Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho thể loại truyện ngắn hiện đại. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh của những người dân lao động và cả chế độ của đất nước ta thời bấy giờ hiện lên một cách vô cùng chân thực. Đó chính là những người nông dân đói nghèo, vất vả nhưng luôn phải lo lắng cho cuộc sống của mình, còn những người làm quan phụ mẫu đáng lẽ phải quan tâm và chăm sóc cho những người dân của mình thì lại không hề quan tâm tới cuộc sống của những con dân phụ thuộc vào mình. Họ thờ ơ, lãnh đạm, chỉ biết hưởng thụ những thứ thuộc về mình mà thôi. Và những hình ảnh ấy đã được miêu tả một cách rõ ràng và sắc nét qua tác phẩm Sống chết mặc bay và nổi bật trong đó là nhân vật tên quan phủ.
Ngay phần mở đầu của tác phẩm, tác giả đã tập trung miêu tả một cảnh tượng hết sức cẩn trương và căng thẳng. Đó là hình ảnh của những người nông dân nhỏ bé đang cố gắng hết sức mình để giữ lấy đê ngăn không cho nước đập vỡ trong một buổi đêm trời mưa to gió lớn. Hàng nghìn những người nông dân chân lấm tay bùn không kể là ai đều phải cùng nhau chống lũ với những phương tiện hết sức thô sơ “ người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, lũ lụt”. trong hoàn cảnh như vậy, bất cứ ai cũng đều cảm thấy khẩn trương và lo lắng thì điều đầu tiên mà người đọc cảm thấy tò mò chính là việc không thấy hình ảnh của những người quan phụ mẫu ở đâu cả. Tới lúc ấy, hình ảnh của người quan mới xuất hiện. Thì ra quan phụ mẫu trong khi những người dân sức yếu hèn mọn với những công cụ thô sơ đang ra sức để giữ đê thì người quan, người có chức quyền lại đang cùng nhau chời đánh bài. Trong một khung cảnh tráng lệ, quan cùng những người có chức có quyền đang cùng nhau chơi bài, thậm chí không hề ngó ngàng gì tới những điều đang xảy ra bên ngoài kia đi chăng nữa. Khi một tên nô tài bẩm báo, thậm chí quan còn coi như không có chuyện gì xảy ra, vẫn cố tình chơi tiếp với một thái độ hết sức điềm nhiên. Cả tác phẩm theo một nhịp tăng dần đều. Khi những người nông dân ngoài kia đang cùng nhau gắng sức chống lũ, thế nhưng đó đâu có phải là điều đơn giản. Không có những vật chuyên dụng hay có sự giúp sức của quan phủ thì những cố gắng của biết bao nhiêu con người chỉ là những điều khó khăn, là lấy trứng mà chọi với đá mà thôi. Và điều gì tới đã tới. Theo nhịp tăng dần,, mỗi khi nước dâng lên, đê yếu đi là mỗi lần quan được thắng một ván bài với độ ù tăng dần. Đáng lẽ khi những người dân cần tới quan phụ mẫu nhất thì người đó lại đang thờ ơ với nỗi khổ của mọi thứ. Quan thậm chí còn đang hưởng thụ cuộc sống sung sướng “ bên cạnh ngài, mé tay trái,, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút. Quanh ngài đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để chơi tổ tôm”. Hết ván bài này cho tới ván bài khác, quan chỉ biết ngồi rung đùi mà hưởng thụ. Có nô tài khẽ bòa “ quan, dễ có khi đê vỡ”, nhưng hắn cũng đâu có mảy may suy nghĩ bất cứ điều gì. Hắn như bị say mê bởi những ván bài đen đỏ của mình cùng những kẻ xu nịnh mà thôi. Thế mới thấy hình ảnh của người quan phụ mẫu mới ích kỉ và vô trách nhiệm cho tới mức nào. Khi những âm thanh tang tóc và thảm thiết do đê vỡ gây nên, quan nhận được tin báo, hắn không những không xem xét gì mà còn thoái thác đi trách nhiệm của mình gây nên “ ông sẽ cách cổ, bỏ tù chúng mày” rồi lại tiếp tục ván bài của mình mặc cho bao nhiêu những con người đang bị cuốn đi. Để rồi, khi quan thắng được ván ù to nhất của mình cũng là lúc con dân đang bị những dòng nước lũ cuốn trôi đi hết hoa màu gia súc. Có nỗi khổ mà không thể kêu được với bất cứ người nào. Thậm chí những kẻ được học hành ở bên cạnh quan cũng không hề nhắn nhủ gì với ngài mà cũng chỉ ở bên cạnh hùa theo.
Hình ảnh của những người quan phụ mẫu như vậy chính là những con sâu mọt trong xã hội phong kiến xưa. Đó chính là những kẻ vô lương tâm và ích kỉ nhất. Đáng lẽ ra những người quan phải là những người biết yêu thương con dân của mình, chăm lo cho cuộc sống của con dân thì lại không hề có bất cứ một hành động gì thể hiện được điều đó. Với chúng, điều quan trọng chỉ là cách hưởng thụ cuộc sống sao cho tốt nhất mà thôi. Điều đó khiến cho những người dân lao động thấp cổ bé họng đã phải chịu biết bao những điều khó nhọc và vất vả. Đáng lẽ họ được nhận sự quan tâm và chăm sóc từ những người quan phụ mẫu thì nay những người đó lại càng áp bức và bóc lột họ nhiều hơn ai hết để cuối cùng khi quan có được ván bài ù to nhất cũng là lúc người dân phải chịu cảnh mất mát và đau khổ nhất.
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay cùng hình ảnh của người quan phụ mẫu, chúng ta mới thấy được hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến xưa cùng những khó khăn mà những người nông dân đã phải chịu đựng. Đồng thời cũng khiến cho người đọc càng thêm căm ghét những người đã khiến cho nhân dân rơi vào cảnh khó khăn như lúc này.
Chúc bạn học tốt!
Bài làm
Gợi ý lập dàn bài:
* Mở bài:
- Giới thiệu chung về giá trị của ca dao
- Dẫn nhận định “ Ca dao không chỉ... một cuộc sống tốt đẹp hơn”
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: một số bài ca dao mà em đã được học , được
đọc?
*Thân bài:
+ Giải thích nhận định:
- Ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con
người: thể hiện lòng nhân ái, thương người như thể thương thân; xót thương cho những kiếp người khổ đau, bất hạnh; ca ngợi những giá trị chân chính, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.
- Ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống
tốt đẹp hơn: đấu tranh phê phán các thói xấu: lười biếng, khoác lác, mê tín dị
đoan, hủ tục lạc hậu; đấu tranh giai cấp...
+ Chứng minh nhận định:
- Tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người trong ca dao:
Yêu thương con người:
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”
Ca ngợi trân trọng giá trị của con người:
Từ vẻ đẹp hình thức bên ngoài:
“ Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười chúm chím hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”
Đến nhân cách phẩm giá bên trong:
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”
Đồng cảm, xót xa trước nỗi vất vả, khổ đau bất hạnh của người dân lao
động:
“ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Mỗi miếng bát cơm dẻo thơm được đổi bằng bao giọt mồ hôi và nước
mắt. Với cách nói so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” và đối lập
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, tác giả dân gian đã nhấn mạnh nỗi vất
vả cực nhọc của người nông dân đồng thời nhắc nhơ mọi người phải biết trân
trọng thành quả lao động của họ.
Trong xã hội ấy, còn bao kiếp người bất hạnh, bao số phận éo le ngang
trái, có làm mà chẳng có ăn, tha phương cầu thực, kêu than thảm thiết mà không
ai thấu hiểu. Bằng cách nói ẩn dụ qua hình ảnh của những con vật nhỏ bé tội
nghiệp (tằm, kiến, hạc, cuốc...), ca dao đã thể hiện rất xúc động nội dung trên:
“ Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”
Nhất là người phụ nữ sống trong xã hội trọng nam khinh nữ, họ không có
quyền bình đẳng, họ bị coi rẻ, bị tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc:
“ Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân”
“ Thân em như chổi đầu hè
Để ai hôm sớm đi về chùi chân”
“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
- Tiếng nói đấu tranh trong ca dao:
Phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội:
Phê phán thói lười biếng:
“ Vốn tôi có máu đau hàn
Cơm ăn thì đỡ việc làm lại đau”
“Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem”
Phê phán thói khoe khoang, khoác lác:
“ Cậu Cai nón dấu lông gà
Ngón tay đeo nhẫn gọi là Cậu Cai
Ba năm được một chuyến sai
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”
Phê phán thói mê tín dị đoan:
“ Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi”
“Có tiền thì giữ bo bo
Đem cho thầy bói rước lo vào mình”
“ Tử vi xem số cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”
Phê phán những hủ tục lạc hậu:
“ Mẹ em tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ ấm mẹ ứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”
“ Con cò mắc giò mà chết
Con quạ ơ nhà mua nếp làm chay”
Đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến:
Giữa người ơ với chủ nhà:
“Chúa trai là chùa hay lo
Đêm nằm nghĩ việc ra cho mà làm
Chúa gái là chúa ăn tham
Đồng quà tấm bánh đút ngang trong buồng”
Giữa người làm công với địa chủ :
“ Từ nay tôi cạch đến già
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu
Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền”
Giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị:
“Con vua thì lại làm vua
Con sãi ơ chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa”
“ Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
Giữa kẻ giàu và người nghèo:
“ Trời sao ăn ơ chẳng cân
Kẻ ăn không hết, người lần không ra
Người thì mớ bảy mớ ba
Người thì áo rách như là áo tơi”
* Kết bài:
- Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định
- Ca dao thực sự là những viên ngọc quý, như dòng sữa mẹ ngọt ngào
nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam. những kiếp người khổ đau, bất hạnh; ca ngợi những giá trị chân chính, phẩm
chất tốt đẹp của người nông dân.
- Ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống
tốt đẹp hơn: đấu tranh phê phán các thói xấu: lười biếng, khoác lác, mê tín dị
đoan, hủ tục lạc hậu; đấu tranh giai cấp...
+ Chứng minh nhận định:
- Tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người trong ca dao:
Yêu thương con người:
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”
Ca ngợi trân trọng giá trị của con người:
Từ vẻ đẹp hình thức bên ngoài:
“ Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười chúm chím hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”
Đến nhân cách phẩm giá bên trong:
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”
Đồng cảm, xót xa trước nỗi vất vả, khổ đau bất hạnh của người dân lao
động:
“ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Mỗi miếng bát cơm dẻo thơm được đổi bằng bao giọt mồ hôi và nước
mắt. Với cách nói so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” và đối lập
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, tác giả dân gian đã nhấn mạnh nỗi vất
vả cực nhọc của người nông dân đồng thời nhắc nhơ mọi người phải biết trân
trọng thành quả lao động của họ.
Trong xã hội ấy, còn bao kiếp người bất hạnh, bao số phận éo le ngang
trái, có làm mà chẳng có ăn, tha phương cầu thực, kêu than thảm thiết mà không
ai thấu hiểu. Bằng cách nói ẩn dụ qua hình ảnh của những con vật nhỏ bé tội
nghiệp (tằm, kiến, hạc, cuốc...), ca dao đã thể hiện rất xúc động nội dung trên:
“ Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”
# Chúc bạn học tốt #
Tham khảo:
Văn chương là 1 vẻ đẹp, một sự tươi sáng và là phép màu của tự nhiên ban tặng cho cuộc sống của chúng ta. Văn chương đem lại cho bạn đọc nhung cảm xúc mới lạ như: lòng biết ơn, sự đồng cảm, đức tính hi sinh cao cả,... ngoài việc cho ta những tình cảm mới, văn chương còn luyện cho ta những tinh cảm ta sẵn có. Khi đọc văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc hẳn ai cũng sẽ đồng cảm xót xa cho 2 anh em Thành và Thủy khi bị xa nhau vì cuộc hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ. Hoặc Khi đọc một mẩu truyện vui nào đó thì mọi người cũng sẽ có những phút giây thư giãn đầy bổ ích vì những tiếng cười và niềm vui mà trong truyện mang lại. Vậy chẳng phải những tác phẩm, những mẩu truyện là văn chương đã gâ cho ta những tình cảm ta không có sao? Rồi cũng cính cái phép màu mang tên văn chương ấy cũng đã tôi luyện, vun đắp những tình cảm mà ta sẵn có. "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", từ gây ở đây còn chỉ sự tiêu cực. Nếu chúng ta đọc những sách báo không phù hợp với lứa tuổi thì nó sẽ làm cho con người sa lầy vào những điều không tốt và phai mờ giá trị thật sự tốt đẹp của văn chương. Vì vậy chúng ta phải góp phần vào việc xây dựng hình ảnh văn chương ngày một tốt đẹp hơn.
sai đề rồi nha em, đề là văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê'' mà, em xem lại nhé!!!
Kinh nghiệm của dân gian đã để lại cho chúng ta từ ngàn đời qua các vần điệu ca dao tục ngữ, cho đến nay vẫn rất hữu ích. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dù công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ song chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò của những kinh nghiệm dân gian. Thực tế đã chứng minh rằng, những câu tục ngữ mà cha ông để lại thể hiện vốn tri thức, vốn hiểu biết của nhân dân về nhiều mặt trong tự nhiên và xã hội. Những câu tục nhữ mà dân gian để lại được đúc rút kinh nghiệm qua nhiều thế hệ thể hiện tri thức của nhân dân. Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Bản thân tên gọi thể loại văn học này đã phần nào phản ánh bản chất của thể loại: “tục” là thói quen lâu đời, được mọi người công nhận; “ngữ” là lời nói. Như vậy, “tục ngữ” là lời nói phản ánh những thói quen lâu đời, những vấn đề đã được mọi người trải nghiệm và công nhận. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. Nhân dân ta chủ yếu làm nông nghiệp, nên rất quan tâm tời thời tiết. Điều kiện thiên nhiên gắn bó sâu sắc với đời sống lao động sản xuất. Ngoài việc thể hiện tri thức về thiên nhiên, qua tục ngữ, dân gian còn thể hiện tri thức trong lao động sản xuất. Đất đai là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, càng nhiều đất thì đất nước càng giàu có, vì thế cha ông ta đã căn dặn con cháu: Tấc đất tấc vàng Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước. Tính tấc là muốn tính đến đơn vị nhỏ nhất. Vàng là kim loại rất quý (“Quý như vàng”) tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Nhân dân nói “Tấc đất tấc vàng” là để khẳng định đất đai được coi quý ngang vàng: Tất đất là tấc vàng. Từ đất đai có thể lao động để làm ra của cải vật chất, nuôi sống và làm giàu cho con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn, đất thực quý như vàng vậy. Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả). Đất đai quý giá như vậy nên cần sử dụng đất đai cho hiệu quả. Dân gian cũng đúc rút kinh nghiệm: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Câu tục ngữ nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ao thả cá, thả rau muống, rau cần… do đó cho phép thu hoạch đa dạng nhiều loại sản phẩm cho giá trị kinh tế cao. Nhưng đồng thời cũng vất vả nhất do phải đầu tư nhiều về ao, thức ăn, công sức… Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Giá trị kinh tế thấp hơn cá nhưng cao hơn lúa ngô khoai sắn. Ruộng thì phổ biến hơn cả, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Cũng vì vậy mà giá trị kinh tế thấp. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế đồng thời cũng có thể hiểu là độ khó của kĩ thuật khi nuôi trồng canh tác trên ao, vườn, rộng. Tục ngữ của cha ông để lại không chỉ là nhũng kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn là khuyên lời răn dạy về chính con người, tục ngữ ngợi ca: “Một mặt người bằng mười mặt của”. Điều đó hàm nghĩa đề cao giá trị của con người. Của cải đã quý giá (“Quý như vàng”) nhưng con người còn quý hơn. Các lượng từ “một” (mặt người), “mười” (mặt của) chỉ là ước lệ nhằm khẳng định: con người quý giá hơn của cải rất nhiều. Điều đó có cơ sở thực tế là con người chính là đối tượng trực tiếp lao động sản xuất làm ra của cải vật chất. Bởi thế, đây là câu tục ngữ đầy tính nhân văn. Ngợi ca con người, đồng thời, tục ngữ cũng nhắc nhở con người giữ gìn để làm tăng thêm vẻ đẹp của mình: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Răng và tóc là những yếu tố ngoại hình rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta phải biết chăm chút để thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. Các cụ ngàn đời xưa thật uyên thâm, đưa ra cho con cháu rất nhiều lời khuyên bổ ích. Ông cha ta đưa ra cho con cháu lời khuyên rằng, con người không sống lẻ loi, đơn độc mà sống trong mối quan hệ cộng đồng rất lớn, bởi vậy cũng cần biết đến những cách sống đẹp. Đó là sống có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ mình: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Sống biết yêu thương, đoàn kết với tập thể để vượt qua những khó khăn, gian khổ của cuộc sống: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”… Đặc biệt, đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn: Không thầy đố mày làm nên. Học thầy không tày học bạn. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách. Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội. Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.
Bạn thử search mạng xem.
Rồi lấy 1 nửa bài này,1 nữa bài kia.Sao nhiều ý vào là được mà,
bạn cố gắng viết bám sát với giàn ý và viết cho từng đoạn 1 thật liên kết với nhau nha
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đời sống và sức khỏa của con người và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa 1 cách rất là nghiêm trọng do chính bàn tay con người vì vậy chúng ta cần phải hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính bản thân mình.
mở bài đó bạn cố lên nha.
Tham khảo
I. Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Trong cuộc sống hiện nay tồn tại nhiều căn bệnh nguy hiểm mà cách chữa chỉ có một, đó chính là sự thay đổi suy nghĩ từ chính bản thân mỗi người.
- Nêu vấn đề cần nghị luận đặt ra ở đề bài: Vô cảm là 1 căn bệnh nan y gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người và xã hội
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm: “Vô cảm”: “Vô” (tức “không”), “cảm” (tình cảm, cảm xúc), “vô cảm” có thể hiểu là không có tình cảm, cảm xúc ⇒ căn bệnh này có thể hiểu là sự thờ ơ, không quan tâm đến những sự vật, sự việc xung quanh mình.
2. Thực trạng, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong cuộc sống
- Căn bệnh vô cảm ngày càng phổ biến, lan rộng trong xã hội (kết hợp lồng các dẫn chứng trong quá trình phân tích):
+ Thờ ơ, vô cảm với những hiện tượng trái đạo lí, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội: Hiện tượng livestream trên mạng xã hội (hiện tượng học sinh cấp 2 tại Hải Dương), bắt gặp hiện tượng trộm cắp thì im lặng, học sinh thấy các hiện tượng tiêu cực như quay cóp, bạo lực học đường thì coi như không biết …
+ Thờ ơ, vô cảm với những nỗi buồn, nỗi đau của chính những người đồng bào: Gặp người tai nạn bị tai nạn giao thông xúm vào bàn bạc, quay phim, chụp ảnh. Bỏ qua những lời kêu gọi giúp đỡ của đồng bào miền Trung bão lũ,…
+ Thờ ơ, vô cảm với những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước: Thờ ơ với những cảnh đẹp quê hương, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh tại các điểm du lịch…
+ Thờ ơ, vô cảm với chính cuộc sống của bản thân mình: Hiện tượng học sinh đi học muộn, không chú ý học tập. Hiện tượng sinh viên thức rất khuya sử dụng smartphone, thể hiện sự thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân…
3. Phân tích nguyên nhân- Sự phát triển nhanh chóng của cuộc sống khiến con người phải sống nhanh hơn, không còn thời gian để ý tới những gì xung quanh
- Sự bùng nổ mạnh mẽ của những thiết bị thông minh dẫn đến sự ra đời của các trang mạng xã hội ⇒ con người ngày càng ít giao tiếp trong đời thực
- Sự chiều chuộng, chăm sóc, bao bọc quá kĩ lưỡng cha mẹ đối với con cái ⇒ coi mình là trung tâm, không để ý đến điều gì khác nữa
- Sự ích kỉ của chính bản thân mỗi người
4. Bình luận về tác hại của hiện tượng
- Hậu quả vô cùng to lớn: con người mất đi những chỗ dựa mỗi lúc khó khăn, xã hội tràn đầy những điều xấu, điều ác
- Xa hơn, con người đánh mất đi những giá trị người tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng, làm lệch lạc những suy nghĩ của thế hệ tương lai.
5. Đề xuất các giải pháp phù hợp
- Lên án, phê phán những hành vi tiêu cực, thờ ơ vô cảm đối với đời sống xung quanh
- Hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị thông minh, thế giới ảo…
- Rèn luyện lối sống lành mạnh: Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người…
- Tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tiễn trong các môn học: Đạo đức, giáo dục công dân để học sinh học cách yêu thương, chia sẻ
6. Liên hệ bản thân:
Cần lưu ý liên hệ những hành vi, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong chính môi trường học đường để hiểu và tránh.
III. Kết bài
- Khẳng định lại về hiện tượng đời sống đã bàn luận: Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng mà mỗi người cần tránh.
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người: Mọi người cần chung tay đẩy lùi căn bệnh này.