Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động của mình đã yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh. Ông đề cao phương châm "Tự lực khai hóa", vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền.
Trong thư gửi cho Toàn quyền Beau đề năm 1906, Phan Châu Trinh chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Bức thư đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 1: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm phân hóa xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là
A. địa chủ yêu nước, tư sản.
B. công nhân, nông dân, tư sản.
D. địa chủ phong kiến và công nhân.
C. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Câu 2: Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, toàn quyền Đông Dương tuyên bố: “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là...
A. phải cung cấp tối đa nguồn ngân sách cho chiến tranh.
B. phải cung cấp tối đa nguồn nhân lực cho chiến tranh.
C. phải cung cấp tối đa nguồn vật lực cho chiến tranh.
D. phải cung cấp tối đa nguồn nhân lực, vật lực và tài lực cho chiến tranh.
Câu 3: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng như thế nào?
A. Khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
B. Phát triển nhanh chóng.
C. Tương đối ổn định, có nền kinh tế công – thương nghiệp phát triển.
D. Ôn định.
Câu 4: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có các giai cấp nào?
A. Giai cấp địa chủ, tư sản.
B. Giai cấp công nhân, nông dân, tư sản.
C. Giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
D. Giai cấp địa chủ phong kiến và nông nhân.
Câu 5: Vì sao ngay sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta (phong trào Cần Vương), Pháp lập tức tiến hành khai thác thuộc địa?
A. Mục đích xâm lược của Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của và biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp. Nhưng mục đích này không thể tiến hành ngay từ đầu vi Pháp còn phải đối phó với các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta.
B. Pháp muốn độc chiếm thị trường Việt Nam, biển Việt Nam thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa cho nền kinh tế Pháp.
C. Tình hình chính trị ở Việt Nam đã ổn định, là điều kiện thuận lợi để Pháp khai thác bóc lột nhân dân ta.
D. Ban đầu các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta chống thực dân Pháp nổ ra quyết liệt mạnh mẽ nên Pháp chưa thể tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa.
Câu 6: Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?
A. Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng.
B. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
D. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 7: Trong phong trào đấu tranh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam đã thể hiện rõ
A. tinh thần đấu tranh chống Pháp quyết liệt.
B. là giai cấp tiên tiến nhất, đi đầu trong các cuộc đấu tranh chống Pháp, luôn đoàn kết với nông dân, tư sản, tiểu tư sản trong các phong trào đấu tranh.
C. tinh thần đoàn kết với nông dân trong các cuộc đấu tranh.
D. là giai cấp sớm có tinh thần đấu tranh chống Pháp và thể hiện tinh thần đoàn kết, tính kỉ luật cao.
Câu 8: Phong trào nông dân Yên Thế là phong trào do
A. phong trào Cần Vương khởi xướng.
B. các cuộc khởi nghĩa Cần Vương hợp lại.
C. nông dân tự động kháng chiến.
D. triều đình tổ chức.
Câu 9: Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
A. Thời gian kéo dài nhất, địa bàn hoạt động rộng khắp, tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác.
B. Tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác: nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân, các thứ quân đảm bảo thường xuyên giữ liên lạc.
C. Tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt, chủ động mở các cuộc tấn công vào sào huyệt của kẻ thù, gây nhiều tổn thất cho Pháp.
D. Địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa rộng khắp 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
nghĩa quân xây dựng được nhiều căn cứ, trung tâm kháng chiến, tạo điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân hoạt động.
refer
Từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất,Phan bội châu,Phan châu trinh và các sĩ phu yêu nước đã tạo nên một phong trào yêu nước rộng rãi khắp cả nước.Với chủ trương đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền , dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. Các phong trào do Phan bội châu,Phan châu trinh và các sĩ phu yêu nước đã tác động vào quần chúng nhân dân tinh thần nồng nàn yêu nước, mở ra một hướng đi mới để giải phóng dân tộc
I. PHAN BỘI CHÂU VÀ XU HƯỚNG BẠO ĐỘNG
* Chủ trương: “nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, ông kiên trì dùng bạo lực giành độc lập.
- Nguyên nhân: Phan Bội Châu cho rằng Nhật bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905)
* Hoạt động:
- Tháng 05/1904, lập Duy tân hội ở Quảng Nam :
+Mục đích đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập hiến.
+Hội tổ chức phong trào Đông du, đưa gần 200 học sinh sang Nhật học.
+Tháng 09/1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất tất cả lưu học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu. Phong trào tan rã.
- Nguyên nhân thất bại: do các thế lực đế quốc (Nhật-Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.
- Tháng 6- 1912, ông lập Việt Nam Quang phục hội :
+Tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
+Hội tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ, tấn công các đồn binh Pháp ở Vân Nam… nhưng chỉ thu được những kết quả hạn chế trong khi lực lượng hao tổn khá lớn.
-24-12-1913 Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông .
-Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời.
*Bài học rút ra từ phong trào:
* Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa đế quốc đánh đế quốc được).
* Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.
II. PHAN CHÂU TRINH VÀ XU HƯỚNG CẢI CÁCH.
* Chủ trương: đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền , dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
* Hoạt động:
- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng , Trần Quý Cáp, Ngô Đúc Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:
+ Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”…
+ Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ , các môn học mới …
+ Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến….
- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
-Năm 1911 Chính quyền thực dân đưa Ông sang Pháp
-Ông là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ 20.