Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ nửa sau thế kỉ X -> thế kỉ XVIII
Tên nước | Thời kì thịnh vượng | Thời gian |
In-đô-nê-xia | Vương triều Mô-giô-pa-hit | 1213-1527 |
Campuchia | Thời kì Ăng-co | tk: IX-XV |
Mi-an-ma | Vương quốc Pa-gan | tk: XI |
Thái Lan | Vương quốc Su-khô-thay | tk: XIII |
Lào | Vương quốc Lan Xang | tk: XV-XVI |
- Các quốc gia Đông Nam Á được hình hành từ khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên.
- Các quốc gia Đông Nam Á phát triển:
+ Thời kì hình thành và phát triển là từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ( 901 - 1000 ; 951 )
- Tên một số quốc gia tiêu biểu: Đại Việt, Ăng co, Pa gan, Tôn gu, Mô- giô- pa- hít, Su- khô- thay- A- út- thay- a, Lan Xang…
- Biểu hiện của sự phát triển
- Kinh tế: phát triển (lúa gạo, sản phẩm thủ công, hương liệu ....)
- Chính trị: ổn định, tập quyền.
- Văn hoá: xây dựng nền văn hoá riêng của mình
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII các QGPK Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu, sau đó lần lượt các nước tư bản phương Tây xâm lược và trở thành thuộc địa của họ.
Bạn vào đây nhé, hoặc surf trên Google cũng có nhiều lắm đấy: Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 33 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV - Giáo Án, Bài Giảng
Bạn ấn vô link này tham khảo nhé :
Bài 18 : Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV | Học trực tuyến
Em sẽ tán thành hướng đi tìm đường sang phương đông của Cristoforo Colombo. Vì việc đó sẽ giúp thế hệ mai sau này sẽ được sống tốt hơn, phồn vinh, hiện đại hơn. Góp phần cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Nếu sống ở thế kỉ XV, em không có tán thành hướng đi tìm con đường sang phương đông của C. Cô-lôm-bô. Vì ông đã đi sai hướng (ông đi sang hướng Tây chứ không phải hướng Đông). Tuy vậy nhưng ông đã giúp nhân loại biết thêm được 1 lục địa mới.
- Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của thành thị thời trung đại :
+ Từ khoảng cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều.
+ Lập các thị trấn, tp trao đổi buôn bán, lập xưởng sản xuất.
+ Thợ thủ công, thương nhân lập phường hội và thương hội để sản xuất và buôn bán. Thành thị trung đại ra đời.
- Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần dân cư trong các thành thị với các lãnh địa. (ngu)
- Sự xuất hiện các thành thị trung đại có vai trò rất quan trọng đới với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công.
- Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần dân cư trong các thành thị với lãnh địa.
→ Tổ chức: 2 tầng lớp cơ bản: (Thợ thủ công Thương nhân.)
- Vai trò: Thành thị trung đại ra đời thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến châu Âu phát triển.
Em có nhận xét gì về kiến trúc ở Đông Nam á qua hình 13 ;14 ;15 trang 19; 20 ;21 SGK lịch sữ 7?
Nêu các điễn biến chính khi Vương Quốc Cam- pua - chia trong giai đoạn hình thành và Vương Quốc lào??
mk nè.. đề khó lắm ^^ chặc tại mk ko chú ý nên ko nghe co giảng nên ms thấy z á///
1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc :
- Trung Quốc xây dựng nhà nước đầu tiên ở Châu thổ sông Hòang Hà từ 2.000 năm tr CN, và mở rộng xuống phía Nam, có nền văn minh cổ đại rực rỡ (Hạ-Chu-Thương)
- Xuất hiện công cụ sắt , năng xuất lao động tăng .
-Hình thành giai cấp địa chủ , nông dân lĩnh canh ( tá điền ) nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ .
- Hình thành quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc
+ Địa chủ .
+ Nông dân tá điền.
2. -các triều đại phong kiến trung quốc: thời xuân thu-chiến quốc, thời tần thủy hoàng, thời nhà đường và thời nhà minh-thanh
- +. Về chính trị:
- Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. Vua thông qua 2 biện pháp: Cắt cử quan lại đi trấn giữ các địa phương và mở khoa thi cử để tuyển chọn quan lại => tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn
- Đối ngoại: Vua mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kì mà lãnh thổ Trung Quốc được bành trướng nhất
+ Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim
+ Về văn hóa:
- Văn hóa thời đường phát triển rực rỡ về nhiều mặt.
Đặc biệt là trong văn học, thơ Đường để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ( ~ 50 nghìn bài ) , đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm thơ và có ảnh hưởng lớn tới nền văn học của nhiều nước khác
- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa
=> Lãnh thổ được mở rộng, đất nước giàu mạnh , phát triển.
Bài 1:
- Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ thế kỉ 3 TCN vào thời Tần.
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất có quyền lực trở thành địa chủ, nhiều nông dân mất ruộng phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.
\(\Rightarrow\)Xã hội phong kiến trung quốc được thành lập.
Cách đánh độc đáo của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên:
- Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
- Tấn công quyết liệt.
- Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
- Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
- Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao
Trong khoảng từ thế kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc” như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn và người Miên ở vùng hạ lưu sông Mê Nam của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va v.v...
Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.
Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213- 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài các quốc gia Đại Việt và Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kl IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng. Trên lưu vực sông l-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.
Cũng trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay - tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ XIV.
Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
Từ nửa sau thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào giữa thế kỉ XIX.
Trong khoảng từ thế kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc” như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn và người Miên ở vùng hạ lưu sông Mê Nam của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va v.v...
Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.
Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213- 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài các quốc gia Đại Việt và Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kl IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng. Trên lưu vực sông l-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.
Cũng trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên c Vương quốc Su-khô-thay - tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận kháđịnh cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ XIV.
Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
Từ nửa sau thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào giữa thế kỉ XIX.