Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mạch cảm xúc của bài thơ:
- cảm xúc của t/giả trước ko gian, cảnh vật bên ngoài lăng
- cảm xúc trước đoàn người ngày ngày vào lăng viếng Bác
- cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác
- những tình cảm, cảm xúc, niềm mong ước thiết tha của t/giả trước lúc ra về
mạch cảm xúc đi theo một trình tự thời gian, từ khi đứng trước lăng cho tới khi ra về. mạch cảm xúc như trên đã tạo nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lý của bài thơ
Bạn tham khảo các ý để triển khai : Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh
- Chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không có tình yêu:
+ Xinh đẹp, nết na, tư dung tốt đẹp nhưng chỉ vì nghèo khó mà cha mẹ gả cho con nhà hào phú lắm tiền nhưng thiếu tình yêu.
+ Luôn bị chồng phòng ngừa quá mức, vẫn phải nhịn nhục để không bất hòa.
- Luôn phải chịu gánh nặng gia đình:
+ Một mình nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già đau ốm.
+ Một mình lo tang, ma chay khi mẹ mất không có ai san sẻ, động viên.
- Bị nghi oan và đối xử tệ bạc:
+ Thời gian xa chồng, một mình nuôi con, nàng những mong muốn chồng về sẽ vỗ về, an ủi động viên nhưng chồng nghe lười đứa trẻ mà sinh ra nghi ngờ, đối xử tàn nhẫn, chửi mắng, đánh đập nàng, mặc cho hàng xóm khuyên can.
+ Mặc cho Vũ Nương can ngăn thanh minh ( là con kẻ khó được nương tựa nhà giàu) thế nhưng Trương Sinh vẫn bỏ ngoài tai những lời hết sức chân tình của nàng.
- Phải chịu cái chết oan nghiệt:
+ Vũ Nương để biện minh cho mình đành phải tự vẫn ở sông Hoàng Giang để chứng minh danh tiết, trở thành nạn nhân của thói quen ghen tuông mù quáng.
+ Cái chết cho thấy Vũ Nương bị đẩy đến bước đương cùng không còn lối thoát, do sự thô bạo của kẻ hào phú, ít học mà đồng tiến làm đen thói đời.
+ Cái chết của Vũ Nương khiến bé Đản thành đứa bé mồ côi, Trương Sinh là kẻ góa vợ day dứt trong nỗi ân hận, dày vò lương tâm.
+ Phản ánh quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công ngang trái.
+ Số phận của VŨ Nương cũng là số phận của biết bao người phụ nữ lúc bấy giờ thấp cổ bé họng, luôn chịu oan ức và khổ hạnh.
Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.
Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.
Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.
Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.
Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: "Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu". Ông khẽ nói với em rằng: "Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người". Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.
#Hok Tốt#
Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng chiến tranh phong kiến,chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ cùn với xự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh).
cảm ơn đã cho mk câu trả lời nhưng mình cần đoạn văn chi tiết và cụ thể hơn ạ
Việc giúp đỡ mọi người không chỉ mang lại lợi ích cho người được giúp đỡ mà còn giúp chúng ta trở thành một con người tốt hơn, sống có ý nghĩa hơn.
Trước hết, giúp đỡ mọi người giúp chúng ta rèn luyện sự đồng cảm và tình thương, khi chúng ta cùng chia sẻ, giúp đỡ những người khác trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta hiểu rõ hơn tình cảm của con người, hiểu hơn về những khó khăn và nỗi đau của người khác.
Thứ hai, giúp đỡ mọi người giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của việc giúp đỡ và tình người. Khi ta giúp đỡ ai đó, chẳng hạn như giúp người già qua đường, chạy lúp xúp tài sản rơi, giúp đỡ người thân ở gia đình,... thì ta đã giúp tạo nên một vòng tròn yêu thương, được đền đáp bằng những điều đó nụ cười, sự cảm kích và lời cám ơn của những người được giúp đỡ.
Ngoài ra, giúp đỡ những người khác còn cho phép chúng ta tập trung vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, giúp giảm căng thẳng và stress trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Khi chúng ta trao đi sự giúp đỡ để giúp đỡ một cách tình nguyện, chúng ta cảm thấy hạnh phúc, hài lòng và nghĩa vụ trọn vẹn với cộng đồng xung quanh.
Cuối cùng, giúp đỡ mọi người giúp chúng ta trở thành một người tốt hơn, tạo nên niềm tin và lòng tin tưởng từ cộng đồng xung quanh và đặc biệt là những người bạn, người thân trong gia đình. Sự giúp đỡ mọi người khẳng định sự vĩnh cửu của những giá trị nhân đạo và đạo đức, hiệu quả và giá trị của việc cống hiến đóng góp cho những người khác.
Tóm lại, việc giúp đỡ mọi người không chỉ giúp chúng ta trở thành một kẻ lừa đảo tốt hơn về đạo đức và nhân đạo, mà còn mang lại lợi ích cho người được giúp đỡ và tạo nên một cộng đồng yêu thương, tình nguyện viên mang tính xã hội cao.
Bạn đăng nội dung CH lên nhé!