K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TK#

Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói học phải đi đôi với hành. Điều đó đồng nghĩa với việc cách học phải thực sự hiệu quả, nâng cao khả năng nhận thức và tự giác. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng học tủ học vẹt ngày càng lan rộng trong nhà trường và trở thành một vấn nạn phức tạp trong học hành. Học vẹt là lối học đọc ra rả như cuốc kêu, lặp đi lặp lại nguyên si những bài học có sẵn trong sách vở hoặc do thầy cô cung cấp mà không hiểu mình đang học gì, không nắm được bản chất của vấn đề trong bài học. Học tủ là việc chỉ học một số bài nhất định có khả năng thi hoặc kiểm tra để rồi khi bị "lệch tủ", tức là việc đề ra không trúng vào những gì đã học thì không thể làm được gì nữa. Cả hai cách học đều đem lại những hậu quả khó lường khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng đi xuống. Học tủ, học vẹt những bài học của thầy cô giảng chính là học mà không hiểu gì, đầu óc rỗng tuếch, kiến thức hạn hẹp, nông cạn. Không hiểu thấu được bài học cho nên khi đề ra hơi khác so với ban đầu, lập tức học sinh sẽ cảm thấy lúng túng không biết làm cách nào để có thể giải quyết vấn đề được đặt ra trong đề bài. Học tủ, học vẹt là cách học không sử dụng đến suy nghĩ, vì vậy khả năng tư duy, năng lực phát triển phân tích và lí giải vấn đề không được nâng cao. Mục đích của việc học tập là rèn luyện khả năng tư duy tuy nhiên chính vì học tủ học vẹt mà cuối cùng học sinh lại trở nên thụ động, kém phát triển khả năng sáng tạo. Bị động tiếp thu kiến thức, không hiểu bài khi học nên học sinh dễ có cảm giác chán nản, ít hứng thú khiến hiệu quả học tập không cao. Kết quả yếu kém ảnh hưởng đến tinh thần học sinh hiện tại và việc hổng kiến thức sẽ là một bất lợi cho tương lai sau này. Từ đó, gia đình, xã hội và thậm chí là bản thân cũng đều nghi hoặc và mất niềm tin vào chính khả năng của mình. Hiện tượng học tủ, học vẹt ngày càng phổ biến trong học sinh ngày nay: nhiều bạn chỉ biết chép bài trong sách vở, bài giảng của thầy cô không cần hiểu nó nói gì mà chỉ biết đọc ra rả và lặp đi lặp lại như một con vẹt. Lúc mới học có thể thuộc lòng nhưng rồi lại quên ngay và khi cần thì chữ nghĩa cũng không cánh mà bay. Chưa kể việc chỉ chăm chăm học một vài bài sẽ gây ra cảm giác bất an khi đi thi bởi lẽ chỉ cần lệch tủ là tất cả mọi thứ đều tan biến. Tình trạng này diễn ra ngày một phổ biến cũng đều có nguyên nhân của nó. Nhiều người có thói quen ỷ lại, không chịu suy nghĩ để phát triển khả năng sáng tạo. Thêm vào đó là bệnh thành tích trong học tập buộc họ phải học tủ, học vẹt để tạo cảm giác an tâm nhờ vào những gì thầy cô đã viết. Xác định sai mục đích chính của việc học đó là chỉ biết lấy thành tích mà không biết rằng mục đích chính của việc học là phải mở mang kiến thức để sau này áp dụng vào thực tế cuộc sống khiến nạn học tủ, học vẹt ngày càng lan rộng. Vì vậy, khi học ta phải vừa học vừa suy nghĩ, đặc biệt trước khi học thuộc câu chữ phải hiểu vấn đề, tránh sa vào việc lặp đi lặp lại. Xác định đúng mục đích của việc học: học để làm người, để mở mang kiến thức chứ không phải học để lấy thành tích phù phiếm là cách mà một học sih nên làm. Việc học tập xét đến cùng cũng đều để phục vụ cho tương lai. Hãy dùng phương pháp học thật đúng đắn để những kiến thức ta có được trên ghế nhà trường có thể giúp ích được cho chính cuộc sống của ta.

21 tháng 4 2021

Mình thấy: học vẹt, học suông, học lệch, học đối phó có nhiều điểm giống nhau, chúng đều là cách học để đối phó với thầy cô, học để lấy được điểm cao chứ trong đầu không có một chút kiến thức nào cả.

Chúc bạn học tốt!! ^^

20 tháng 4 2019

-hiểu:cách học này là cách học cho có

-tác hại:ko nhớ được bài

học sẽ dốt

sẽ có cái tính lười biếng

23 tháng 4 2017

em hiểu thế nào là học lệch và học đối phó? những cách học ấy có tác hại như thế nào

# Học lệch : có nghĩa như là những môn được quy định trong nhà trường thì chỉ học một môn giỏi , còn các môn khác thì bỏ bê hoặc xem nó là phụ

# Học đối phó : có nghĩa như học chỉ lấy điểm , lấy thành tích chứ không học để lấy kiến thức

# Tác hại :- học giỏi mà không có kĩ năng sống , thiếu cân bằng tư duy

- học đối phó làm chúng ta không tiến bộ , học thuộc lòng chứ không phải hiểu đúng bản chất của sự vật , sự việc mình đang học , tạo ra những kết quả phản ánh không đúng bản chất của học sinh

23 tháng 4 2017

1/ Giải thích học đối phó là gì?

- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.

- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.

- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.
2/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:

- Chép sách khi thầy cô giao bài tập

- Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.

- Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác "siêng học".

- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, ...
3/ Tác hại của việc học đối phó:

- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.

- Mất căn bản, nạn học sinh "nhảy lớp", học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, ...

- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.

- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

---> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.
4/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?

- Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.

- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.

- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.

23 tháng 4 2017

Học vẹt và học tủ là hai phương pháp học không mang lại kết quả tốt cho việc học tập của bạn. Học vẹt chính là học chay, học không có khoa học, học tràng giang đại hải, học kiểu bắt chước, nhại lại nhưng thực chất của vấn đề lại không hiểu được. Kiểu học này sẽ khiến cho bạn học nhanh quên, hổng kiến thức nhiều. Học tủ chính là phương pháp học lựa chọn những mục, những phần mà học sinh thấy mình có khả năng tiếp thu tốt nhất để học. Cách học này có thể sẽ khiến cho các bạn đạt điểm 0 tối đa, vì lệch tủ, lệch đề.

Hai phương pháp học trên đều không tốt đối với các bạn học sinh. Học tủ chỉ mang tính xác xuất, phần trăm nên khi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở mức báo động. Còn học vẹt thì bạn sẽ chỉ như con vẹt cứ nhai đi nhai lại điều người khác nói, và kiến thức trong chốc lát sẽ trống rỗng, chẳng còn gì. Và vì nhai đi nhai lại nên sẽ chóng quên. Như vậy thật uổng phí. Học vẹt và học tủ đều để lại hậu quả không tốt đối với mỗi bạn học sinh. Nó khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò và phát triển kiến thức. Bản thân sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn nữa. Có thể bạn sẽ mất dần đi khả năng sáng tạo.

12 tháng 5 2017

+"Học" là con đường tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con người. Con đường học vấn dài vô tận và muốn đạt đến đỉnh cao của học vấn thì có rất nhiều phương pháp. Mỗi người đã chọn lựa cho mình một phương pháp để đi trên con đường chông gai đầy thử thách này, nhưng đáng tiếc rằng đa số học sinh ngày nay lại chọn cho mình một phương pháp học rất dễ thực hiện nhưng lại dễ làm cho họ vấp ngã mà đã vấp ngã thì họ khó tài nào đứng dậy nổi.Phương pháp nguy hiểm đó chính là "học vẹt" và "học tủ".

+"Học vẹt" là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì "bó tay". "Học tủ" hơi khác so với "học vẹt". "Học tủ" là chọn một phần kiến thức trong vô vànkiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.

=>>"Học vẹt", "học tủ" mang đến tác hại rất nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy lý thuyết thì thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công việc. "Học trước quên sau", kiến thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở thích tầm thường đẩy ra ngoài mà không thể chống cự. Không những thế, "học tủ"còn gây thêm hại nữa đó là kiến thức cơ bản, kiến thức toàn diện không nắm được. Mọi công sức, nỗ lực dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ đều bị đổ xuống sông xuống bể và lỡ may đến kỳ thi bị "lệch tủ" thì "xôi hỏng bỏng không".

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
14 tháng 7 2021

Biểu hiện thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân là:

A. Vân tích cực học trên lớp và làm đầy đủ bài tập ở nhà. 

G. Minh luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập.

Các biểu hiện còn lại chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân vì:

– Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế

– Có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình

– Có quyền học thường xuyên học suốt đời

– Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

14 tháng 7 2021

Biểu hiện nào dưới đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? 

A. Vân tích cực học trên lớp và làm đầy đủ bài tập ở nhà. 

B. Hưng chăm học các môn yêu thích, còn các môn khác chỉ học đối phó. 

C. Lâm chỉ học được vào buổi tối, còn buổi chiều thì làm việc nhà giúp bố mẹ.

D. Hà học giỏi nhưng không muốn tham gia các hoạt động học tập trong nhà trường.

E. Hân học giỏi nhưng thỉnh thoảng lại vi phạm nội quy trường học. 

G. Minh luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập.

11 tháng 3 2018

Các bạn ơi,giúp mình trả lời các câu đó ngắn gọn thôi nhe,vì mình kt 1 tiết sợ sẽ mất hết thời gian.CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHÌU<3

11 tháng 3 2018

Học vẹt và học tủ là hai phương pháp học không mang lại kết quả tốt cho việc học tập của bạn. Học vẹt chính là học chay, học không có khoa học, học tràng giang đại hải, học kiểu bắt chước, nhại lại nhưng thực chất của vấn đề lại không hiểu được. Kiểu học này sẽ khiến cho bạn học nhanh quên, hổng kiến thức nhiều.

Hai phương pháp học trên đều không tốt đối với các bạn học sinh. Học tủ chỉ mang tính xác xuất, phần trăm nên khi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở mức báo động. Còn học vẹt thì bạn sẽ chỉ như con vẹt cứ nhai đi nhai lại điều người khác nói, và kiến thức trong chốc lát sẽ trống rỗng, chẳng còn gì. Và vì nhai đi nhai lại nên sẽ chóng quên. Như vậy thật uổng phí. Học vẹt và học tủ đều để lại hậu quả không tốt đối với mỗi bạn học sinh. Nó khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò và phát triển kiến thức. Bản thân sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn nữa. Có thể bạn sẽ mất dần đi khả năng sáng tạo.

16 tháng 12 2019

Là một người học sinh, để chống lại các thói xấu trong học tập và cũng như trong cuộc sống của mình, em luôn rèn luyện tính kiên nhẫn, giàu nghị lực; không dễ làm khó bỏ, hay nản chí ...

16 tháng 12 2019

Là một người học sinh, để chống lại các thói xấu trong học tập em luôn rèn luyện tính kiên nhẫn, giàu nghị lực, không dễ làm khó bỏ, không nản chí, phải có sự quyết tâm cao, cố gắng trong học tập ...

28 tháng 11 2016

Mục đích học tập đúng là: tự cố gắng, nỗ lực để đạt được kết quả tốt, trở thành người có ích.

Mục đích học tập sai: chạy theo thành tích, cho rằng học là bắt buộc, chỉ học vì sợ thầy cô, bố mẹ

30 tháng 4 2019

+ Mục đích học tập đúng:

- Là không chỉ học vì tương lai của bản thân mà còn vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước.

- Hai mục đích phải gắn liền với nhau.

+ Mục đích học tập sai:

- Là chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt (VD: điểm số,...) mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là để nắm kiến thức.

- Chỉ nghĩ đến lợi ích trong tương lai của bản thân (VD: để có nhiều tiền, sống sung sướng,...)

Chúc bn học tốt!ok

13 tháng 12 2016

Mục đích học tập của học sinh: học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi và cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.

+) Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước.

+) Chỉ cố xác định đúng đắn mục đích học tập (vì tương lai bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc) thì mới có thể học tập tốt.

1 tháng 12 2017

Đúng : cố gắng học để trở thành người có ích cho đất nước

Sai : Học vì chạy theo thành tích , sợ ba mẹ .

Mang lại ý nghĩa : Nếu biết xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tốt.

1 tháng 3 2020

* Ý nghĩa của việc học:

+ Đối với bản thân: có thêm những tri, kiến thức mới, phát triển trí tuệ một cách toàn diện, tự tin bước vào cuộc sống

+ Đối với gia đình: học để có kiến thức , xây dựng một gia đình ấm êm

* Suy nghĩ về các hiện tượng bỏ học, trốn học:

+ Những trường hợp này đáng bị phê phán

+ Làm tốn công sức, tiền của lao động mà bố mẹ làm ra

+ Bản thân họ sẽ bị tụt lùi với xã hội

+ Tạo ra một xã hội không văn minh