Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận và suy tư như thế nào về quê hương đất nước trong phần 2.
a. Đất nước đau thương
- Nhà thơ nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu tính khái quát như đồng quê chảy máu, bát cơm chan đầy nước mắt…
- Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cánh đồng quê chảy máu đã tố cáo tội ác của giặc.
- Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.
--> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.
b. Đất nước quật khởi huy hoàng
- Nghệ thuật đối có sức gợi cảm mạnh mẽ, một bên là sự tàn bạo của quân xâm lược, một bên là quyền sống chính đáng của nhân dân ta.
- Tất cả những hình ảnh trên kết hợp lại thành một biểu tượng của đất nước.
- Những câu thơ cuối lấy chất liệu hiện thực từ trận đánh Điện Biên Phủ.
--> Khổ thơ là một sự khám phá về chủ nghĩa anh hùng của đất nước, từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.
DÀN Ý
1. Đất nước nằm ngay trong bản thân của mỗi người, là một phần trong đời sống của mỗi người.
- Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước
- Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình
2. Tác giả biện chứng về tinh thần đoàn kết gắn với sự trưởng thành của đất nước.
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn to lớn
- Chú ý khai thác khái niệm cầm tay, mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa đoàn kết và sự phát triển của đất nước
3. Sự trường tồn của đất nước gắn liền với sự tiếp nối của các thế hệ công dân.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
- Chú ý khai thác mối quan hệ giữa Con ta - đất nước mơ mộng trong tương lai => Chứa đựng niềm tin vào sự trường tồn và tươi đẹp của Đất nước
4. Ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước
Phải biết gắn bó và san sẽ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời.”
- chú ý khai thác giọng điệu tự nhủ - nhắn nhủ và nghệ thuật điều kiểu câu cầu khiến “Phải biết...”, giả thích khái niệm “hóa thân”
5. Đánh giá chung:
- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm : Trữ tình - chính luận.
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 2:
Câu văn diễn tả những trạng thái đối lập của cuộc sống: "Cuộc sống này vốn không chỉ có hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông , nó bao gồm cả những phút giây bạn bị gai hoa hồng đâm đến tứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết nữa"
Câu 3:
Theo tác giả, bạn rơi vào trạng thái loay hoay, hoang mang và vô định vì:
- Đó có thể là khi bạn thi trượt cuộc thi mà bạn nghĩ là quan trọng nhất đời mình.
- Đó là khi người bạn thân nhất quay lưng đi sau khi đâm vào lưng bạn một vết dao.
- Đó có thể là khi người yêu ngàn năm của bạn nói rằng không còn yêu thương bạn nữa.
- Đó cũng có thể là khi bạn làm cha mẹ thất vọng về mình vì bạn không nghe theo họ.
- Đó là khi con đường sự nghiệp của bạn bị khựng lại sau nhiều năm phấn đấu…
Câu 4:
Đối với bản thân em, thông điệp cuối đoạon trích: "Thì đây, cuộc sống, ngay cả khi có một ngàn lý do để làm chobạn khóc, bạn vẫn phải tìm một triệu lý do để giữ nụ cười." là thông điệp có ý nghĩa nhất. Bởi lẽ cuộc sống của chúng ta có thể gian nan, bấp bênh, chông chênh và đầy thách thức. Nhưng nếu chúng ta chỉ rơi vào những điều tiêu cực của cuộc sống, chúng ta sẽ khóc, khóc rất nhiều và chẳng có thể làm điều gì ra hồn cả. Chúng ta phải tìm cách thoát li ra những lần khóc đó, để mỉm cười, tạo ra năng lượng và động lực của cuộc sống. Có như thế cuộc sống mới đáng quý, có ý nghĩa.
“Có mối tình nào cao hơn là Tổ quốc?” - Trần Mai Ninh. Bằng tình cảm yêu thương sâu nặng ấy, các nhà thơ - chiến sĩ đã có biét bao bài thơ rất hay về Tổ quốc, đất nước Việt Nam thương yêu. Nếu như các nhà thơ khác thường dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ mang tính biểu tượng, tạo ra một khoảng cách để cảm nhận, chiêm ngưỡng về đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm, trong phần đầu chương “Đất nước” – trích từ trường ca “Mặt đường khát vọng”, lại cảm nhận về đất nước qua những gì hết sức gần gũi, đơn sơ, bình dị.
Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca “ Mặt đường khát vọng” 1971. Đoạn trích Đất Nước có thể coi là chương hay nhất trình bày cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi “Đất nước của nhân dân”. Đoạn trích trên thuộc phần đầu của bài thơ. tác giả đã định nghĩa rất gần gũi về Đất Nước. Đất Nước có từ lâu đời, gần gũi, thân thương đối với mỗi con người.
Với hình thức trữ tình – chính luận, nhà thơ đã tìm cách định nghĩa thật giản dị mà sâu sắc về Đất Nước:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái” ngày xửa ngày xưa. . . ” mẹ thường hay kể
Như vậy Đất Nước có tự lâu rồi. Thế hệ này sinh ra thì đất nước đã có “ Tự ngày xửa ngày xưa”. và Đất Nước hiện lên qua mỗi câu chuyện kể của mẹ. thật gần gũi thân thuộc! bằng lời thơ, bằng chất liệu từ cổ tích ca dao, tác giả không định nghĩa Đất Nước một cách khô khan trừu tượng mà như một lời tâm tình thân mật, nhẹ nhàng, tha thiết:
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Hình ảnh Đất Nước hiện lên qua miếng trầu “ bà ăn”. Gần gũi và thân thương. Và điều đáng nhớ sâu sắc về đất nước là “ dân mình biết trông tre và đánh giặc. Đọc câu này, mỗi người Việt Nam lại nhớ đến câu chuyện “Thánh Gióng” nhổ tre đánh giặc, phản ánh lịch sử chống giặc ngoại xâm từ khi dân ta bắt đầu dựng nước. ta tự hào về người dân nước Việt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước anh hùng. Câu thơ giản dị mà sâu sắc là vậy! Chỉ qua mấy dòng đầu, đoạn thơ đã làm mờ đi khái niệm Đất Nước là của các vương triều. Trái lại Đất Nước này là của nhân dân từ buổi sơ khai. Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa Đất Nước bằng cách chọn các chất liệu của văn hóa dân gian là một ẩn ý sâu sắc. Bởi văn hóa dân gian là của nhân dân. Đất Nước hình thành từ những thuần phong mĩ tục giản dị mà thân thương vừa thiêng liêng vừa trìu mến:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Đất Nước được tạo nên bằng thuần phong, tập quán lâu đời, tạo nên bằng tình yêu “ Muối mặn gừng cay”. của cha mẹ gợi gian khó, cần cù mà chung thủy thiêng liêng, thắm đượm hồn quê, đậm đà bản chất đạo đức nhân dân. Nhân dân đó chính là ông bà cha mẹ. . Những con người sinh ra trong Đất Nước ấy gắn liền với mỗi sự vật gần gũi thân thương “ cái kèo, cái cột thành tên”. Đất Nước bắt đầu từ hạt gạo. Nhân dân làm ra hạt gạo phải chịu bao khó khăn mới có:
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó. . . .
Hạt gạo có được phải đổ bao mồ hôi, nước mắt,phải “xay, giã, giần, sàng” mới có được. Nguyễn Khoa Điềm đã có một định nghĩa thật mới mẻ về Đất Nước. Chính ông đã chạm vào những gì thiêng liêng nhất, lớn lao nhưng cũng thật gần gũi và thân thiết nhất với mỗi chúng ta. Nó gợi cho ta hiểu về quá khứ lịch sử của cha ông, gợi cho ta tự hào về nhân dân, về ông bà cha mẹ đã sinh ra đất nước này.
Bằng sự chọn lọc chất liệu dân gian, văn hóa dân gian, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho chúng ta một định nghĩa thật dễ hiểu về Đất Nước. Đất nước có tự ngày xưa. Đất Nước của nhân dân. Cách định nghĩa ấy xuất phát từ một lòng tự hào về Đất Nước, nhân dân.
Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh
+ Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên
+ Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước
+ Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân
+ Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả
+ Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”
- Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:
+ Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.
+ Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe
Đất nước chìm trong máu và nước mắt: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều,..
Đáp án cần chọn là: A