thương.
Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.
Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.
Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.
Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.