K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2016

 1. Sự hình thành động vật Nguyên sinh trên cơ sở cấu trúc tế bào có nhân là bước phát triển đầu tiên của giới động vật. Tuy mới ở mức độ tế bào nhưng động vật Nguyên sinh đã có các hoạt động sống cơ bản như bắt mồi, tiêu hoá, điều hoà thẩm thấu, vận chuyển... 


Hướng của phát triển tiếp theo của động vật Nguyên sinh là phức tạp hoá cấu tạo các cơ quan tử để hình thành các nhóm động vật như Trùng roi, Trùng cỏ hay đơn giản hoá và chuyên hoá như Trùng bào tử. Chính điều này đã làm cho thế giới động vật nguyên sinh trở nên đa dạng hơn. 
Hướng tiến hoá quan trọng và duy nhất của động vật Nguyên sinh là chuyển sang cấu tạo nhiều tế bào, hình thành tập đoàn động vật Đơn bào, mở ra con đường hình thành nên động vật Đa bào. 

2. Sự hình thành động vật Đa bào có thể xem là một hướng chuyển biến hết sức quan trọng trong phát sinh chủng loại, đưa động vật lên một bậc thang tiến hoá mới. 

Từ khi hình thành động vật Đa bào có các bước phát triển chính như sau: 

Bước phát triển đầu tiên là động vật Thân lỗ (Porifera). Nhóm động vật này có mức độ tổ chức cơ thể còn thấp như chưa hình thành mô, chưa có hệ thần kinh, trong quá trình phát triển cá thể thì chưa có sự ổn định về vị trí và hướng phân hoá các phôi bào của lá phôi ngoài và lá phôi trong... Do kiểu cấu trúc cơ thể như vậy nên chỉ có thể xếp động vật Thân lỗ vào một nhóm động vật riêng là động vật Đa bào chưa hoàn thiện (Parazoa) tách khỏi các nhóm động vật Đa bào hoàn thiện khác (Eumetazoa). 

Bước phát triển tiếp theo là xuất hiện nhóm động vật có đối xứng Toả tròn hay động vật Hai lá phôi. Tổ chức cơ thể của nhóm động vật này thể hiện sự ổn định và vị trí và sự phân hoá tế bào của 2 lá phôi là lá phôi trong và lá phôi ngoài. 

3. Bước phát triển cao hơn là hình thành nhóm động vật đối xứng Hai bên hay nhóm động vật Ba lá phôi. Cấu trúc cơ thể của nhóm động vật này có ưu thế rõ rệt cho sự vận động, di chuyển và bắt mồi tích cực. Có sự định hướng đầu đuôi, xác định mặt lưng và mặt bụng, bên trái, phải. Nhờ hệ thần kinh, giác quan phát triển, sự hình thành hành loạt cơ quan mới có nguồn gốc từ lá phôi thứ 3 (hệ cơ, hệ bài tiết, nhu mô, bao biểu mô...), do đó nhóm động vật này ngày càng hoàn thiện về cấu tạo cơ thể và thích nghi với điều kiện sống của môi trường. 

Động vật Ba lá phôi được sắp xếp thành 2 nhóm lớn là động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia) và động vật Có miệng thứ sinh (Deuterostomia) khác nhau ở các đặc điểm như: 

+ Động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia): Miệng của con trưởng thành được hình thành ở vị trí miệng phôi, lá phôi giữa được hình thành theo kiểu đoạn bào, các phần cơ thể thường được hình thành từ các đám tế bào. 

+ Động vật Có miệng thứ sinh: Miệng phôi sẽ hình thành nên hậu môn của con trưởng thành, lá phôi giữa được hình thành bằng cách lõm ruột, các phần của cơ thể được hình thành từ kiểu lõm vào của lá phôi giữa. 

Hai nhóm động vật này đều có nguồn gốc từ động vật Hai lá phôi. 

Sự phát sinh động vật có thể xoang (coelomata) kèm theo những đổi mới cơ bản trong tổ chức cơ thể và cấu tạo cơ quan như sự phân đốt cơ thể, hình thành chi phụ, phân hoá hệ cơ, hoàn thiện hệ tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, sinh dục.... Đặc biệt, xuất hiện xoang cơ thể thứ sinh (thể xoang) với cấu tạo và chức phận riêng nhằm nâng cao hoạt động sống của động vật. Điều quan trọng nhất là sự phân đốt cơ thể chuyển từ phân đốt đồng hình đến phân đốt dị hình, hình thành các phần khác nhau của cơ thể, chính điều này đã dẫn đến mô hình cấu trúc cơ thể hoàn thiện nhất của động vật như đã thấy hiện nay. Nhóm động vật này ngày càng thích nghi với điều kiện sống trên cạn như hoàn thiện cơ quan thần kinh, cảm giác, bài tiết tiết, hô hấp và hình thành cánh để mở rộng vùng phân bố và chiếm lĩnh môi trường sống. 

Một hướng phân hoá khác từ động vật có thể xoang xuất hiện đầu tiên là biến đổi mất cấu tạo phân đốt, hoàn thiện các cơ quan hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, giác quan... để hình thành nên động vật thân mềm mà đạt được đỉnh cao là nhóm động vật chân đầu. 

Một hướng phát triển khác là sự phân hoá của nhóm động vật Có miệng thứ sinh (deuterostomia). Kiểu cấu trúc cơ bản là có 3 đốt nguyên thủy ứng với 3 đôi túi thể xoang của ấu trùng dipleurula. Từ kiểu này có các nhánh phát triển khác nhau: 

+ Động vật da gai phát triển theo hướng đối xứng toả tròn 

+ Động vật hàm tơ phát triển riêng biệt, được đặc trưng là 2 đôi túi thể xoang. 

Trong lịch sử hình thành và phát triển của giới động vật (phát sinh chủng loại), 4 mức độ tổ chức cơ thể là động vật đơn bào, động vật Hai lá phôi, đối xứng toả tròn, động vật ba lá phôi chưa có thể xoang và động vật ba lá phôi có thể xoang chính thức. 

Có thể thấy các mức độ tổ chức cơ thể như trên ứng với các giai đoạn chính trong quá trình phát triển cá thể của động vật đa bào là trứng, phôi vị (gastrula) và phôi 3 lá. 

Còn đặc điểm cấu tạo các cơ quan của hai hệ đó bạn tham khảo trong đây 

http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh...
 
Nguồn:http://thuviensinhhoc.com
13 tháng 3 2016

hệ hô hấp : có túi khí

6 tháng 1 2017

Đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay:
- Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, nên sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.

8 tháng 1 2019

Xuất hiện hệ tuần hoàn kín

Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

Ống tiêu hóa có sự phân hóa rõ

Có khoang cơ thể chính thức

26 tháng 5 2016

Sự phân hóa và chuyên hóa 1 số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các ngành Động vật:

- Hô hấp: Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi khí qua toàn bộ da \(\rightarrow\) mang đơn giản \(\rightarrow\) mang \(\rightarrow\) da và phổi \(\rightarrow\) phổi

- Tuần hoàn: Chưa có tim \(\rightarrow\) tim chưa có ngăn \(\rightarrow\) tim có 2 ngăn \(\rightarrow\) tim 3 ngăn \(\rightarrow\) tim 4 ngăn

- Hệ thần kinh: Từ chưa phân hóa \(\rightarrow\) thần kinh mạng lưới \(\rightarrow\) chuỗi hạch đơn giản \(\rightarrow\) chuỗi hạch phân hóa(não, hầu, bụng,...)\(\rightarrow\) hình ống phân hóa: bộ não, tủy sống

- Hệ sinh dục: Chưa phân hóa \(\rightarrow\) tuyến sinh dục không có ống dẫn \(\rightarrow\) tuyến sinh dục có ống dẫn.

23 tháng 5 2016

Câu 3:  Lớp chim:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

+ Vai trò:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Câu 2: 

SỰ TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN Hệ tuần hoàn được phát triển từ đơn giản đến phức tạp.Ở động vật đơn bào chưa có hệ tuần hoan sự trao đổi chất với môi trường ngoài được thực hiện trực tiếp qua mang tế bào.Trong quá trình tiến hóa của động vật hệ tuần hoàn đã dần dần được hình thành và được hoàn thiện:+ Bọn ruột khoang chưa có mạch máu và máu chảy, trao đổi chất chuyển dịch thụ động trong các nhánh của ốngtiêu hóa nhờ cử động của cơ thể.+ Bọn chân đốt đã có máu và hệ thống ống giúp máu chảy thành dòng nhưng hệ thống này còn hở.+ Lớp giun đất và động vật có day sống đã hình thành hệ thống mạch kín nhưng machju chưa đàn hồi nên máu chảy trong mạch là nhờ cử động của ống tiêu hóa và hệ cơ.+ trong quá trinh tiến hóa, xuất hiện những đoạn mạch có khả năng co bóp sau này một trong những đoạn mạch ấyđược chuyển thành tim bởi sự tăng độ dày của nó lên nhiều lần.+ Bọn thân mền đã có sự phân chia mạch máu thành động mạch và tĩnh mạch, hai loại này co sự khác nhau.+ Ở lớp cá, tim đã được chia làm hai ngăn: tâm nhĩ và tâm thất.+ Lớp lưỡng cư, tim đã có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất.+ Bọn bò sát bậc cao, tim đã có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất nhưng vẫn còn lỗ thông giữa nửa tim trái với nửa tim phải

 

24 tháng 5 2016

Câu 1:

Môi trường đới lạnhMôi trường đới nóng

Cấu tạo:

+Bộ lông dày.

+Mỡ dưới da dày.

+Lông màu trắng(mùa đông).

Cấu tạo:

+Chân dài.

+Chân cao,móng rộng,đệm thịt dày.

+Bướu mỡ lạc đà.

+Màu lông nhạt,giống màu cát.

Tập tính:

+Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét.

+Hoạt động vào ban ngày mùa hạ.

Tập tính:

+Mỗi bước nhảy cao và xa.

+Di chuyển bằng cách quăng thân.

+Hoạt động vào ban đêm.

+Khả năng đi xa.

+Khả năng nhịn khát.

+Chui rút vào sâu trong cát.

 

Câu 2:

Ếch(Lưỡng cư)Thằn lằn(bò sát)ChimThú

Tim có 2 ngăn:

+1 tâm nhĩ.

+1 tâm thất.

Tim có 3 ngăn:

+2 tâm nhĩ.

+1 tâm thất.

Tim có 3 ngăn:

+2 tâm nhĩ.

+1 tâm thất.

+Có vách hụt.

Tim có 4 ngăn:

+2 tâm nhĩ.

+2 tâm thất.

Tim có 4 ngăn:

+2 tâm nhĩ.

+2 tâm thất.

-Có 1 vòng tuần hoàn.-Có 2 vòng tuần hoàn.-Có 2 vòng tuần hoàn.-Có 2 vòng tuần hoàn.-Có 2 vòng tuần hoàn.
Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.Máu nuôi cơ thể là máu pha.Máu nuôi cơ thể là máu ít pha.Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

 

Câu 3: 

Đặc điểm chung của lớp chim:

-Chim là những động vật có xương sống thích nghi với đời sống bay lượn.

-Mình có lông vũ bao phủ.

-Có mỏ sừng.

-Phổi có mạng ống khí và túi khí.

-Tim có 4 ngăn: 2 tam nhĩ,2 tâm thất.

-Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

-Trứng có vỏ đá vơi và nhiều noãn hoàn

-Là động vật hằng nhiệt.

Vai trò của lớp chim:

Có lợi:

-Làm thực phẩm.

-Ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm có hại.

-Làm cảnh.

-Cung cấp lông làm chăn,gối,nệm hoặc làm đồ trang trí.

-Huấn luyện để săn mồi.

-Phục vụ du lịch.

-Thụ phấn cho cây.

Có hại:

-Có hại cho kinh tế nông nghiệp.

-Truyền bệnh sang người.

 

2 tháng 5 2016

Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Chi sau có chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.

22 tháng 1 2017

Đáp án

- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú, phức tạp.

- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi có nhiều túi phổi nhờ làm tăng diện tích trao đổi khí.

- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

- Thận sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.

5 tháng 3 2019

Những đặc điểm cấu tạo trong của thỏ (Thú) thể hiện sự hoàn thiện hơn của lớp động vật có xương sống đã học là:

    - Hệ thần kinh: Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.

    - Hệ hô hấp: gồm có khí quản, phế quản, phổi; cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.

    - Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

16 tháng 5 2022

Refer

Hệ thần kinh: Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
Hệ hô hấp: gồm có khí quản, phế quản, phổi; cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

16 tháng 5 2022

Tham khảo:

- Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú, phức tạp.

- Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi có nhiều túi phổi nhờ làm tăng diện tích trao đổi khí.

- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

- Thận sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.