Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện, cử người thân tín đi cai quản các địa phương
- Mở khoa thi chọn nhân tài
- Giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng hoang chia cho dân, thực hiện chế độ quân điển -> Sản xuất phát triển, xã hội phồn vinh
- Gây chiến tranh mở rộng lãnh thổ
=> Trở thành quốc gia cường thịnh nhất châu Á
1. Về chính trị:
- Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. Vua thông qua 2 biện pháp: Cắt cử quan lại đi trấn giữ các địa phương và mở khoa thi cử để tuyển chọn quan lại => tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn
- Đối ngoại: Vua mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kì mà lãnh thổ Trung Quốc được bành trướng nhất
2. Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim
3. Về văn hóa:
- Văn hóa thời đường phát triển rực rỡ về nhiều mặt.
Đặc biệt là trong văn học, thơ Đường để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ( ~ 50 nghìn bài ) , đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm thơ và có ảnh hưởng lớn tới nền văn học của nhiều nước khác
- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa
=> Lãnh thổ được mở rộng, đất nước giàu mạnh , phát triển.
c)Tại sao nói dưới thời Đường , Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á ? Nêu một số đặc điểm về :
- Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim
* Chính sách đối nội :
- Bộ máy nhà nước được củng cố
- Cử người thân tín cai quản các địa phương
- Mở nhiều khoa thi chọn nhân tài
- Thực hiện phép quân điền
* Chính sách đối ngoại :
- Bành trướng thế lực
- Xâm chiếm Nội Mông, Triều Tiên, An Nam (Giao Chỉ)
=> Xã hội đạt đến sự phồn thịnh
1. các triều đại tàu xâm lược nước ta :
hán : thất bại trong khơi nghĩa hai bà trưng .
tống : thất bại năm 968 và 1074.
nguyên : thất bại 3 lần .
minh : thất bại trong cuộc khởi nghĩa lam sơn .
thanh : thất bại trong khởi nghĩa tây sơn .
1: - các triều đại xâm lược nước ta là:Nhà Triệu , nhà Hán , nhà Đông Hán , Tào Ngụy , Nhà Tấn , Nhà Tề,Nhà Lương , Nhà Tùy,Nhà Đường , Nhà Nam Hán , thời thuộc Minh
- Thất bại của các cuộc xâm lược đó là :
+năm 931 : Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La , lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện , giết Trần Bảo và tự xưng là "tiết độ sứ"
+năm 937 :bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn đầu sang tiếp ứng cho Kiều Công Tiễn , lập ra nhà Ngô từ đó , bắt đầu thời kì ổn định của Việt Nam.
2: - di sản văn hóa ảnh hưởng tới văn hóa Trung Quốc Ấn Độ là :
+Thánh địa Mỹ Sơn |văn hóa kiến trúc Ấn Độ |
+Hoành thành Thăng Long|văn hóa kiến trúc Trung Quốc|
+Đền Ăng -co Vát |văn hóa kiến trúc Ấn Độ|
+Tháp Chăm |văn hóa kiến trúc Ấn Độ|
+Văn miếu Quốc Tử Giám|kiến trúc văn hóa Trung Quốc|
Đó là câu trả lời của mik nhé ! ^.^
Văn hóa : - Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
Văn học
Thời Đường, phát triển mạnh nhất là thơ
Tác giả tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị
Dưới thời Minh-Thanh Tiểu thuyết phát triển mạnh. Tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần...
Sử học :Có các bộ sử kí
Nghệ thuật : Trung Quốc có những công trình kiến trúc đặc sắc: Vạn lý trường thành, cung điện cổ kính, tượng Phật sinh động
- Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của thành thị thời trung đại :
+ Từ khoảng cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều.
+ Lập các thị trấn, tp trao đổi buôn bán, lập xưởng sản xuất.
+ Thợ thủ công, thương nhân lập phường hội và thương hội để sản xuất và buôn bán. Thành thị trung đại ra đời.
- Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần dân cư trong các thành thị với các lãnh địa. (ngu)
- Sự xuất hiện các thành thị trung đại có vai trò rất quan trọng đới với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công.
- Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần dân cư trong các thành thị với lãnh địa.
→ Tổ chức: 2 tầng lớp cơ bản: (Thợ thủ công Thương nhân.)
- Vai trò: Thành thị trung đại ra đời thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến châu Âu phát triển.
Trong khoảng từ thế kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc” như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn và người Miên ở vùng hạ lưu sông Mê Nam của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va v.v...
Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.
Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213- 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài các quốc gia Đại Việt và Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kl IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng. Trên lưu vực sông l-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.
Cũng trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay - tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ XIV.
Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
Từ nửa sau thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào giữa thế kỉ XIX.
Trong khoảng từ thế kỉ VII đến X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt, thường được gọi là các quốc gia phong kiến “dân tộc” như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, các vương quốc của người Môn và người Miên ở vùng hạ lưu sông Mê Nam của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va v.v...
Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.
Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213- 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”. Trên bán đảo Đông Dương, ngoài các quốc gia Đại Việt và Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kl IX cũng bước vào thời kì Ăng-co huy hoàng. Trên lưu vực sông l-ra-oa-đi, từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.
Cũng trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông cổ, một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công đã di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên c Vương quốc Su-khô-thay - tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận kháđịnh cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) vào giữa thế kỉ XIV.
Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
Từ nửa sau thế kỉ XIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào giữa thế kỉ XIX.
1.Giải thích vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến ?
Vì giai cấp tư sản là giai cấp có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị xã hội. Họ lại bị giai cấp quý tộc phong kiến chèn ép, kìm hãm sự phát triển nên họ buộc phải đứng lên đấu tranh. Hơn nữa, trong những cuộc cách mạng tư sản, họ chính là giai cấp lãnh đạo nông dân và công dân nổi dậy lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu.
2.Trình bày nội dung chống phong kiến của giai cấp tư sản thông qua phong trào văn hóa Phục hưng?
Nội dung phong trào:
- Lên án giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phong kiến.
- Đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên.
- Xây dựng thế giới quan duy vật.
3.Cho biết vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo. Nêu nội dung tư tưởng cải cách tôn giáo của Lu- thơ và Can - vanh.
+) Nguyên nhân xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo:
- Giai cấp phong kiến dựa vào Giáo hội để thóng trị nhân dân về mặt tinh thần.
- Cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
+) Nội dung tư tưởng :
- Cải cách tôn giáo của M. Lu- thơ (Đức): lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng,chỉ trích mạnh mẽ những giáo lý giả dối của Giáo hội, bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Cải cách tôn giáo của Can - vanh (Thụy Sỹ): những tư tưởng của cải cách M.Lu - thơ lan rộng sang Thụy Sỹ , hình thành một giáo phái mới gọi là đạo Tin Lành do Can - vanh sáng lập được nhiều người tin theo.
4.Nêu những tác động phong trào cải cách tôn giáo dến xã hội Châu Âu đương thời.
Tác động:
- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.
- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.
Chúc bạn học tốt
1. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở Trung Quốc ?
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiểu ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ.
- Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô. Xã hội phong kiến Trung Quốc được xác lập.
2. Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần - Hán và tác động của những chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc
Thời Tần : chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị; thi hành chế độ cai trị rất hà khắc.
- Nhà Hán lên thay thì chế độ pháp luật hà khắc được bãi bỏ.
- Kinh tế thời Tần - Hán : ban hành chế độ đo lường thống nhất, giảm tô thuế, khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ?
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường :
Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).
1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc :
- Trung Quốc xây dựng nhà nước đầu tiên ở Châu thổ sông Hòang Hà từ 2.000 năm tr CN, và mở rộng xuống phía Nam, có nền văn minh cổ đại rực rỡ (Hạ-Chu-Thương)
- Xuất hiện công cụ sắt , năng xuất lao động tăng .
-Hình thành giai cấp địa chủ , nông dân lĩnh canh ( tá điền ) nhận ruộng của địa chủ và nộp tô cho địa chủ .
- Hình thành quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc
+ Địa chủ .
+ Nông dân tá điền.
2. -các triều đại phong kiến trung quốc: thời xuân thu-chiến quốc, thời tần thủy hoàng, thời nhà đường và thời nhà minh-thanh
- +. Về chính trị:
- Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. Vua thông qua 2 biện pháp: Cắt cử quan lại đi trấn giữ các địa phương và mở khoa thi cử để tuyển chọn quan lại => tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn
- Đối ngoại: Vua mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kì mà lãnh thổ Trung Quốc được bành trướng nhất
+ Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim
+ Về văn hóa:
- Văn hóa thời đường phát triển rực rỡ về nhiều mặt.
Đặc biệt là trong văn học, thơ Đường để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ( ~ 50 nghìn bài ) , đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm thơ và có ảnh hưởng lớn tới nền văn học của nhiều nước khác
- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa
=> Lãnh thổ được mở rộng, đất nước giàu mạnh , phát triển.
Bài 1:
- Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ thế kỉ 3 TCN vào thời Tần.
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất có quyền lực trở thành địa chủ, nhiều nông dân mất ruộng phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô.
\(\Rightarrow\)Xã hội phong kiến trung quốc được thành lập.