Phần gạch chân trong câu: "Tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan người...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2021

câu 1:

Nguyễn Huệ, vị chiến tướng dùng kỳ mưu hạ thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ, vị thống tướng đã tiêu diệt ba vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm - Xoài Mút trong một trận thủy chiến trời long đất lở. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã đạp đổ ngai vàng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài rồi kết duyên cùng công chúa Ngọc Hân làm chấn động Bắc Hà. Nguyễn Huệ- vua Quang Trung đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử.

Đọc Hồi thứ 14 " Hoàng Lê nhất thống chí", hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.

Những tác giả- những người con ưu tú của dòng họ Ngô thì ở Tả Thanh Oai đã mượn lời nói của những cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tâu với Thái Hậu, rất khách quan, để giới thiệu Nguyễn Huệ với sự tâm phục và kinh sợ. Vì là người ở phía bên kia, phe đối địch, nên đại từ " hắn" mà người cung nhân này dùng để chỉ Nguyễn Huệ cũng chẳng hề làm mờ đi bức truyền thần vị chiến tướng trăm trận trăm thắng.

"Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hắn hơn sợ sấm sét."

Nên biết rằng lúc bấy giờ, Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh đã đóng chật Thăng Long, coi nước ta chỉ là quận huyện của chúng, Lê Chiêu Thống đã được Thiên triều cho làm An Nam quốc vương, nhưng với cái nhìn sắc sảo, người cung nhân cũ đã chỉ ra sự bại vong tất yếu của bọn cướp nước và bè lũ bán nước: "E rằng chẳng bấy lâu nữa, hắn lại trở ra,, tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?" Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 đã cho thấy lời nói ấy là một dự báo linh nghiệm, một chân lí lịch sử rất hùng hồn.

Nguyễn Huệ là một con người " biết nghe và quyết đoán". Ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) nhận được tin cáo cấp do Nguyễn Văn Tuyết đưa vào, Nguyễn Huệ "giận lắm" định "cầm quân đi ngay" nhưng trước lời bàn "hãy chính vị hiệu", ông đã nghe theo để " giữ lấy lòng người" rồi mới xuất quân đi đánh dẹp cõi Bắc. Việc đắp đàn ở núi Bân, tế Trời Đất, thần Sông, thần Núi, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung đã chứng tỏ cái tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải khi Tổ Quốc đứng trước họa xâm lăng.

Cứu nước như cứu lửa. Ngày 25 còn ở Thuận Hóa thế mà 29 đã hành quân tới Nghệ An : gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp, mộ thêm một vạn tinh binh, tổ chức duyệt binh lớn và truyền hịch đánh giặc cứu nước để kích thích chí khí tướng sĩ và ba quân "đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn", nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ "ăn ở hai lòng ... sẽ bị giết ngay tức khắc", vạch trần thói tàn bạo tham lam của người phương Bắc để kích thích lòng căm thù, kêu gọi tướng sĩ noi gương Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ ... để quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

Chỉ hơn một ngày đêm, Nguyễn Huệ đã kéo quân ra tới Tam Điệp hội sưu với cánh quân của Đại tư mã Ngô Văn Sở. Ông ra lệnh cho tướng sĩ ăn tết trước, hẹn đến mùng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc ăn mừng, rồi chia đại quân thành năm đạo binh lớn " gióng trống lên đường ra Bắc".

Nguyễn Huệ thật "lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân." Ông đã lấy yếu tố bất ngờ để đánh thắng giặc : bắt sống toàn bộ quân giặc do thám ở sông Thanh Quyết và đồn Hà Hồi, bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, hàng vạn giặc bị giết " thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối". Tại đầm Mực làng Quỳnh Đô, giặc Thanh bị hợp vây, " quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người." Trong khi đó, một trận "rồng lửa" đã diễn ra ác liệt tại Khương Thượng, xác giặc chất thành 12 gò cao như núi. Nguyễn Huệ đã tiến công như vũ bão, khác nào " tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên" làm cho Tôn Sĩ Nghị "sợ mất mật, ngữ không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp ... nhằm hướng Bắc mà chạy." Trưa mùng 5, Nguyễn Huệ và đại quân đã kéo vào Thăng Long trước kế hoạch hai ngày.

Nhãn quan quân sự - chính trị của Nguyễn Huệ vô cùng sâu rộng và sáng suốt. Trên đường tiến quân đánh giặc Thanh, ông đã giao cho Ngô Thì Nhậm " người khéo lời lẽ" để "dẹp nỗi việc binh đao", đem lại "phúc cho dân."

Chiến thắng Đống Đa năm Kỉ Dậu (1789) là một trang sử chống xâm lăng vô cùng chói lọi của dân tộc ta. Nó thể hiện sức mạnh vô địch của lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã dựng nên tượng đài tráng lệ, hùng vĩ người anh hùng áo vải – vua Quang Trung để dân tộc ta đời đời tự hào và ngưỡng mộ:

"Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình"

("Ai tư vãn" – Ngọc Hân công chúa)

Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc. Nó làm cho trang văn " Hoàng Lê nhất thống chí" thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

22 tháng 2 2022

a) Thành phần biệt lập trong câu : Thật đấy nhằm tỏ thái độ khẳng định của người nói 

b) Thành phần biệt lập: (cũng) may nhằm thể hiện cách đánh giá tốt

 

22 tháng 2 2022

a, “Thật đấy” là thành phần tình thái, dùng để xác nhận điều được nói đến trong câu.

b, “may” là thành phần tình thái, dùng để bộc lộc thái độ đánh giá tốt với điều được nói đến trong câu.

1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? 2....
Đọc tiếp

1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau

a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?

2. Xác định vị trí của dòng thơ : “Con hỏi:…” ở mỗi phần

(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sông “trên mây” và những người sống “trong sóng”

3.Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra.Sự giống nhau va sự khác nhau của những cuộc chơi đó nói lên điều gì?

4. Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh: mây, trăng, sóng, bờ biển).

5. Phân tích ý nghĩa của câu thơ: “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”.

6*. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?

 

 

2
12 tháng 12 2017

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

20 tháng 11 2019

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

17 tháng 5 2021

1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều

2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

 

18 tháng 5 2021

. - Nội dung của tám câu thơ:  Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.

b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

8 tháng 4 2021

Chép hai câu thơ có thành ngữ là:

+ Bên trời góc bể bơ vơ

+Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ

Giải thích:    

+ Bên trời góc bể: Chỉ sự long đong nay đây mai đó, khi bên trời, khi góc biển xa xôi, phiêu bạt.

+ Quạt nồng ấm lạnh: Mùa hè thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông thì nằm trước để ủ ấm chỗ cho cha mẹ trước.

17 tháng 5 2021

1) Hai câu thơ có sử dụng thành ngữ "bên trời góc bể" và "quạt nông ấp lạnh"

-" Bên trời góc bể bơ vơ" và "Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"

2) Ý nghĩa của 2 thành ngữ

-"bên trời góc bể" diễn tả nỗi nhớ người yêu không nguôi của Kiều và nỗi đau đớn của nàng khi mối tình đầu vì cảnh ngộ mà phải chia lìa tan tác

- "Quạt nồng ấp lạnh" diễn tả sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha ,mẹ

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

1
28 tháng 2 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận

Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.

Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.

 

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

0
1.Kể tóm tắt nội dung truyện. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào.Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện? 2.Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở  một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người? 3.Tác giả đã thể hiện chân thực và...
Đọc tiếp

1.Kể tóm tắt nội dung truyện.

Truyện được trần thuật từ nhân vật nào.Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?

2.Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở  một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?

3.Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.

Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:

-Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.

-Tâm trạng của cô trong một lần pha bom ở phần cuối truyện.

-Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.

4*.Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?

5.Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?

4
21 tháng 5 2017

1) Truyện kể về một tổ nữ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, đó là ba cô gái rất trẻ: Phương Định, Nho và Thao.Họ ở tách xa đơn vị, dưới một cái hang ở chân cao điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo đất đá, san lấp hố bom, đo tọa độ những trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc vô cùng nguy hiểm, suốt ngày họ phải chạy trên cao điểm và đối mặt với cái chết. Một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao vô cùng lo lắng và tận tình chăm sóc. Công việc của họ đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, yêu đời. Những lúc rỗi họ thường hát, tâm hồn rất thơ mộng, nhất là Phương Định. Họ gắn bó, yêu thương nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Sau những phút phá bom căng thẳng, một cơn mưa đá vụt dến rồi vụt đi để lại trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.

+)Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định - nhân vật chính. Sự lưạ chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái.

2)

Những cô gái thanh niên xung phong có nét chung gắn bó thành một khối thống nhất. Đó là:

- Ba cô đều làm chung một nhiệm vụ trinh sát mặt đường. Cụ thể là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là công việc nguy hiểm mà cái chết luôn rình rập.

- Họ đều là các cô gái còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, yêu thương gắn bó với đồng đội.

- Họ chiến đấu dũng cảm và sống giản dị, lạc quan, thích ca hát, thêu thùa.

- Họ hồn nhiên, vui thích đón nhận cơn mưa đá với niềm vui trẻ con.

Mỗi người trong số họ lại có cá tính riêng, có nét riêng. Phương Định là con gái thành phố, xinh đẹp, thích thơ mông và hay hát; Nho thích thêu thùa; chị Thao hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.

3)

Phương Định là một cô gái thành phố tự biết mình đẹp nhưng trong lòng thì cô coi những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là đẹp nhất. Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa lời bài hát, cô hay mơ mộng " hát và nghĩ vớ vẩn". Cô hay quan sát, để ý những đồng đội của mình. Cô dành tình yêu thương cho Nho - người bạn như cây kem trắng; dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người "cương quyết, táo bạo".

Phương Định làm quen với bom nổ, với căng thẳng hàng ngày. Nhưng mỗi lần phá bom là một thử thách mới. Cô đi thẳng đến quả bom chưa nổ. Cô đào đất và đặt thuốc nổ vào dưới quả bom có thể nổ tung bất kì lúc nào. Hành động của cô thật nhanh gọn, khéo léo trong một không khí cực kì căng thẳng. Với cô, cái chết thật mờ nhạt trước điều quan tâm lớn nhất: Liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?

Khi Nho bị thương, Phương Định bình tĩnh chăm sóc bạn, rửa vết thương , băng và tiêm cho bạn. Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tính hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ. Cô vui thích cuống cuồng như con trẻ. Và cơn mưa lại gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.

Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ: hồn nhiên, sinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

4)Ngôn ngữ của truyện là ngôn ngữ của nhân vật xưng "tôi" - Phương Định. Cách lựa chọn ngôi kể này làm cho câu chuyện được kể trực tiếp từ người trong cuộc - một cô gái. Điều đó khiến cho lời lẽ kể chuyện hồn nhiên, trẻ trung và giàu nữ tính. Người kể chuyện còn thêm vào những suy nghí, bình luận làm cho câu chuyện không chỉ là sự việc mà là sự việc được suy ngẫm. Nhịp kể của câu chuyện cũng thay đổi. Khi khẩn trương, căng thẳng, khi chậm rãi, sâu lắng. Điều đó cũng góp phần làm cho câu chuyện trở nên linh hoạt, sinh động

5)

Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ. Họ là những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định, Nho, chị Thao (Những ngôi sao xa xôi). Họ là những chiến sĩ lái xe lạc quan, dũng cảm. Họ là những chàng trai trên đình Yên Sơn làm nhiệm vụ trên đài khí tượng, lặng lẽ cống hiến cho đất nước những con số về gió, về mây, mưa, góp phần sản xuất và chiến đấu chống máy bay Mĩ (Lặng lẽ Sapa). Họ là cô kĩ sư, là đoàn viên sẵng sàng nhận công tác ở bất cứ nơi đâu.

Thế hệ những người trẻ tuổi đó hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà đất nước yêu cầu.

Đó là một thế hệ rất đáng tự hào, rất đáng để cho thanh niên ngày này học tập.

Trong truyện, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện - cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội - tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỷ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư.

25 tháng 3 2019

1)+Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.
+Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

2)

Những nét chung của ba cô gái:

  • Họ sống và làm việc trong một hang đá dưới chân cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn
  • Cả ba đều là những cô gái tuối đời còn rất trẻ
  • Có tinh thần trách nghiệm cao trong công việc, hết mình cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất
  • Dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản gian khổ hiểm nguy
  • Có tình đồng đội gắn bó keo sơn
  • Hay xúc động, đều là những cô gái rất mộng mơ, dễ vui, dễ trầm tư, và thích làm đẹp

Những nét riêng:

  • Ở Phương Định:con gái thành phố, xinh đẹp, thích thơ mông, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư và hay hát
  • Ở Nho: là cô gái trẻ xinh xắn thích thêu thùa
  • Ở chị Thao: là tổ trưởng, trưởng thành hơn, chính chắn và có kinh nghiệm hơn nhưng chị cũng hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.

=> Những nét chung của ba cô gái cũng chính là những nét chung của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chồng Mĩ nhưng ở họ cũng vấn có những cá tính, nét riêng của mình.

3)

a. Nhân vật Phương Định tự quan sát và đánh giá mình

  • Phương Định là một cô gái thành phố, tự biết mình đẹp nhưng trong lòng cô luôn coi những người mặc quân phục với ngôi sao trên mũ là đẹp nhất.
  • Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa bài hát, hay mơ mộng “hát và nghĩ vớ vẩn”.
  • Cô hay quan sát, để ý đồng đội của mình.
    • Cô dành tình cảm yêu thương cho Nho – người bạn như cây kem trắng
    • Dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người “cương quyết, táo bạo”.

b. Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom

  • Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế.
    • Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách với thần kinh của cô.
    • Diễn biến tâm lí
      • Cô có cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sự nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới“.
      • Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như, cũng trở nôn sắc nhọn hơn: “Thính thoảng lưỡi xẻng chạm vào qua bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! vỏ qua bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành“.
      • Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom: “Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ“.

→ Tác giả đã miêu tả sinh động và chân thực tâm lí nhân vật

⇒ Làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tạp.

c. Cảm xúc của các cô gái trước trận mưa đá ở cuối truyện cũng được miêu tả một cách chân thực và xúc động

  • Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tình hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ.
    • Cô vui thích, cuống cuồng: “Những niềm vui con trẻ …lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy”.
    • Và cơn mưa gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.
30 tháng 10 2019

Chọn đáp án: C.