Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đều có dụng ý. Nhan đề ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn với chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm.
- Chính Hữu đặt tên cho bài thơ của mình là “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan; mà sâu sắc hơn, ông muốn viết về tình đồng đội, về những con người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Chính nhà thơ đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lí tưởng cách mạng".
- Tình đồng chí, đồng đội – đó là chỗ dựa tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến thắng. Tình cảm cao đẹp này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất, dồi dào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.
- “Đồng chí” là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Tên bài thơ khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ – những con người cùng chung cảnh ngộ, chung chí hướng, lý tưởng, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời kìchống Pháp.
- “Đồng chí”, đó là tiếng gọi thiêng liêng sâu thẳm, nơi hội tụ, kết tinh của bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh.
p/s: chúc bạn học tốt, mk cx k chắc lắm, sai sót j bỏ qua nhé
Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu là:
- Nhan đề "Đồng chí" là một nhan đề ấn tượng để chỉ những người cùng chung chí hướng, lí tưởng, trong đó "đồng" là cùng, "chí" là chí hướng.
- "Đồng chí" được hiểu là những người cùng trong một đoàn thể chính trị hay tổ chức cách mạng. Họ thường gọi nhau là "đồng chí".
- Nhan đề "Đồng chí" cho thấy những người từ mọi phương trời gắn bó bên nhau bền chặt, cùng chung mục đích lí tưởng là đánh đuổi giặc kẻ thù trong cuộc chiến chống thực dân Pháp.
- Nhan đề trên góp phần truyền tải tư tưởng tác phẩm là ca ngợi tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó của những người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
- Là cuốn tiểu thuyết ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
- Một sự mâu thuẫn: Nhan đề mang ý nghĩa ca ngợi nhà Lê,nhưng nội dung tác phẩm lại vạch rõ sự thối nát, mục ruỗng của triều đình nhà Lê, và ca ngợi người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ.
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" là:
* Triển khai ý *
Nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí":
- Được viết bằng chữ Hán
- Có nghĩa là ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
- Tuy nhiên, tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" không chỉ dừng lại ở việc thống nhất vương triều nhà Lê đó mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam trong 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.
* Viết liên tiếp *
Nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí" viết bằng chữ Hán, có nghĩa là ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tuy nhiên, tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê đó mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam trong 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.
Bài thơ về tiểu đội xe ko kính
làm nổi bật hình ảnh trong toàn bài đó là những chiếc xe không kính hay chính là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. Qua đó ta thấy được sự am hiểu, gắn bó hiện thực cuộc sống chiên trường của tác giả. Hai chữ ” bài thơ” đã cho ta thấy rõ cách khai thác, cách nhìn hiện thực cuộc sống của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ của những người lính lái xe: Hiên ngang, lạc quan, dũng cảm. Như vậy, nhan đề bài thơ ” bài thơ tiểu đội xe không kính” đã góp phần làm nổi bật chủ đề thể hiện cảm xúc ngợi ca tự hào của tác giả về những chiến sĩ lái xe.
Đồng chí
Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đểu có dụng ý. Nhan để ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn vối chủ để, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm. Chính Hữu chọn nhan đề cho bài thơ là Đồng chí, nó không chỉ có ý nghĩa về đề tài viết vể những người đồng dội có cùng chí hướng, lí tưởng, cùng trong một tổ chức chính trị, tổ chức cách mạng gọi nhau là đồng chí mà sâu sắc hđn, tác giả muôn viết về tình đồng đội, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảnh, đồng cảm, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng cứu nước, cứu dân,… đó là chỗ dựa tinh thần duy nhất để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.
Nhan để ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn vối chủ để, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm. Chính Hữu chọn nhan đề cho bài thơ là Đồng chí, nó không chỉ có ý nghĩa về đề tài viết vể những người đồng dội có cùng chí hướng, lí tưởng, cùng trong một tổ chức chính trị, tổ chức cách mạng gọi nhau là đồng chí mà sâu sắc hđn, tác giả muôn viết về tình đồng đội, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảnh, đồng cảm, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng cứu nước, cứu dân,… đó là chỗ dựa tinh thần duy nhất để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.
2)Trước hết nhan đề làm nổi bật hình ảnh trong toàn bài đó là những chiếc xe không kính hay chính là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. Qua đó ta thấy được sự am hiểu, gắn bó hiện thực cuộc sống chiên trường của tác giả. Hai chữ ” bài thơ” đã cho ta thấy rõ cách khai thác, cách nhìn hiện thực cuộc sống của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ của những người lính lái xe: Hiên ngang, lạc quan, dũng cảm.
Trả lời:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là “Bến quê”. ... Nhan đề“Bến quê” có ý nghĩa thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của cuộc sống, của quê hương.
Đây là hình ảnh cuối cùng của nhân vật để lại một ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả miêu tả một nét chân dung khác thường với một cử chỉ cũng rất khác thường của nhân vật. Giờ đây, trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Nhĩ mới thấm thía. Anh đang cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ như bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng. Anh run lên trong nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ. Phải chăng lúc này, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như tờ giấy ? Phải chăng anh đang cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người ? Vì thế anh lấy hết sức « đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ » như để được đến gần hơn với miền đất mơ ước. Cánh tay gầy guộc như khẩn thiết ra hiệu cho con trai thực hiện niềm mong ước cuối cùng này của mình hay như muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó cũng như đang vẫy chào con đò, tạm biệt con đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước của Nhĩ, con đò đã đưa Nhĩ sang sông trong tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với cuộc sống. Cái vẫy tay ấy như lời vĩnh biệt của anh, vĩnh biệt tất cả những gì là thân thuộc, gần gũi, những nét đẹp vĩnh hằng của đời sống mà nhiều khi những bận rộn lo toan, mục đích của cuộc sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, khi nhận ra thì cũng là lúc anh phải xa lìa. Đó cũng là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt của Nguyễn Minh Châu tới tất cả chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững của gia đình và quê hương.
Ý nghĩa nhan đề
- Trong nhan đề "Lặng lẽ Sa Pa", tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ ("Lặng lẽ Sa Pa" thay vì "Sa Pa lặng lẽ").
- Cách sắp xếp này làm nổi bật chủ đề của truyện ngắn:
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp thơ mộng, yên tĩnh của thiên nhiên Sa Pa – đây là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi, an dưỡng.
+ Ca ngợi sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ, bình dị của những con người nơi đây. Chính ở nơi người ta tưởng rằng chỉ có sự thư giãn thì lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài, lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước. Đó chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...
Nhắc đến Sa Pa, người ta chỉ nghĩ đến địa điểm du lịch. Nhưng thông qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa tác giả muốn nói rằng cái nơi mà là địa điểm du lịch này không chỉ là nơi du lịch mà ở tại nơi đây có biết bao nhiêu người đang lặng lẽ, âm thầm, góp phần nào cống hiến cho đất nước. Họ không hề nghĩ đến phần thưởng, họ chỉ biết rằng đây là công việc, trách nhiệm của mình mà thôi.
- Những ngôi sao xa xôi: hình ảnh thực chỉ những ngôi sao trên mũ của những cô gái thanh niên xung phong.
- Những ngôi sao xa xôi: gợi nhớ về quê hương luôn hiển hiện trong tâm trí của các cô gái thanh niên xung phong.
- Ngoài ra, nhan đề còn mang còn có ý nghĩa biểu tượng. Những ngôi sao trên bầu trời xa xôi, nhưng phát ra thứ ánh sáng dịu dàng, có sức mê hoặc lòng người. Ánh sáng đó chính là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Các cô thanh niên xung phong cũng giống như “những ngôi sao xa xôi” nơi cuối rừng Trường Sơn, thắp sáng khu rừng với vẻ đẹp của nhiệt huyết cách mạng, sự dũng cảm kiên cường nhưng cũng đầy mơ mộng, yêu đời.
- Những ngôi sao xa xôi: hình ảnh thực chỉ những ngôi sao trên mũ của những cô gái thanh niên xung phong.
- Những ngôi sao xa xôi: gợi nhớ về quê hương luôn hiển hiện trong tâm trí của các cô gái thanh niên xung phong.
- Ngoài ra, nhan đề còn mang còn có ý nghĩa biểu tượng. Những ngôi sao trên bầu trời xa xôi, nhưng phát ra thứ ánh sáng dịu dàng, có sức mê hoặc lòng người. Ánh sáng đó chính là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Các cô thanh niên xung phong cũng giống như “những ngôi sao xa xôi” nơi cuối rừng Trường Sơn, thắp sáng khu rừng với vẻ đẹp của nhiệt huyết cách mạng, sự dũng cảm kiên cường nhưng cũng đầy mơ mộng, yêu đời.
- Thoạt đầu, có vẻ như nhan đề của truyện không có gì thật gắn bó với nội dung của truyện. Và chỉ gần đến cuối câu chuyện, hình ảnh những ngôi sao mới xuất hiện trong những cảm xúc hồn nhiên, mơ mộng của Phương Định, ngôi sao trên bầu trời thành phố.
- Ánh đèn điện như những vì sao lung linh trong xứ sở thần thiên của những câu chuyện cổ tích.
+ Biểu hiện cho cho những tâm hồn hết sức hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn của những cô gái thành phố.
+ Biểu hiện cho những khát vọng, ước mơ trong tâm hồn thiếu nữ về một cuộc sống thanh bình, êm ả giữa những gì gần gũi khốc liệt của chiến tranh, không khí bàng hoàng của bom đạn, tất cả như trở nên xa vời.
+ Ánh sáng của các vì sao thường nhỏ bé, không dễ nhận ra, không rực rỡ chói loà như mặt trời, và cũng không bàng bạc, thấm đẫm bao phủ như mặt trăng. Nhiều khi nhìn lên bầu trời, ta phải thật chăm chú mới phát hiện ra những ngôi sao ấy.
- Và phải chăng vẻ đẹp của các cô thanh niên xung phong ấy cũng như vậy. Và chúng lại ''xa xôi'', vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới yêu và quý trọng những vẻ đẹp như thế.
Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi là một tác phẩm có nhan đề hay, nhan đề này vừa có những hình ảnh với ý nghĩa cụ thể, đồng thời những hình này cũng mang những ý nghĩa ẩn dụ vô cùng sâu sắc.
Những ngôi sao xa xôi gợi cho người đọc hình ảnh về những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời quê hương của nhân vật chính trong câu chuyện – Phương Định. Và đây là hình ảnh trong trí nhớ của cô, gắn liền với tuổi thơ bên gia đình vô cùng ấm áp và hạnh phúc. Những kí ức đẹp đẽ luôn hiện lên trong tâm trí Phương Định cho thấy dù cho hoàn cảnh chiến tranh có tàn khốc đến đâu, thì những cô gái thanh niên xung phong vẫn luôn giữ được sự hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng trong tâm hồn của mình. Đồng thời, qua đây, ta cũng thấy được tình yêu thương, gắn bó với quê hương của những cô gái làm thanh niên xung phong.
Qua nhan đề này, ta còn thấy được sự lấp lánh của ba cô gái thanh niên thời kháng chiến chống Mĩ. Dù chiến tranh có khốc liệt đến đâu, dù bom đạn có dội xuống tuyến đường Trường Sơn tàn khốc như thế nào, thì ba cô gái vẫn như những ngôi sao lấp lánh trên đỉnh cao Trường Sơn, sao tuy ở xa nhưng lại gần gũi và luôn khiến con người ở mọi thời đại đều cảm phục, thương yêu.
Tên tác phẩm gợi lên những xúc cảm lãng mạn trong thời cách mạng oai hùng, làm giảm bớt đi phần nào những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra.
Đồng thời, Những ngôi sao xa xôi cũng góp phần thể hiện tư tưởng của tác giả cũng như chủ đề của câu chuyện đó là đề cao chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, đồng thời cũng ca ngợi những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam thời cứu nước
Bài làm:
Nhan đề Những ngôi sao xa xôi như muốn gợi nhớ về những ngôi sao trong trí nhớ của nhân vật Phương Định, đó là khoảng thời gian yên bình, hạnh phúc và ấm áp khi cô gái trẻ được sống trong tình thương của gia đình. Điều này cho thấy tấm lòng của cô luôn luôn hướng về gia đình, về nơi chôn rau cắt rốn.
Những ngôi sao xa xôi còn là biểu tượng cho tâm hồn hết sức tươi trẻ, lãng mạn và mơ mộng của những cô gái thành phố đi là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Đây cũng là biểu hiện cho những khát vọng hết sức giản dị của những tâm hồn thiếu nữ, ước mơ về một cuộc sống êm ả, thanh bình. Điều này đối lập hoàn toàn với hình ảnh chiến tranh khốc liệt, không khí bom đạn bàng hoàng, tất cả những thứ tàn khốc này dường như đều trở nên lu mờ trước những ước mơ vô cùng tươi đẹp của các cô gái. Ánh sáng của những vì sao có thể không rực rỡ và chói lòa được như mặt trời, không sáng tỏ được như mặt trăng, phải thật sự để tâm mới có thể nhận ra ánh sáng tinh khôi của những vì sao. Qua đây, tác giả dường như muốn nói rằng vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong cũng giống như vẻ đẹp của những ngôi sao trời, phải thật chăm chú quan sát, cảm nhận thì mới thấy được những vẻ đẹp đáng được trân quý toát ra từ sâu trong tâm hồn họ.
Nhan đề của tác phẩm còn muốn nói lên rằng, ba cô gái đi làm thanh niên xung phong giống như những ngôi sao sáng trên bầu trời vô cùng rộng lớn, tinh thần yêu nước, sự dũng cảm, vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn toả sáng lấp lánh một cách diệu kì. Và họ càng tỏa sáng hơn nữa khi tràn đầy nhiệt huyết để luôn hoàn thành nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn gian khổ. Sự tỏa sáng của họ khiến người dân Việt Nam bao đời đều cảm thấy khâm phục.
Không những thế, nhan đề còn như một lời khẳng định về vẻ đẹp tâm hồn của những thanh niên trẻ Việt Nam, đồng thời ca ngợi những phẩm chất đáng quý đó. Người Việt Nam luôn sẵn sàng đứng lên, tỏa sáng như những vì sao lấp lánh để chiến đấu bảo vệ sự tự do, độc lập của dân tộc.
Dù là một câu chuyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, song, nhan đề của tác phẩm khiến cho người đọc không có cảm giác về sự ác liệt cũng như mất mát của cuộc chiến. Người đọc chỉ thấy ánh lên những niềm tin, những tia hi vọng lấp lánh như những vì sao trời, những tia hi vọng, những niềm lạc quan về một tương lai tươi sáng – ngày mà đất nước được hoàn toàn độc lập. Và sự lạc quan toát ra ngay từ nhan đề chính là ẩn ý sâu sắc của nhà văn Lê Minh Khuê khi đặt tiêu đề Những ngôi sao xa xôi cho tác phẩm của mình.
Nói tóm lại, qua nhan đề này, tác giả Lê Minh Khuê muốn làm nổi bật tâm hồn mơ mộng, trong sáng của những cô gái trẻ, đồng thời cũng muốn ca ngợi tinh thần dũng cảm của các cô gái trong cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ vì độc lập dân tộc. Các cô gái đã hi sinh cả tuổi thanh xuân trên tuyến đường Trường Sơn tàn khốc – đây cũng là biểu tượng, là hình ảnh đẹp tượng trưng cho cả một thế hệ trẻ Việt Nam vô cùng anh dũng thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí
- Chí là thể loại ghi chép lại sự vật, sự việc
- Nhan đề được viết bằng chữ Hán ghi chép quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm còn tái hiện được giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII, mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết có 17 hồi.