Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Văn bản thuộc đoạn trích "Thánh Gióng". Văn bản đó thuộc thể loại truyền thuyết.
2. Từ mượn: sứ giả, tráng sĩ, trượng, lẫm liệt.
Giải thích:
+ lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
+ trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.
3. Nội dung: chú bé Gióng vươn vai thành anh hùng đứng dậy cứu nước.
4. Có thể dựa vào ý sau:
- rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức, học cách làm người
- Chuẩn bị hành trang tri thức vững chắc để lớn lên có thể đóng góp cho gia đình, xã hội.
Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.
1.PTBD:Tự sự
2.Nhân vật chính: Thánh Gióng
3.Các cụm danh từ:Một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một tấm áo sắt
4.Thánh Gi óng liên quan đến hội Khỏe Phù Đổng . Người ta lập hội thi này để tưởng nhớ anh hùng Thánh Gióng
5.
Sau khi đọc xong tryện truyền thuyết về Thánh Gióng , em thấy Thánh Gióng là 1 người anh hùng có lòng yêu nước . Khi nghe tin đất nước bị xâm lược , Gióng liền xung phong đi đánh giặc cho nhân dân . Dù Gióng đã bay về trời nhưng Gióng vẫn luôn ở trong trái tim chúng ta
A . Thể hiện sự nhiệt huyết , sôi nổi của thánh Gióng khi quyết tân đánh đuổi giặc Ân tới nỗi khi dụng cụ , vũ khí đánh giặc bị gãy , thì tinh thần chiến đấu , tình yêu đất nước là vũ khí chiến đấu mạnh nhất giúp đánh tan quân giặc .
B. Hiện tượng lạ : Bà mẹ 80 tuổi hiếm muộn ướm chân vào 1 vết chân to rồi thụ thai .
-> Yếu tố tưởng tượng kì ảo
C . Gióng là một cậu bé được sinh ra với những vui mừng , bất ngờ của cha mẹ . Cha mẹ cậu là nhg ng nông dân nghèo hiếm muộn , vất vả sáng khuya với những công việc đồng ruộng . Họ luôn ao ước có 1 đứa con , dù đứa con đó có thế nào đi chăng nữa , họ vẫn sẽ chăm sóc , yêu thương nó . Thượng đế đã chấp nhận lời thỉnh cầu của họ : 1 hôm, bà ra đồng, thấy 1 vết chân to , bèn ướm thử chân vào, thế là bà thụ thai. Nhưng buồn thay , cậu bé không đc may mắn như bao đứa trẻ khác , lên 3 tuổi vẫn chưa bt nói , biết cười . Vì gia cảnh nghèo đói nên hàng xóm xung quanh đã rủ lòng thương , góp gạo nuôi cậu bé . Tới khi đất nước lâm nguy , Gióng dũng cảm đứng ra chiến đấu , với những yêu cầu vef vũ trang cho nhà vua . điều đặc biệt là , cậu vươn vai 1 cía biến thành tráng sĩ . Chính tình yêu , của cha mẹ , dân làng đã vun đắp sự quyết tâm , sự yêu thương trong tâm hồn của cậu . Chính những bát gạo , những tình yêu thunogw giữa những con người gửi gắm vào mỗi hạt gạo . Một hạt gạo là một sự yêu thương , mong cho cậu bé đc khôn lớn . Họ như những người trồng cây ngày ngày chăm sóc , bồi dưỡng cho cây đc lớn khôn , giọt ngước tưới tắm cho mầm non nhỏ thêm cao lớn . Sự biết ơn , tình yêu đát nước của Gióng mang lại thắng lơi, vẻ vang cho đất nc . Qua văn bản , Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của sự đoàn kết , tình yêu thương của mỗi con người , lòng yêu thương ấy chảy trong dòng máu của nhg con người dân tộc Việt Nam
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 3. Hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên là: Sứ giả, tráng sĩ
Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là:
- Hình ảnh so sánh " giặc chết như rạ " thể hiện sức mạnh to lớn của Gióng đánh bại làm cho quân thù đổ xuống hàng loạt như người ta cắt thân cây lúa ( rạ ) làm cho đổ xuống.
Câu 5:
- Phẩm chất cao quý
+ Biểu hiện sức mạnh tinh thần đánh giặc nhiệt huyết,dũng cảm,quết chiến quyết thắng.
- Em thấy mình cần phải làm để góp phần xây dựng quê hương, đất nước là:
+ Học tập thật tốt để mai sau góp phần xây dựng quê hương đất nước
+ Chúng ta phải biết sống và hi sinh vì mọi người , không nên tham lam,ích kỉ,cầu danh lợi cho cá nhân mình.
Câu 6: Nêu ý nghĩa của chi tiết: “Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” là:
Thể hiện sự nhiệt huyết , sôi nổi của thánh Gióng khi quyết tân đánh đuổi giặc Ân tới nỗi khi dụng cụ , vũ khí đánh giặc bị gãy , thì tinh thần chiến đấu , tình yêu đất nước là vũ khí chiến đấu mạnh nhất giúp đánh tan quân giặc .