K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2021

Tham khảo!

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) và thể tích của tế bào (tỉ lệ S/V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.

28 tháng 12 2021

Tham khảo

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) và thể tích của tế bào (tỉ lệ S/V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.

29 tháng 1 2018

Lời giải: 

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp:

- Tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.

-  Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.

Đáp án cần chọn là: D

23 tháng 3 2023

Do tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (khoảng 1µm – 5µm) nên tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt/thể tích) lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng. Nhờ đó, tế bào nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với các tế bào có kích thước lớn.

11 tháng 11 2021

tham khảo

 

 Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp tế bào vi khuẩn có ưu thế:

    - Kích thước nhỏ bé thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào trên thể tích (S/V) lớn giúp tế bào trao đổi vật chất với môi trường nhanh chóng, giúp tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.

    - Cấu tạo đơn giản giúp vi khuẩn dễ dàng biến đổi thành một chủng loại khác khi có sự thay đổi về bộ máy di truyền.

11 tháng 11 2021

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) và thể tích của tế bào (tỉ lệ S/V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.

11 tháng 11 2021
Vì kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên các loài vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, dẫn đến phân bào nhanh.Kích thước tế bào nhỏ thì việc vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào hoặc ra môi trường sẽ nhanh.Tỉ lệ S/V  lớn sẽ có khả năng trao đổi 
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.d. Vi khuẩn là những loài sinh...
Đọc tiếp

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.

b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.

c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.

g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.

h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.

i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.

1
23 tháng 3 2023

a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 – 7 µm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.

Đúng. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có màng nhân) nên được gọi là nhân sơ và chỉ có một bào quan là ribosome.

b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.

Sai. Vi khuẩn là vi sinh vật những là tế bào nhân sơ.

c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

Đúng. Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất cấu tạo nên thế giới sống.

d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

Đúng. Mỗi tế bào vi khuẩn là một cơ thể vi khuẩn.

e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.

Sai. Có những tế bào thiếu một trong các thành phần đó như tế bào hồng cầu thiếu nhân; tế bào vi khuẩn không có lưới nội chất,...

g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.

Đúng. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là màng tế bào; tế bào chất và vùng nhân, trong đồ tế bào chất chứa ribosome là bào quan duy nhất.

h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn lam.

Sai. Vi khuẩn lam là tế bào nhân sơ và tế bào nhân sơ chỉ có ribosome là bào quan duy nhất.

i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.

Đúng. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu từ cellulose (ngoài ra còn có pectin và protein), còn thành tế bào nấm là chitin.

2 tháng 1 2020

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) và thể tích của tế bào sẽ lớn. Tỉ lệ này thường kí hiệu theo tiếng Anh là S/V, trong đó S là diện tích bề mặt tế bào, còn V là thể tích tế bào. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng kích thước lớn hơn.

23 tháng 3 2023

So sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: Kích thước tế bào nhân sơ nhỏ hơn tế bào nhân thực (thường bằng 1/10 cơ thể nhân thực). Cụ thể:

- Kích thước tế bào nhân sơ thường dao động trong khoảng 1 µm – 5 µm.

- Kích thước tế bào nhân thực thường dao động trong khoảng 9 µm – 1 m.

12 tháng 11 2023

Đặc điểm

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Kích thước

- Kích thước nhỏ (0,5 – 10 µm)

- Kích thước lớn (10 – 100 µm)

Thành tế bào

- Có thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan

- Có thể có thành tế bào được cấu tạo từ cellulose (thực vật), chitin (nấm) hoặc không có thành tế bào (động vật)

Nhân

- Chưa có màng nhân bao bọc (vùng nhân)

- Đã có màng nhân bao bọc (nhân hoàn chỉnh)

DNA

- DNA dạng vòng, có kích thước nhỏ

- DNA dạng thẳng, có kích thước lớn hơn, liên kết với protein tạo nên NST trong nhân

Bào quan

có màng

- Không có các loại bào quan có màng, chỉ có bào quan không màng là ribosome.

- Có nhiều loại bào quan có màng và không màng bao bọc như ti thể, lục lạp, không bào,…

Hệ thống

nội màng

- Không có hệ thống nội màng

- Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt.

Đại diện

- Vi khuẩn,…

- Nấm, thực vật, động vật

6 tháng 2 2023

1. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ còn tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực.

2. So sánh kích thước và cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: 

- Giống nhau: Đều được cấu tạo từ 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân. 

- Khác nhau:  

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

- Có kích thước nhỏ hơn.

- Có kích thước lớn hơn.

- Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (vùng nhân).

- Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (nhân hoàn chỉnh).

- Chưa có hệ thống nội màng.

- Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt.

- Không có hệ thống các bào quan có màng bao bọc.

- Có hệ thống các bào quan có màng và không có màng bao bọc.

- Không có hệ thống khung xương tế bào.

- Có hệ thống khung xương tế bào.