Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trên hình 6.2 có:
- Ba vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1: Đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay
a) Đặc điểm nguồn lao động
* Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh (Năm 1998 là 37.4 triệu lao động. Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động)
* Chất lượng:
- Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao
- Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao (5 triệu lao động có trình độ chuyên môn kinh tế, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng đội ngũ lao động có chuyên môn kinh tế còn mỏng so với yêu cầu)
* Phân bố: Không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động, nhất là lao động có chuyên môn kinh tế. Vùng núi và trung du thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn kinh tế
b) Tình hình sử dụng lao động
* Trong các ngành kinh tế: Phần lớn ( 63.5% ) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có xu hướng giảm. Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng ( 11.9% ) và trong khu vực dịch vụ ( 24.6% ) còn thấp, nhưng đang tăng lên
* Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm trong khu vực ngoài quốc doanh, và tỉ trọng của khu vực này có xu hướng tăng. Khu vực quốc doanh chỉ chiếm 15% lao động ( 1985), giảm xuống còn 9% ( 1998)
* Năng xuất lao động xã hội nói chung còn thấp
* Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn là vấn đề xã hội gay gắt
Câu 2: Vai trò của dịch vụ
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân. Sự phát triển của các ngành dịch vụ còn cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người
Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây. Ở các nước phát triển, sơ người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 đến 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu). Ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 30%. Ớ nước ta lao động trong khu vực dịch vụ mới chiếm hơn 23% lao động cả nước (năm 2003)
Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau, có diện tích tự nhiên là 1.786,7 nghìn ha, dân số trên 6,5 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số của vùng ĐBSCL.
Trong những năm qua vùng này đã đóng vai trò là một trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước.
Trong những năm tới Chính phủ giao cho Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đóng vai trò trung tâm lớn của đồng bằng sông Cửu Long về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước; đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long; là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị quan trọng về quốc phòng an ninh của đất nước.
- Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long có đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có bờ biển chiếm trên 10% chiều dài bờ biển cả nước, với vùng kinh tế đặc quyền; thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, trữ lượng có khả năng khai thác từ 350-400 nghìn tấn/năm, vùng bãi triều có diện tích hàng trăm nghìn ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt; có nhiều tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn dưới lòng biển, thềm lục địa; có biên giới hữu nghị với đất nước bạn Campuchia, đã hình thành các cửa khẩu quốc tế và quốc nội, giao lưu kinh tế chính ngạch và tiểu ngạch với số lượng hàng hóa lớn và kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, đã tạo ra mối liên kết gắn bó nhiều năm qua giữa đồng bằng sông Cửu Long với thị trường Campuchia, Thái Lan, Myanmar.
Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lý rất quan trọng trong giao thương kinh tế với các tỉnh trong vùng, với miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, với cả nước, và đặc biệt là với thị trường Campuchia, Thái Lan (qua các cửa khẩu đường thủy và đường bộ).
- Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000-9.400 MW, và các mỏ khí đốt vùng biển Tây Nam đã và đang được tập trung đầu tư.
Đây là vùng còn đầy tiềm năng về lĩnh vực dịch vụ chưa được khai thác, nằm bên cạnh khu vực kinh tế năng động phát triển Đông Nam bộ và bên cạnh Campuchia–một thị trường trẻ, còn đầy tiềm năng.
Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm là TP. Cần Thơ là cửa ngõ đang có tốc độ phát triển nhanh chóng; là trung tâm dịch vụ lớn của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, là cầu nối trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Vì vậy, trong những năm tới Chính phủ sẽ tập trung xây dựng TP. Cần Thơ nói riêng, cả Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành một trung tâm dịch vụ (giáo dục– đào tạo, y tế, khoa học–công nghệ, thương mại,...) và trung tâm du lịch lớn của cả nước.