K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2021

Thái độ cương quyết, cứng rắn, một mực bảo vệ chồng của chị Dậu và sức mạnh phản kháng tiềm tàng của chị

7 tháng 11 2017

haha

7 tháng 11 2017

yeu

13 tháng 10 2017

Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt. Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát.

Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:

— À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.

Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó.

Xiu khẽ lên tiếng:

— Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi...

- ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi.

Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp:

— Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.

- Vẽ... Nhưng...

- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.

— Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin.

Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:

— Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé.

Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà.

Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:

- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào...

- Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!

— Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!

- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!

— Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công.

Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương. Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên.

Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men.

Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng.

Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.

— Thật kì diệu! — Giôn-xi sửng sốt và kêu lên.

Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại.

Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ — nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:

— ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ờ đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ!

Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cò như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:

— Ôi, là hai người vê đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu...

Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...

13 tháng 10 2017

Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt. Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát. Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:

— À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.

Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó. Xiu khẽ lên tiếng:

— Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi... - ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi. Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp: — Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.

- Vẽ... Nhưng...

- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.

— Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết

. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin. Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:

— Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé. Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà. Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:

- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào... - Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!

— Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!

- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!

— Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công.

Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương. Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên. Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men. Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng. Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.

— Thật kì diệu! — Giôn-xi sửng sốt và kêu lên. Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại.

Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ — nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:

— ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ờ đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ!

Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cò như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:

— Ôi, là hai người vê đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu... Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...

7 tháng 9 2017

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

10 tháng 2 2017

mk thì phải ns là like like like like haha

10 tháng 2 2017

cuồng lun rồi, otaku nà~~~

24 tháng 9 2017

“ Bạn “ là một từ để chi người có thời gian gắn bó ta trong 1 thời gian dài và giữa ta và họ có một sợi dây ràng buộc được gọi là “ tình bạn “có thể nó sinh ra chỉ đơn giản như C.S.Lewis đã nói :Tình bạn nảy sinh ngay khi người này nói với kia “ Ủa ! Bạn cũng vậy sao ? Tôi tưởng chỉ có mình tôi mới như thế “ .Trong cuộc sống này , mỗi người sẽ có một khái niệm riêng về tình bạn và cũng hiểu được tầm quan trọng của nó vì nếu không có tình yêu thì có thể tưởng tượng được nhưng nếu không có bạn thì thật là khó suy nghĩ, có thể đó cũng là lý do dễ hiểu sao ai cũng có bạn .Họ có thế nghe thấy bài ca từ trong tim ta, để rồi hát lại cho ta khi ta không còn nhớ gì về nó nữa .Và nếu bạn làm sai điều gì thì những người bạn sẽ giúp cho bạn thấy rõ điều đó. Bạn là người luôn đồng hành với ta để có thể nắm lấy đôi tay ta mỗi khi ta vấp ngã và có thể cũng là người cuối cùng để làm điểm tựa để ta đứng lên. Nếu một ai đó hỏi tôi rằng : Phải chăng “ Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi “ ? Thì câu trả lời mà người đó sẽ nhận được từ tôi là : Có thể là vậy ! . Tôi chắc rằng một người bạn thật sự sẽ “ đến với ta “ trong mọi hoàn cảnh dù là éo le ra sao , họ làm vậy chỉ đơn giản vị họ là bạn , hoàn toàn không nghĩ đến lợi ích cá nhân, với bằng trái tim của một người bạn chân thành niềm vui của ta cũng sẽ là niềm vui của họ cũng như nỗi bùn . Đừng thấy lạ nếu bạn bắt gặp cảnh một người cõng người bạn dị tật trên lưng để đến trường mặc dù đó là việc không dễ làm chút nào, động lực để người đó làm được điều như thế chính là tình bạn chân thành , vì người đó nghĩ rằng hạnh phục được đi học của bạn cũng chính là hạnh phúc của mình. Trong cuộc sống có lắm khó khằn, chông gai đôi khi ta phải vượt bằng chính đôi chân của mình nhưng cũng có lúc phải có sự chấp cánh từ người bạn thân, không cần ta gọi, họ cũng luôn ở cạnh ta để giúp đỡ và chỉ mong ở ta một nụ cười. Thế nhưng đôi khi đời không cho ta người bạn như thế , có những người bạn chân thành mà cũng có những người bạn dối gian . Họ là những người làm bạn với ta chi vì lợi ích cá nhân, đây là những người mà lúc ta cần sự giúp đỡ họ lại lảng tránh, vậy đến khi họ gặp khó khăn thì họ lại gọi ta, buồn thay cho những ai có người bạn như thế. Vậy nên liệu có ai “đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi “ phụ thuộc rất nhiều vào những tình bạn mà ta đang sở hựu có chân thành hay không mà thôi . Những tình bạn dựa trên những lợi ích cá nhân , lòng ích kỷ sẽ cho ta những người bạn giả tạo . Bạn như thế chỉ mang lại cho cuộc sống của ta thêm những vết đau mà thôi , sẽ đau hơn nếu họ còn lấy tình bạn ra làm trò đùa. Chúng ta cần lên án và tránh những tình bạn như thế .Đương nhiên trái với những người bạn xấu thì đâu đó cũng có những người bạn chân thành nhưng họ đôi khi không thể hiện điều đó và chỉ khi nào ta cần thì họ mới xuất hiện để giúp đỡ, giống như những ngôi sao chỉ sáng khi trong bầu trời đêm tối mà thôi. Những tình bạn như vậy thiêng liêng hơn bao giờ hết, tình cảm này sẽ nới rộng niềm hạnh phúc và buộc nhỏ lại nỗi bùn của ta . Một tình bạn thật sự có thể đánh thức được cả tình cảm của người khác dù nó có sắc đá đến đâu. Qua bao nhiêu thế kỷ, tình bạn của những người bạn chân thành luôn là thứ mà thơ ca luôn ca ngơi, càng thấy rõ được trong lòng mỗi chúng ta luôn cần một người bạn thật sự bên cạnh mình . Theo Proverbe Malgache : “ Thà mất ít tiền còn hơn mất một ít tình bạn “.có thể nói khi sở hữu được một tình bạn thật sự là ta đã sở hữu cả một kho tàng. Để có được những người bạn đến với ta khi ta khó khăn , điều này phụ thuộc vào chính bản thân ta . Tình bạn cũng là hương vị của cuộc sống nên ta cũng phải biết chọn lựa hay nói cách khác ta phải chọn bạn như chọn đồ quý, ít nhưng phẩm chất cao.Ta đừng hấp tấp kết bạn mới mà cũng đừng vội vàng bỏ bạn cũ, vì có được người bạn tốt đã khó việc giữ tình bạn ấy lâu bền càng khó hơn cũng giống như ta trồng cây cần sự vun đắp . Erik Orsenna đã từng nhắc nhở chúng ta một điều quan trọng : “ Đừng nhầm lẫn giữa tình bạn và nhu cầu tâm sự “. Hãy có những sự lựa chọn đúng đắn trong việc chọn bạn vì điều đó sẽ giúp cho cuộc sống bớt nhạt nhẽo hơn , để đến khi ta đi trên đường vào buổi tối sẽ có những ngôi sao soi rọi cho ta vững bước đi về phía trước .Đương nhiên tình bạn không chỉ một chiều, ta cũng phải là một người bạn tốt thì mới có thể dễ kiếm được những người bạn thân , vây nên việc hoàn thiện bản thân của chính mình cũng vô cùng cần thiết vì điều tốt với ta cũng là niềm vui với những người bạn của ta. Trên đường đời nếu ta nghĩ thế giới này không còn ý nghĩa thì hãy suy nghĩ lại vì có lẽ ta là cả một thế giới của ai đó. Dù cho khó khăn đến thế nào , dù cho không còn ai đến với ta, thì cũng đừng bỏ cuộc , vì ta phải tin vào một bàn tay ấm từ những người bạn sẽ với lấy ta , đỡ ta trên vai để bước tiếp .Hãy cảm ơn thứ tình cảm thiêng liêng mà họ dành cho ta , hãy gìn giữ và quý trọng như một vật quý, bởi chỉ như vậy mới làm cho cuộc sống của ta thêm chút vị ngọt ngào .

29 tháng 8 2017

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam chính vì vậy tiếng việt cũng được coi là một thứ ngôn ngữ vô cùng quan trọng của con người Việt Nam đây là một phương tiện chủ yếu để con người giao tiếp với nhau. Nhưng để giữ gìn được bản sắc và truyền thống giá trị của dân tộc chúng ta phải biết đến những sự trong sáng của tiếng việt.

Sự trong sáng của tiếng việt có thể nói đó là những điều thuần khiết và có ý nghĩa nhất đối với tiếng việt của chúng ta, một thứ ngôn ngữ vô cùng quan trong, tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam. Muốn bảo vệ và giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt chúng ta cần phải bão vệ những điều trong sáng trong ngôn ngữ trước, tiếng việt là một ngôn ngữ hay và có thể nói nó cũng rất khó đối với những người nước ngoài, nhưng để giữ được giá trị truyền thống của dân tộc chúng ta cần phải biết bảo vệ nó để nó tránh khỏi những tạp âm và những lai tạo của xã hội gây ra.

Từ xưa đến nay tiếng việt vẫn luôn luôn được mọi người quan tâm và chú trọng, có thể nói ngôn ngữ tiếng việt vô cùng trong sáng và đa nghĩa, nhiều nguyên thanh đến vô cùng nhưng để tránh mắc phải những tạp chất do thế giới bên ngoài tạo nên nó phải là những điều có ý nghĩa và đem lại giá trị mạnh mẽ và hoàn hảo nhất. Trong cuộc sống của mỗi chúng ta tiếng việt là một ngôn ngữ để chúng ta trao đổi tâm tư nguyện vọng của mình đối với người xung quanh. Ai ai cũng đều sử dụng nó là phương tiện giao tiếp chủ yếu đối với đối phương chính vì vậy chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ nó mỗi ngày, để làm được điều đó, chúng ta cần phải biết trân trọng và giữ gìn những ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong nó, biết giữ gìn những vai trò mà nó đem lại để cuộc sống của chúng ta cũng được thêm nhiều giá trị hơn.

Trước đây khi xã hội chưa phát triển con người chưa có ngôn ngữ và chữ viết phương tiện chủ yếu của con người là bằng hành động nhưng ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, con người biết sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để giao tiếp và trao đổi với con người, điều đó để lại những giá trị cần thiết và quan trọng nhất, ngôn ngữ giúp cho con người ngày càng văn mình và hiện đại hơn, những ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng đó là tiếng việt, tiếng việt nó là một phương diện để con người có thể trao đổi những tâm tư nguyện vọng với nhau. Trong xã hội cũ khi phương thức tập thể đang phát triển mạnh mẽ con người dùng ngôn ngữ tiếng việt để có thể trao đổi kinh nghiệm và vốn sống của họ dành tặng cho mỗi con người những hình ảnh đó đã đậm đà và đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi chúng ta, để làm nên những điều có giá trị đó chúng ta nên biết giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Ngôn ngữ nó còn là truyền thống thể hiện được yếu tố truyền thống xuất hiện trong con người Việt Nam, muốn làm được những điều có ý nghĩa giáo dục nhiều nhất mỗi người cần làm nên những điều có giá trị đó là luôn luôn biết tôn trọng chữ viết, ngôn ngữ tiếng việt, phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ đó chúng ta mới có được những điều tuyệt vời và ý nghĩa nhất, giá trị của cuộc sống nằm trong mặt nội dung của tiếng việt khi con người có chung một ngôn ngữ, đây là mộ phương tiện dùng để giao tiếp trao đổi ngược lại với nhau, từ đó tạo nên những khoảng không gian riêng và mang ý nghĩa to lớn mạnh mẽ nhất.

Ngôn ngữ của chúng ta sẽ ngày càng đẹp và trong sáng hơn, khi chúng ta biết giữ gìn và phát huy nó, bởi chính trong cuộc sống này đã làm cho đôi khi tiếng việt của chúng ta bị mất đi những sự trong sáng và cần thiết đó, những yếu tố văn hóa hay luôn luôn tiềm ẩn và đặt được niềm tin giá trị to lớn nhất dành cho mỗi người, chúng ta nên yêu thương và trân trọng nó nhiều hơn. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển những văn hóa lối sống Phương Tây đang du nhập ngày càng nhiều nó làm cho tiếng việt mất đi những sự trong sáng vốn có của nó, và tạo nên những điều có ý nghĩa to lớn và mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người.

Mỗi chúng ta đều thấy khi lối du nhập phương Tây vào Việt Nam, sự trong sáng của tiếng việt đang bị mờ nhạt đi và nó trở thành một vấn đề đáng cảnh tỉnh người dân Việt Nam cần phải chú trọng và xem xét nó một cách hợp lý và ý nghĩa nhất, giá trị của nó để lại cho chúng ta vô cùng lớn và mạnh mẽ, trong sáng của tiếng việt đó phải là sự thuần khiết. Không phải là không được học hỏi những tinh hoa của nhân loại nhưng chúng ta làm như thế nào để bản chất của tiếng việt không bị mất đi, giá trị của nó còn mãi với thời gian. Như trong bài sự trong sáng của tiếng việt Phạm Văn Đồng đã nói lên điều đó, ông đang khuyên ngăn con người nên sáng suốt lựa chọn ngôn ngữ và không nên để tiếng việt rơi vào cảnh lưỡng nan. Cần phải biết giữ gìn sự trong sáng của nó.

Chúng ta cần phải chọn lựa ngôn ngữ để sử dụng một cách có hiệu quả hơn, bởi khi hiểu được vai trò của ngôn ngữ chúng ta sẽ hiểu được những điều có giá trị và ý nghĩa nhiều nhất. Ngôn ngữ tiếng việt từ xưa đến nay hình thành không phải dễ dàng nó cũng được chọn lựa một cách công phu và tỉ mĩ làm cho ngôn ngữ của chúng ta thêm phong phú hơn, hiện nay cũng có rất nhiều những ngôn ngữ mà tiếng việt ta đang mượn ở nước ngoài, như in tơ nét hay đầu bu, gác đầu sen… tất cả những yếu tố mượn ngôn ngữ đó làm tăng giá trị của văn hóa tiếng việt nhiều hơn, làm đa dạng thêm từ vựng tiếng việt của nhân loại, để làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất chúng ta cần phải làm được những điều sau luôn luôn giữ gìn và phát huy những ngôn ngữ trong sáng này để từ đó cuộc đời của đời của chúng ta sẽ có nhiều ý nghĩa và nó quan trọng hơn.

Đã có rất nhiều những bài báo bài văn nói và đang cảnh tỉnh chúng ta về tình trạng tiếng việt ngày nay, trong nhà trường từ khi đi học đến khi phát triển chúng ta đều được học môn văn học nói chung nó có thể bao gồm cả từ vựng và ngữ pháp. Quan trọng chúng ta học hỏi được những điều cần thiết và có giá trị trong đó, biết vận dụng tốt những điều mà tiếng việt đã dạy cho mình là đang góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt. Những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cũng cần phải nâng cao tinh thần bảo vệ cuộc sống của mình có giá trị và ý nghĩa hơn, đó là những việc làm đem lại giá trị to lớn cho cuộc sống. cần phải biết giữ ìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó tạo nên những điều có giá trị và cần thiết nhất dành cho mỗi con người, chúng ta luôn luôn phải nâng cao tinh thần học hỏi và truyền thống quý báu mà cuộc sống đã dành tặng cho mình.

Luôn bảo vệ tiếng việt trong nhà trường và ngoài xã hội đó là những điều có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt, mỗi chúng ta cần phải biết được ý nghĩa to lớn của nó để từ đó có những suy nghĩa và hành động đúng đắn về tiếng việt.

Trong cuộc sống mỗi người đều phải nâng cao ý thức của mình để bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt có như vậy chúng ta mới giữ được truyền thống quý báu và giá trị mà cuộc sống này đem lại.

29 tháng 8 2017

Mình chỉ lập ý thôi nhé!Còn bài văn thì từ cái ý đấy bạn viết ra một bài.

- Cảm nghĩ chung của em về vai trò to lớn của tiếng mẹ đẻ.

+ Ngôn ngữ mẹ đẻ nhằm khuyến khích sự đa dạng về ngôn ngữ và giáo dục đa ngôn ngữ .

+ Để nâng cao nhận thức về các truyền thống ngôn ngữ và văn hóa trên khắp thế giới và truyền đi tinh thần đoàn kết dựa trên sự khoan dung, sự hiểu biết và đối thoại.

+ Bảo đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau.

+ Xây dựng xã hội tri thức toàn diện, tạo điều kiện tiếp cận một nền giáo dục.

-> Để xác định bản sắc của các cá nhân như là nguồn sáng tạo và phương tiện để biểu hiện văn hóa, bảo đảm sự phát triển lành mạnh của xã hội.

>>>>Chúc bạn học tốt~hihi

30 tháng 8 2017

Thói quen luôn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống. Thói quen nhiều người nghĩ chỉ là những điều nhỏ nhặt, nhưng thực sự, nó làm nên con người bạn, số phận bạn. Tạo được một thói quen tốt, đó là thành công rất lớn của mỗi người.Một người tự lập là phải biết tự vận động, đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng. Chính bản thân bạn mới biết điều gì là cần nhất trong học tập cho bạn trong lúc này, bởi bạn nắm được những điểm yếu cũng như những hạn chế của mình rõ hơn ai hết. Điều này có nghĩa là bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn. Khi học hay làm bất cứ một việc gì, bạn phải luôn cố gắng hết sức để hoàn thành nó. Chần chừ trong công việc, để dành việc sang ngày hôm sau, đó là tâm lí chung của rất nhiều người. Hãy tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được.

Tham khảo nhé bn

8 tháng 5 2017

Câu hỏi của Nguyễn Thị Trâm Anh - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

9 tháng 3 2018

Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang".
-Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non:
"Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

=>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh.

-Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.

=>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao.

-Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình.

=>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời.

=>Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.

5 tháng 11 2017

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.


5 tháng 11 2017

1. Mở bài

  • Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
  • Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.

2. Thân bài

a/ Lịch sử chiếc áo dài

  • Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt
  • Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.
  • Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, mặc cùng váy để tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho phụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.
  • Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.
  • Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
  • Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.
  • Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.

b/ Cấu tạo

* Các bộ phận

  • Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,.
  • Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
  • Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
  • Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
  • Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.

* Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài: Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,... màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

c/ Công dụng: Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,... Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

d/ Bảo quản: Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp. Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc. Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp. Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.

3. Kết bài: Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: Dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.