K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6

danh từ là: thuyền,Ba Bể,núi,hồ,lá,rừng,gió,tiếng,lòng,tiếng chim,

động từ là: chầm chậm,dựng,ngân,họa,vào

tính từ là: cheo leo,se sẽ, lặng im

quan hệ từ là: với,với

2 tháng 5 2022

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều, 

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo. 

Núi không đè nổi vai vươn tới, 
nguỵ trang reo với gió đèo… 

Giải thích : Che đậy dưới những hình thức giả tạo để đánh lừa .

Đặt câu : Ngày xưa , các chiến sĩ bộ đội phải đội những lá cây lên người giúp ngụy trang để tránh địch nhận ra .

10 tháng 12 2017

Xác định DT , ĐT , TT , quan hệ từ trong đoạn văn sau :

Sau bốn năm trồng rừng , lượng hải sản tăng nhiều và các loại chim nước cũng trở nên phong phú . Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vui mừng vì rừng ngập mặn được phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều .

DT: rừng,hải sản,chim nước,nhân dân,rừng ngập mặn,đê điều

ĐT: trồng,tăng,phục hồi,tăng ,bảo vệ

TT: phong phú,nhiều,vững chắc

QHT: và,đã,vì,cũng

10 tháng 12 2017

DT: rừng, hải sản, chim nước, nhân dân, địa phương, rừng ngập mặn, đê điều.

ĐT: trồng, tăng, vui mừng, phục hồi, tăng, bảo vệ.

QHT: và, đã, vì,cũng.

5 tháng 10 2021

a)
“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Âm thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu thơ thứ nhất . Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tạo cho sự rơi xuống của chiếc lá đa một sức sống, một tính từ “mỏng” được dùng như hỗ trợ động từ "rơi". Chiếc lá đa trở nên có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.

^HT^

26 tháng 11 2023

ai nhanh mình tích cho nhé

*BT4: Cho các đoạn văn sau và xác định DT,ĐT,TT trong đoạn văn( Viết một dòng cách một dòng)           a, “ Với đất ấy, nước ấy, lại thêm cái nắng rực rỡ,  ấm áp cây cối tha hồ đua nhau mọc. Hai bên bờ sông, bờ rạch và trên những đảo nhỏ dừa xanh tốt mọc um tùm, mỗi tàu lá cao gấp đôi thân người. Có nơi dừa mọc thành rừng rậm.”            b, “ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ...
Đọc tiếp

*BT4: Cho các đoạn văn sau và xác định DT,ĐT,TT trong đoạn văn( Viết một dòng cách một dòng)

          a, “ Với đất ấy, nước ấy, lại thêm cái nắng rực rỡ,  ấm áp cây cối tha hồ đua nhau mọc. Hai bên bờ sông, bờ rạch và trên những đảo nhỏ dừa xanh tốt mọc um tùm, mỗi tàu lá cao gấp đôi thân người. Có nơi dừa mọc thành rừng rậm.”

           b, “ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì. Chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ kéo binh lính cả mười tám nước sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh.”

1

a. Danh từ: đất, nước, cái nắng, cây cối, hai bên bờ sông, bờ rạch, những đảo, dừa, tàu lá, rừng, thân người, nơi.

Tính từ: rực rỡ, ấm áp, nhỏ, xanh tốt, um tùm, cao, rậm.

Động từ: thêm, đua nhau, mọc.

b. Danh từ: nhà vua, công chúa, Thạch Sanh, lễ cưới, kinh kì, hoàng tử, nước chư hầu, binh lính, mười tám nước. 

Động từ: gả, từ hôn, tức giận, kéo, đánh, xin, đừng, động binh.

Tính từ: tưng bừng

“Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời,...
Đọc tiếp

“Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.”

( Đất rừng phương Nam– Đoàn Giỏi)

Câu 1: ( 0,5 điểm): Nêu PTBĐ chính của đoạn văn trên?

Câu 2: ( 0,5 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn văn trên?

Câu 3: (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 4: (1,0điểm): Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả

0

Cho đoạn văn:

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa nắng dài bãi táp

Gió lồng xôn xao,sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát

a,Tìm từ láy có trong đoạn thơ trên

- '' xôn xao '' , '' đu đưa '' , '' ngân nga ''

-> Nhấn mạnh vẻ đẹp của không gian xanh mát , thoáng đãng . Sử dụng những từ láy làm cho khung cảnh trở nên êm ái , nhẹ nhàng và du dương . 

b,Nêu giá trị biểu đạt có trong đoạn thơ đó

- PTBĐ : Miêu tả xen lẫn biểu cảm làm cho cảnh vật đằm thắm tình yêu thương . Hình ảnh làng quê thân thuộc  ,gần gũi làm rung động trái tim của người đọc khi nghĩ về quê hương ,những sắc màu êm đềm , dịu dàng .