Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu là kỷ niệm vui lẫn kỷ niệm buồn của thời áo trắng - một thời để nhớ một thời để thương.
Ở một vùng đất xa xôi của tỉnh Gia Lai đến Huế để học tập, em đã được gia đình và thầy cô tạo điều kiện để vào học ở ngôi trường Trung Học Phổ Thông - Ngôi trường mang tên người chiến sĩ cách mạng lão thành Phan Đăng Lưu mà các thế hệ anh chị đã đi qua.
Bước vào lớp học mới, bạn bè, thầy cô, chuyện gì cũng mới, đã làm cho bản thân mình cảm thấy lúng túng, rụt rè bối rối... Trong đầu suy nghĩ, bạn bè ở đây sẽ nhìn mình với một ánh mắt khác lạ, không thiện cảm. Nhưng ngược lại các bạn ở đây rất hồn nhiên, giúp đỡ tôi vào lúc khó khăn nhất, các bạn đã đến hỏi thăm, tâm sự, sẻ chia những chuyện trong lớp, tuyệt vời vô cùng tập thể lớp thân thương 12A12, những kỷ niệm còn mãi trong lòng tôi.
Ngồi trong lớp, những giờ ra chơi nhìn sân trường thấy các bạn đùa vui rất đỗi hồn nhiên và sáng trong như màu áo trắng, các bạn nam thì đá cầu, đuổi bắt; đó đây những tà áo dài bay bay trong gió; và dưới những gốc phượng già nhóm nữ sinh nào đang tụm năm tụm bảy bàn tán chuyện của ngày qua, ngày mai... và chính ở ngôi trường này người thầy đã để lại cho tôi ấn tượng nhiều nhất chính là thầy Phó Hiệu trưởng, thầy chăm lo cho học sinh hết mực, thầy đã không phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh yếu, thầy đã giúp đỡ rất nhiều về mặt vật chất lẫn tinh thần của những bạn học sinh nghèo hiếu học... thầy luôn làm những việc mà khả năng thầy có. Đó cũng chính là trách nhiệm mà người thầy đem đến cho mỗi học sinh thân yêu của mình, yêu biết mấy những tấm lòng nhân hậu cùng trách nhiệm mà thầy trao cho.
-Giáo dục chưa phát triển, nhà nho xâm phạm vào nước ta
-Đạo phật được truyền bá rộng rãi
-Thời kỳ này các nhà sư được trọng dụng vì các nhà sư là người có học giỏi chữ Hán nên họ trở thành cố vấn của nhà vua
mk ko bk là đúng ko nữa mk cũg ms vừa gửi câu hỏi đó nhưng mk suy nghĩ ra rùi bn góp ý giùm mk nhen thanks nhìu
1.
- Sự khác nhau:
+ Nhà Tống xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và và sưu dịch nặng nề của triều đại trước, mở mang các công trình thủy lợi, khuyến khích phát triển thủ công nghiệp....
+ Nhà Nguyên lại thi hành chính sách phân biệt đối xử giữa các dân tộc, trong đó: người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền....Người Hán bị cấm đoán đủ thứ...
- Có sự khác nhau đó vì: nhà Tống do người Trung Quốc lập, nên họ thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước, ổn định đời sống nhân dân. Còn nhà Nguyên được lập nên bởi sự xâm lược của người Mông cổ, nên họ thực hiện chính sách cai trị, áp bức dân tộc hà khắc đối với nhân dân Trung Quốc.
Chúc bạn học tốt.
2.
- Cuối thời Minh - Thanh xã hội phong kiến Trung Quốc đã lâm dần vào tình trạng suy thoái
+ Vua quan sống xa hoa, truy lạc, ăn chơi xa xỉ
+ Nông dân , thợ thủ công không những phải nộp tô, thuế nặng nề mà còn bị bắt đi lính, đi phu, lao dịch.
=> Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
- Xuất hiện nhều xưởng dệt lớn, xưởng làm đồ sứ,.... và sự chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công, mở rộng buôn bán với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập.
- Nguyên nhân:
+ Hằng năm vào mùa xuân các vua nhà Lý thường về địa phương cày tịch điền.
+ Nhà Lý khuyến khích khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt.
+ Nhà Lý ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Trước khí thế tiến công ào ạt của ba mươi vạn quân Nguyên lần thứ hai sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuân không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn “bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm”.
Trước hết, đúng như ý kiến đã nhận định, bài Hịch tướng sĩ đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của người trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.
Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông đã tức giận gọi chúng lũ diều hâu dê chó, hổ đói”, những con vật hung.dữ; để bày tỏ thái độ căm thù. khinh bỉ. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi, Trần Quốc Tuân vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.
"... thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụạ; để thoả lòng tham không cùng, lấy hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,..”
Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuân đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để “xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù” cho thoả lòng tức giận. Ông sẵn sàng hy sinh, để cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Ông viết: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Điều rất dễ hiểu là nếu không vì nhiệt tình yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn dằn vặt căm thù sôi sục như thế!
Mặl khác, hài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ hàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.
Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đốì với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự hồi tâm của họ. Giọng văn của ông vô cùng thiết tha và thấm thìa: “.. không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng...”
Tiếp đến, bằng những hình ảnh tiêu biểu đầy xúc động, ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. Bằng cách sử dụng các hệ thống từ dồn dập “chẳng những ... mà... cũng” lặp đi lặp lại có giá trị nêu bật những hậu quả tai hại, những nỗi khổ nhục của người dân mất nước, Tổ quốc mất độc lập, tự do:
"... Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...
Tinh thần trách nhiệm của ông còn thệ hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông, yên nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.
Bạn vào đây nhé, hoặc surf trên Google cũng có nhiều lắm đấy: Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 33 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV - Giáo Án, Bài Giảng
Bạn ấn vô link này tham khảo nhé :
Bài 18 : Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV | Học trực tuyến
Câu 1:Bộ mặt kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu phát triển nhanh chóng xuất hiện ngày càng nhiều các thành phố, trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, hải cảng, tiêu biểu ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan. Tính chất thương nghiệp thay đổi theo sự mở rộng phạm vi buôn bán quốc tế. Kinh tế phát triển và thị trường mở rộng đã làm gia tăng số lượng và chủng loại hàng hóa, đã đáp ứng nhu cầu buôn bán và trao đổi, tiêu biểu là thuốc lá, ca cao, cà phê, chè,.. Tạo nên cuộc “ c/m giá cả” với hiện tượng vàng chảy vào Châu Âu ngày càng nhiều với lý do buôn bán, cướp bóc, làm cho giá cả tăng. Tiêu biểu ở Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức. Đồng thời có cũng là nhân tố kích thích quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản, thúc đẩy sự phát triển nhanh thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp tạo tiền đề cho sự ra đời CNTB. Có những cống hiến quan trong cho sự phát triển của khoa học. Đã đóng góp thêm những hiểu biết về kiến thức địa lý, kỷ luật, kinh nghiệm hàng hải. Mở ra phạm vi rộng lớn cho sự phát triển nghiên cứu nhiều bộ môn khoa học như: dân tộc học, ngôn ngữ học, sinh vật học, địa chất học, nhan chủng học,… Bên cạnh những tác động tích cực nói trên các cuộc phát kiến địa lý cũng để lại không ít hậu quả cho một phần nhân loại mà nhiều thế hệ sau không ngừng khắc phục như làm nảy sinh việc buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo mở đầu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha được xem như là một vết nhơ trong lịch sử nhân loại.