Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bổ sung vì câu 1 ý nói phải có thầy dạy bảo mới học hành đến nơi cn câu 2 ám chỉ học thầy thôi nak chưa đủ,phải có sự trao đổi kiếm thức,học tập cùng bn bè-từ ý đó bn diến dải ra nha
học tốt
Đừng để quá trình học của bạn trở nên khép kín và bản thân cũng không chia sẻ kiến thức cùng ai. Hãy thoải mái trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô giáo những điều bạn chưa biết hoặc đơn giản là đưa ra những ý kiến mà bạn cho là đúng. Học hành cũng cần có môi trường phù hợp, có sự tương tác giữa các học sinh với nhau, hoặc giữa học sinh và giáo viên. Bạn sẽ cảm thấy hứng thú, có động lực học tập. Vậy nên đừng bó hẹp môi trường học tập của mình, chưa biết thì hỏi muốn giỏi thì phải học!
nếu đúng thì k cho mk nha
"Cái nết đánh chết cái đẹp". Đó là câu ca dao mà ông bà ta truyền lại để khuyên nhủ cháu con. Đồng quan điểm ấy, ông cha ta thường nhắn nhủ ngắn gọn qua câu tục ngữ:
"Có học phải có hạnh".
Đây là một tư tựởng vạch hướng rèn luyện phẩm chất đạo đức cần thiết cho chúng ta hôm nay, chúng ta thử tìm hiểu xem.
Trước hết có học mới có tri thức, có hiểu biết, suy nghĩ, nhận thức. Học tập giúp ta hiểu sâu hơn, hiểu nhiều hơn các kiến thức trong khoạ học, trong xã hội và trong nghề nghiệp của ta. Có "hạnh"là có nết tốt, có phẩm chất đạo đức mẫu mực, có sự rèn luyện, nhận thức và ứng xử theo tiêu chuẩn đạo đức. Đó là những điều đúng, điều thiện được mọi người công nhận. Có hạnh là có đức. Tóm lại câu tục ngữ trên nhấn mạnh sự kết hợp của hai mặt tài và đức. Để học tập rèn luyện kiến thức tài năng, ta không thể quên rèn luyện nhân cách, lẽ sống.
Từ ấu thơ, ta đã được học những bài học vỡ lòng trong cách ứng xử. Khi đến trường, ta thường được nghe: Tiên học lễ, hậu học văn. Song song với việc học văn hóa mở rộng kiến thức, bài học làm người càng cần thiết. Một người có văn hóa, có trình độ được mọi người kính nể. Nhưng nếu chỉ có kiến thức sâu rộng mà thiếu đạo đức thì không những làm giảm bớt sự kính nể mà còn bị mọi người xa lánh, khinh thường. Đạo đức là thước đo giá trị con người.
Người có học mà không có hạnh, thì có thể dùng tài năng ấy vào mục đích không chính đáng, chỉ vinh thân phì gia hoặc làm tay sai cho ngoại bang. Người có tài năng và đạo đức vẹn toàn càng được kính nể, yêu mến. Thực vậy, nếu vảăn hóa là cánh cửa dẫn ta vào khoa học kĩ thuật và văn minh, mở ra một xã hội ấm no và tiến bộ thì đức hạnh như bông hoa quý nhẹ nhàng mà thơm lâu, tỏa rộng. Để được như vậy, ta phải chú tâm rèn luyện, không phải dễ dàng có được. "Có học phải có hạnh" là chân lí, là hai yếu tố làm nên giá trị một con người toàn diện.
Tóm lại, câu tục ngữ trên là một phương châm vạch hướng rèn luyện cho học sinh chúng ta rèn luyện toàn diện. Ta cần hiểu rõ sự cần thiết của hai mặt học tập kiến thức và rèn luyện hạnh kiểm. Thiếu một trong hai mặt ấy thật đáng tiếc, ta chưa thể là con người toàn diện, đáng yêu mến kính trọng được. Thực hiện lời dạy của cha ông, ta mới có thể trở nên người tốt, hữu ích và thành công trong xã hội, không hổ thẹn với ông bà, cha mẹ:
"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao".
Nhân dân ta có một kho tàng tục ngữ vô cùng quý báu. Câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" thể hiện sâu sắc lời dạy của cha ông về cách sống.
Câu tục ngữ trên thật đúng nhưng có ban không tán thành. Chúng ta cần phân tích và tìm hiểu chi tiết để biết được ý nghĩa và bài học mà câu tục ngữ thể hiện.
Về nghĩa đen, mực là một chất lỏng được dùng để viết hoặc vẽ. Nó có màu đậm, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng nó ai cũng phải cẩn thận nếu không mực sẽ làm bẩn lên tay, lên áo hay lên tường.
"Rạng" ở đây có nghĩa là sáng. Còn đen và vật dùng để thắp sáng. Đèn điện, đèn pin hay đèn dầu đều là những thứ rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. Nhờ có đèn, chúng ta mới có ánh sáng để học tập, làm việc. Đèn soi sáng cả những nơi mặt trời không thể chiếu rọi. Đèn xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật xung quanh. Đúng như lời nhận định "gần đèn thì sáng".
Như vậy, xét theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn thể hiện: nếu như chúng ta tiếp xúc gần mực sẽ bị bôi bẩn, bị đen; ngược lại nếu chúng ta ở gần đèn thì chúng ta sẽ được đèn soi sáng, do đó mà trở nên sáng suốt tinh tường hơn.
Không chỉ dừng ở đó, câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa khác. Đó chính là: hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách con người như thế nào. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống không lành mạnh. Đèn là chỉ môi trường sống tích cực. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường không tốt thì nhân cách dễ bị tha hóa, dễ làm điều sai trái và sa ngã và ngược lại, nếu như được giáo dục trong môi trường lành mạnh thì con người có thể rèn luyện được tích cách của mình cho tốt.
Về cơ bản thì câu tục ngữ này đúng. Hoàn cảnh tác động và chi phối đến nhân cách chúng ta rất nhiều. Trẻ con sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những gì ta giáo dục, môi trường tác động đến nó như thế nào thì nó sẽ trở thành một con người như thế ấy. Nếu xung quanh bạn luôn có những người tốt, sống tích cực thì bạn cũng sẽ học được ở họ nhiều điều hay. Và ngược lại, nếu quanh bạn chỉ toàn những người xấu thì hoàn cảnh tiêu cực ấy cũng sẽ dần làm bạn tha hóa về nhân cách.
Cũng như trong một lớp học, nếu chúng ta chơi nhiều những bạn xấu thì chúng ta dễ bị rủ rê và lôi cuốn. Ta sẽ trở thành một người không tốt, không chịu học hành và dễ sa vào tệ nạn xã hội. Nhưng nếu ta chơi với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ thì ta sẽ có điều kiện để tiến bộ. Bạn cho ta những kiến thức mà bản thân ta bị thiếu hụt. Bạn dạy ta những điều tốt đẹp bổ ích thiết thực cho cuộc đời. Gần những người biết quan tâm đến những người khác tâm hồn ta cũng trở nên trong sáng hơn giàu tình yêu thương hơn. Nhưng cũng đừng vì thế mà thiếu quan tâm đến những người bạn xấu.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh là người lãnh tụ vĩ đại là mặt trời soi sáng cho cả dân tộc. Ở thời gian ấy biết bao những anh bộ đội cụ hồ đã sống đã chiến đấu noi gương theo phẩm chất của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt, giải phóng quê hương, đất nước. Những đức tính của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt giải phóng quê hương đất nước. Những đức tính của Người được ảnh hưởng, rèn luyện trong cuộc sống, trong chiến đấu từ những tấm gương sáng mà tiêu biểu là Bác Hồ. (Đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, đồng chí, đó là thái độ chiến đấu hết mình hi sinh tất cả cho độc lập tự do). Nếu không có ánh sáng của Đảng dẫn đường nếu không có một môi trường tốt đẹp thì không có thể nào sản sinh ra được những con người tuyệt vời ấy. Câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì rạng" luôn có ý nghĩa trong thực tế.
Bởi vậy dân gian ta cũng có câu: "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hay "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Hay như ngày xưa, bà mẹ của thầy Mạnh Tử đã chuyển nhà đến ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con mình. Điểm cuối cùng bà chọn là trường học. Vì bà cho rằng, hàng ngày khi thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép biết học hỏi thì Mạnh Tử theo đó mà cũng bắt chước được những điểm tốt đấy. Mà sau này Mạnh Tử đã trở thành một bậc tài nổi tiếng, được tôn vinh đến muôn đời.
Thế nhưng câu tục ngữ cũng chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người trong hoàn cảnh bị hạn chế, cái xấu luôn vây quanh nhưng họ vẫn không chịu tác động không trở thành con người xấu. Đó là những người có ý chí vươn lên, giàu nghị lực kiên cường trong cuộc sống. Ngược lại cũng có người được giáo dục tốt nhưng lại trở nên hư hỏng tự mình phá hủy nhân cách của mình. Dân gian ta đã lấy loài sen làm biểu tượng cho nhân cách cao đẹp "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Và Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp cho bao thế hệ Việt Nam noi theo, dù có sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì Người vẫn luôn giữ được nhân cách sáng ngời, luôn chèo lái con thuyền cách mạng để đưa đất nước tới bến bờ độc lập.
Rõ ràng tốt xấu là tượng trưng của mực và đen. Chúng ta cần tránh xa những cái xấu, không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Cái tốt của năng lực hay của đạo đức ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên trong quá trình "rèn đức luyện tài". Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường việc chọn bạn mà chơi chọn môi trường để tiếp xúc rất quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nhận ra cái xấu, tránh xa nó chống lại nó để không rơi vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện chính mình hướng đến những cái lành mạnh bổ ích. Chúng ta nên giúp đỡ những bạn xấu tránh xa khỏi sai lầm khắc phục kịp thời.
"Gần mực thì đen, gần mực thì sáng" là câu tục ngữ đúng đắn, đem đến cho ta lời khuyên thật đáng quý. Nó như một chân lý mà ta không nên phủ định. Thực hiện tốt lời khuyên ấy sẽ giúp ích cho ta được nhiều điều trong cuộc sống.
Cha ông ta từng có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.
Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”…cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh… Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.,.
Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,… Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù… Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát… khi bước vào môi trường tập thế như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác; có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận, nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được… Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.
Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự toả sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.
Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thề được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa
Trc khi bt điểm : Quẩy đêy , ra net chơi
Sau khi bt điểm thi :....Quẩy típ ! Thấp cô vẫn cho lên :v
đây là câu của olm
Chuyện học sinh (HS) tỏ thái độ bất hợp tác với thầy là chuyện thường tình! Vấn đề ở chỗ là ai gây ra và tác động cho thái độ này phát triển. Rõ ràng khong ai khác ngoài người Thầy!
Thử nghĩ xem trong một lớp chí ít cũng có hơn 30 HS, thậm chí có lớp vượt hơn con số 50 vậy mà người thầy vẫn nghèo nàn chỉ với một giáo án, như thuốc xuyên tâm liên dạo nào chữa bách bệnh, đem dùng từ lớp này sang lớp khác có người từ năm này sang năm khác!
Tại một lớp tập huấn giáo viên nọ, người hướng dẫn phát cho mỗi giáo viên dự lớp tập huấn một bộ thẻ có 13 chiếc mỗi chiếc một màu trên đó có ghi cách bạn thường học một điều mới như thế nào. Có cái ghi học bằng mắt, có các ghi học bằng hành động, có cái ghi bằng âm thanh...
Sau 15 phút lựa chọn và sắp xếp theo trật tự từ trái sang phải cách mình thường học điều mới như thế nào, hơn 60 thầy cô trong lớp tập huấn nọ trình bày trên bàn của mình và kêt quả do người hướng dẫn tập huấn ghi lại được là có hơn 60 cách thầy cô trong lớp này học khác nhau, mỗi người học theo cách riêng của mình.
Người hướng dẫn mới bảo các thầy cô là chính các vị cũng đã cho thấy các cách học khác nhau, không ai trong các vị có cách học giống nhau thì sao lại bắt trẻ học một cách duy nhất của các vị dạy!
Vấn đề tiếp theo là chúng ta không thể dắt con ngựa ra vũng nước rồi bảo hãy uống nước đi trong khi chú ngựa ấy không hề khát nước tí nào. Cũng vậy, người thầy trên lớp nếu không biết gợi lên sự khao khát học hỏi của học trò mình và cũng không biết đa dạng hoá các loại hình hoạt động trên lớp để đáp ứng trí tuệ đa năng của học sinh mình thì đừng nên trách học sinh bất hợp tác.
Nếu đã có phương án cho học sinh của mình thông qua hoạt động tuần tự đa dạng để khơi gợi và phát huy nhận thức năng lực tư duy của trò hướng vào mục tiêu của bài học thì chắc chắn bài học sẽ hay hơn và hấp dẫn hơn nhiều.
Giờ dạy sẽ nhẹ nhàng hơn và thực sự là giờ dạy hướng vào người học. Không còn cảnh đọc chép hay chép chép nữa! Lối dạy độc thoại sáo mòn này đã tiêu huỷ không biết bao nhiêu là năng lực sáng tạo của học trò. Đã có người cất công nghiên cứu là cách dạy truyền thống đó may lắm chỉ đáp ứng vài học trò trên lớp còn thì biến học trò mình thành những "phế phẩm đào thải cho xã hội"!
Nhà nước ta đã tốn kém biết bao nhiêu là tiền của, thời gian và sức lực cho cải cách giáo dục, bộ GD cũng tổ chức nhiều cuộc tập huấn cho giáo viên thay đổi cách dạy bằng nhiều kỹ thuật phương tiện hiện đại, nhưng sách mới vẫn cách dạy cũ!
Nhiều giáo viên không thể dạy cách mới được, nhiều học trò đã học theo cách mới ở cấp 2 nay lên cấp 3 lớp 10 chương trình thí điểm sách mới học sinh phải học theo kiểu cũ và chúng đã than phiền với cách dạy của thầy cô như thế và bày tỏ thái độ nhàm chán, bất hợp tác!
Góp ý xây dựng thái độ học cũng nên xem xét lại cách dạy của người có trách nhiệm đứng trên lớp! Người có trách nhiệm đứng trên lớp có thực sự là thầy không khi công việc chỉ là kiểm tra đánh giá và bắt người học đáp lại những vấn đề đã yêu cầu học thuộc lòng hay sẽ học thuộc lòng?
Liệu những điều thuộc lòng ấy có giá trị sử dụng sau khi rời ghế nhà trường không? Học kỳ 1 đã qua, học kỳ 2 đang đến hồi kiểm tra giữa học kỳ, liệu có còn cách đánh giá học sinh và kiểu kiểm tra như HK 1 đã làm?
Vấn đề ở đây không phải là kỹ thuật mới làm cho công cuộc dạy và học hiệu quả hơn mà lại rất cần một thái độ mới từ các thành viên trong công cuộc này, từ các nhà quản lý giáo dục, các tác giả biên soạn sách giáo khoa và hướng dẫn cho giáo viên, các chuyên viên bộ môn, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và học sinh trong chương trình cải cách đổi mới cho thầy và trò.
Cần phải có một thái độ tích cực hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục từ nhiều phía trong xã hội chúng ta. Vì xu hướng giáo dục ngày nay hướng đến quan điểm là không có học trò dốt, chỉ có thầy dạy kém hiểu biết làm thui chột năng lực tiềm tàng trong mỗi đứa trẻ.
Mỗi đứa trẻ sinh ra tạo hóa ban cho chúng ít nhất một năng lực trí tuệ riêng biệt để cho chúng tồn tại với đời và công việc của người thầy là biết cách khai phá gợi mở dánh thức định hướng dẫn dắt chúng phát triển một cách tốt nhất.
Chúng ta sẽ chẳng giúp gì nhiều cho học trò của chúng ta bằng cách dựa theo bảng điểm thi đua để bắt chúng ngồi im trong lớp học mà vô hình trung tạo sự chống đối ngầm với cách dạy cổ điển của thầy! Có chăng là khả năng tự phát của chúng làm cho chúng thành công trong sự nghiệp vào đời sau này. Xin góp thêm một ý nhỏ trong sự nghiệp cải cách và đổi mới dạy học trên đất nước ta hiện nay.