Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
♦ Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản Anh:
- Mục tiêu: Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Sác-lơ I, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ: xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến; xác lập nền dân chủ tư sản.
♦ Mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
- Mục tiêu: Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ dân tộc: giành độc lập dân tộc; thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc.
+ Nhiệm vụ dân chủ: xác lập nền dân chủ tư sản, đảm bảo các quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và tư hữu tài sản.
♦ Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp:
- Mục tiêu: Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Lu-i XVI, thiết lập nên thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ dân tộc: hình thành thị trường dân tộc thống nhất; Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.
+ Nhiệm vụ dân chủ: xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân
Tham khảo:
♦ Giai cấp lãnh đạo:
- Cách mạng tư sản Anh
+ Cách mạng tư sản Anh đặt dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa giai cấp tư sản với tầng lớp quý tộc mới.
+ Sự tham gia của tầng lớp quý tộc mới trong lực lượng lãnh đạo, là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc Cách mạng tư sản Anh. Vì: tầng lớp quý tộc mới muốn lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế để tự do sản xuất và kinh doanh, nhưng tinh thần chống phong kiến của họ không triệt để, không quyết tâm xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải tạo chế độ phong kiến chuyên chế cho phù hợp với lợi ích của mình.
- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đặt dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa giai cấp tư sản với tầng lớp quý tộc mới.
+ Sự tham gia của tầng lớp chủ nô trong lực lượng lãnh đạo, là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc cách mạng này. Vì: cơ sở kinh tế của tầng lớp chủ nô là nền kinh tế đồn điền dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ, do đó, tầng lớp chủ nô ra sức bảo vệ chế độ nô lệ.
- Trong Cách mạng tư sản Pháp: giai cấp tư sản độc quyền lãnh đạo cách mạng.
♦ Động lực cách mạng:
- Động lực của cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và cách mạng tư sản Pháp bao gồm: lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, thị dân, nô lệ,…). Trong đó, quần chúng nhân dân là lực lượng chính tham gia vào quá trình đấu tranh chống chế độ phong kiến.
Giai cấp lãnh đạo:
- Cách mạng tư sản Anh
+ Cách mạng tư sản Anh đặt dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa giai cấp tư sản với tầng lớp quý tộc mới.
+ Sự tham gia của tầng lớp quý tộc mới trong lực lượng lãnh đạo, là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc Cách mạng tư sản Anh. Vì: tầng lớp quý tộc mới muốn lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế để tự do sản xuất và kinh doanh, nhưng tinh thần chống phong kiến của họ không triệt để, không quyết tâm xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến mà chỉ muốn cải tạo chế độ phong kiến chuyên chế cho phù hợp với lợi ích của mình.
- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đặt dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa giai cấp tư sản với tầng lớp quý tộc mới.
+ Sự tham gia của tầng lớp chủ nô trong lực lượng lãnh đạo, là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc cách mạng này. Vì: cơ sở kinh tế của tầng lớp chủ nô là nền kinh tế đồn điền dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ, do đó, tầng lớp chủ nô ra sức bảo vệ chế độ nô lệ.
- Trong Cách mạng tư sản Pháp: giai cấp tư sản độc quyền lãnh đạo cách mạng.
♦ Động lực cách mạng:
- Động lực của cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và cách mạng tư sản Pháp bao gồm: lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, thị dân, nô lệ,…). Trong đó, quần chúng nhân dân là lực lượng chính tham gia vào quá trình đấu tranh chống chế độ phong kiến.
Tham khảo:
- Kết quả của Cách mạng tư sản Anh: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế; thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Kết quả của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
+ Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc;
+ Đưa đến sự ra đời của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
- Kết quả của Cách mạng tư sản Pháp: lật đổ chế độ phong kiến; thiết lập chế độ Cộng hòa.
Tham khảo:
Cách mạng tư sản | Ý nghĩa |
Cách mạng tư sản Anh | Lật đố nền quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. |
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ | - Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chúng quốc Mỹ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, - Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ La-tinh. - Là cuộc cách mạng tư sản nêu lên yêu cầu giải phóng dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ đã trở thành ngọn cờ tự do với những nguyên lí bất hủ, có ảnh hưởng lớn đối với phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. |
Cách mạng tư sản Pháp | - Lật đồ và xoá bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến. - Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết; những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ,... tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp châu Âu. - Mở ra thời đại mới: thời đại tháng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu - Mỹ. |
Tham khảo:
- Ở Anh: Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân, đặc biệt là tư sản và quý tộc mới với các thế lực phòng kiến chuyên chế, đứng đầu là vua Sác-lơ I.
13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Bắc Mỹ với thực dân Anh, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tư sản và chủ nô với thực dân Anh.
- Ở Pháp: Mâu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân Pháp với tăng lữ, quý tộc ngày càng gay gắt.
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII | Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ | Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII | |
Nhiệm vụ và mục tiêu | Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển |
Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh. => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển |
Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế => Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển |
Lãnh đạo CM | Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân | Tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ | Tư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân |
Hình thức | Nội chiến. | cách mạng giải phóng dân tộc. | Nội chiến + chiến tranh vệ quốc |
Kết quả | Thiết lập nền Quân chủ lập hiến | Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì | Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ |
Ý nghĩa | Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa. | Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh. | Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới |
Tham khảo:
- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Anh: Giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.
- Tiền đề tư tưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết". Tổ chức tiến bộ là “Hội những người con tự do” với đại diện tiêu biểu là Thô-mát Giép-phéc-sơn.
- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp:
+ Trào lưu Triết học Ánh sáng (với các đại diện tiêu biểu là: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô,…) đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.
+ Những quan điểm tiến bộ của trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng đi lên.
Tham khảo:
- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Anh: Giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.
- Tiền đề tư tưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết". Tổ chức tiến bộ là “Hội những người con tự do” với đại diện tiêu biểu là Thô-mát Giép-phéc-sơn.
- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp:
+ Trào lưu Triết học Ánh sáng (với các đại diện tiêu biểu là: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô,…) đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.
+ Những quan điểm tiến bộ của trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng đi lên.
- Chính trị:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển:
- Cách mạng tư sản Anh (1640) lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa nước Anh bước vào thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1773) thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, quốc gia tư bản đầu tiên trên thế giới.
- Cách mạng tư sản Pháp (1789) lật đổ chế độ phong kiến, đưa nước Pháp bước vào thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Thiết lập nền dân chủ, cộng hoà:
- Cách mạng tư sản Anh (1640) thiết lập nền quân chủ lập hiến, hạn chế quyền lực của nhà vua.
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thành lập Hiến pháp, đề cao quyền tự do, dân chủ.
- Cách mạng tư bản Pháp (1789) ban hành Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, đề cao quyền con người, tự do, bình đẳng, bác ái.
- Kinh tế:
+ Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển:
- Cách mạng tư sản Anh (1640) thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thúc đẩy công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.
- Cách mạng tư sản Pháp (1789) thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, xóa bỏ các rào cản phong kiến.
- Xã hội:
+ Xóa bỏ chế độ đẳng cấp phong kiến:
- Cách mạng tư sản Anh (1640) xóa bỏ chế độ đẳng cấp phong kiến.
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ xóa bỏ chế độ nô lệ.
- Cách mạng tư sản Pháp (1789) xóa bỏ chế độ đẳng cấp phong kiến.
- Văn hóa:
+ Thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kỹ thuật:
+ Thúc đẩy sự phát triển của văn học, nghệ thuật.
=> Cách mạng tư sản Anh (1640), Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1773), Cách mạng tư sản Pháp (1789) là nguồn cảm hứng cho các cuộc cách mạng khác trên thế giới.