K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2017

Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau, có diện tích tự nhiên là 1.786,7 nghìn ha, dân số trên 6,5 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số của vùng ĐBSCL.

Trong những năm qua vùng này đã đóng vai trò là một trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước.

Trong những năm tới Chính phủ giao cho Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đóng vai trò trung tâm lớn của đồng bằng sông Cửu Long về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước; đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long; là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị quan trọng về quốc phòng an ninh của đất nước.

vi_tri_vai_tro_tiem_nang_DBSCL_1- Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long có đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có bờ biển chiếm trên 10% chiều dài bờ biển cả nước, với vùng kinh tế đặc quyền; thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, trữ lượng có khả năng khai thác từ 350-400 nghìn tấn/năm, vùng bãi triều có diện tích hàng trăm nghìn ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt; có nhiều tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn dưới lòng biển, thềm lục địa; có biên giới hữu nghị với đất nước bạn Campuchia, đã hình thành các cửa khẩu quốc tế và quốc nội, giao lưu kinh tế chính ngạch và tiểu ngạch với số lượng hàng hóa lớn và kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, đã tạo ra mối liên kết gắn bó nhiều năm qua giữa đồng bằng sông Cửu Long với thị trường Campuchia, Thái Lan, Myanmar.

Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lý rất quan trọng trong giao thương kinh tế với các tỉnh trong vùng, với miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, với cả nước, và đặc biệt là với thị trường Campuchia, Thái Lan (qua các cửa khẩu đường thủy và đường bộ).

- Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000-9.400 MW, và các mỏ khí đốt vùng biển Tây Nam đã và đang được tập trung đầu tư.

Đây là vùng còn đầy tiềm năng về lĩnh vực dịch vụ chưa được khai thác, nằm bên cạnh khu vực kinh tế năng động phát triển Đông Nam bộ và bên cạnh Campuchia–một thị trường trẻ, còn đầy tiềm năng.

Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm là TP. Cần Thơ là cửa ngõ đang có tốc độ phát triển nhanh chóng; là trung tâm dịch vụ lớn của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, là cầu nối trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Vì vậy, trong những năm tới Chính phủ sẽ tập trung xây dựng TP. Cần Thơ nói riêng, cả Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành một trung tâm dịch vụ (giáo dục– đào tạo, y tế, khoa học–công nghệ, thương mại,...) và trung tâm du lịch lớn của cả nước.

26 tháng 10 2023

Sự khác biệt về tình hình phát triển kinh tế ở nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long so với cả nước thể hiện sự tập trung vào nông nghiệp và cơ cấu kinh tế khác nhau. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, với đặc điểm đất đai phù sa và nước ngập úng, đã phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất thực phẩm. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng này, với sự tập trung vào các sản phẩm như gạo, lúa mì, cây lương thực, và thủy sản.

Tuy nhiên, thu nhập trung bình của dân cư ở nông thôn vùng này thường thấp hơn so với trung bình cả nước do phần lớn dân cư làm nông dân và có sự phụ thuộc vào thời tiết và nông nghiệp truyền thống. Cơ sở hạ tầng ở một số khu vực nông thôn cũng còn kém phát triển, gây khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ và cơ hội kinh doanh.

Trong khi đó, các thành phố và trung tâm đô thị trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, như Cần Thơ và Hồ Chí Minh, có sự phát triển nhanh chóng và đóng góp lớn vào kinh tế vùng. Các ngành công nghiệp và dịch vụ tại đô thị đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.

tl ; d nha

24 tháng 12 2021

Đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửa long ! ( mình lớp 4 còn biết )

2 tháng 3 2016

Vai trò của sông Cửu Long rất to lớn:

-Nguồn nước tự nhiên dồi dào, cung cấp nước ngọt cho đời sống và sản xuất.

-Nguồn thủy sản, tôm – cá phong phú.

-Lượng phù sa lớn, màu mỡ. Bồi đắp hàng năm, mở rộng đất mũi Cà Mau từ 60 – 80m mỗi năm.

-Giao thông đường thủy quan trọng trong nước và ngoài nước.

2 tháng 3 2016

-Tỉ lệ người lớn biết chữ ở đồng bằng sông Cửu Long 88,1% và tỉ lệ dân số thành thị 17,1%, còn thấp hơn so với mức bình quân cả nước.

-Các yếu tố dân trí và dân dư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc đối mới và xây dựng vùng động lực kinh tế.

-Do đó phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long phải đi đôi với việc nâng cao dân trí và phát triển đô thị.

2 tháng 3 2016

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 4 trung tâm kinh tế lớn : Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.

-Cần Thơ là trung tâm lớn nhất của vùng vì:

-Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm kinh tế của vùng, cách TP HCM không xa về phía tây nam khoảng 200 km.

-Cầu Mỹ Thuận nối liền TP HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ

-Là khu công nghiệp,dịch vụ quan trọng nhất

-Trà Nóc là khu công nghiệp quan trọng nhất vùng.

-Đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng nhất.

-Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cửa ngõ tiểu vùng sông Mê Công

-Là TP trực thuộc 

- Là vùng đông dân thứ 2 cả nước, hơn 17 330 900 người (2011)

- Thành phần dân tộc: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm..

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp hàng hóa

- Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao, trình độ đô thị hóa thấp

2 tháng 3 2016

* Những yếu tố thiên nhiên để đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành nông nghiệp là:

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.

- Đa dạng sinh học.

- Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích tương đối rộng.

- Nguồn nước sông Mê Kông dồi dào.

* Vấn đề hiện nay ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện là:

- Quy hoạch cư trú nông thôn để chủ động sống chung với lũ.

- Khai thác lợi thế của lũ sông Mê Kông, tìm các biện pháp thoát lũ về  biển Tây.

- Cải tạo đất phèn, đất mặn.