K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2024

Khi endorphin trong cơ thể tiết ra không đủ:

Cơ thể sẽ cảm thấy đau nhiều hơn: Endorphin đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cảm giác đau. Khi cơ thể không sản xuất đủ endorphin, các tín hiệu đau sẽ được truyền đến não một cách mạnh mẽ hơn, dẫn đến cảm giác đau nhức dữ dội.

Có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe: Thiếu endorphin có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, bao gồm:

Trầm cảm

Lo âu

Mệt mỏi

Rối loạn giấc ngủ

Suy giảm hệ miễn dịch

Sử dụng morphine:

Bù đắp lượng endorphin thiếu hụt: Morphine hoạt động bằng cách liên kết với các thụ thể opioid trong não, giúp giảm cường độ tín hiệu đau và mang lại cảm giác dễ chịu.

Giảm đau hiệu quả: Morphine là một loại thuốc giảm đau mạnh mẽ, có thể giúp kiểm soát các cơn đau do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Đau ung thư

Đau sau phẫu thuật

Đau do chấn thương

Đau mãn tính

 

13 tháng 11 2023

- Khi tập luyện cường độ cao, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất năng lượng thông qua hô hấp hiếu khí để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể.

- Tuy nhiên, với cường độ hô hấp hiếu khí cao, cơ thể có thể sẽ không thể cung cấp đủ lượng O2. Lúc này, hoạt động cơ bắp bắt đầu dựa vào con đường lên men lactate – một quá trình sản xuất năng lượng không cần O2. Con đường lên men lactate sinh ra lactic acid. Lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy quá nhiều đã gây độc cho cơ.

23 tháng 3 2023

Sau khi cấy ghép mô từ người này sang người kia, các glycoprotein sẽ nhận biết mô này là từ có thể khác nên các mô này sẽ bị cơ thể người nhận đào thải vì các glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò là dấu hiệu nhận biết các tế bào của cùng một cơ thể cũng như tế bào của cơ thể khác.

22 tháng 3 2023

Vào mùa lạnh, thời tiết hanh, khô, cơ thể chúng ta dễ bị mất nước và bị nứt nẻ, đặc biệt là ở môi, gót chân. Để hạn chế trường hợp trên, chúng ta sử dụng kem chống nẻ. Nguyên nhân là do kem chống nẻ có bản chất là lipid, có tính kị nước (không thấm nước) nên có thể hạn chế được sự thoát hơi nước ra ngoài. Nhờ đó, tình trạng da khô, nứt nẻ được cải thiện.

- Khi bị xâm nhập mặn tức môi trường ưu trương, tức là môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan cao hơn so với nồng độ chất tan trong tế bào.

- Mà trong môi trường ưu trương, áp suất thẩm thấu của tế bào thấp hơn áp suất thấu của môi trường khiến cây sẽ không hút được nước và muối khoáng. Đó chính là nguyên nhân khiến cho cây sẽ chết hàng loạt.

6 tháng 2 2023

- Khi nhỏ một giọt thuốc nhuộm màu xanh vào cốc nước, giọt thuốc nhuộm sẽ loang ra nhanh chóng khiến cả cốc nước có màu xanh.

- Vì: Khi nhỏ một giọt thuốc nhuộm màu xanh vào cốc nước, các phân tử thuốc nhuộm sẽ khuếch tán từ vị trí ban đầu (nơi có nồng độ phân tử thuốc nhuộm cao) đến những vùng khác trong cốc (nơi có nồng độ phân tử thuốc nhuộm thấp) dẫn đến màu xanh của thuốc nhuộm sẽ loang ra cả cốc.

4 tháng 9 2023

- Trong cà chua hay hành chứa nhiều loại vitamin có bản chất là lipid như vitamin A, D, E, K,... đây là các vitamin không hoặc ít tan trong nước, nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ (Lipid) vì vậy khi chưng cà chua hoặc hành trong mỡ giúp chúng ta dễ hấp thu các vitamin này hơn.

27 tháng 1 2023

- Khi ăn cà chua hoặc hành chưng trong mỡ, cơ thể người có thể hấp thụ được những loại vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K. - Giải thích: Trong cà chua có sắc tố carotenoid (là một sắc tố có bản chất là lipid), trong hành chưng mỡ cũng có chứa rất nhiều lipid.

14 tháng 12 2021

tk:

Khi ngâm rau muống chẻ vào nước bình thường:

 Do môi trường bên ngoài tế bào là môi trường nhược trương, nước sẽ đi vào bên trong tế bào làm tế bào trương lên.

- Tuy nhiên, ở rau muống, thành tế bào bên trong và bên ngoài không đều nhau, các tế bào bên ngoài có thành dày hơn các tế bào bên trong nên nước hút vào không đều nhau, vách tế bào bên trong mỏng hơn, căng lên làm rau muống chẻ cong ra bên ngoài.

Khi ngâm rau muống chẻ vào nước muối:

Ngâm rau muống chẻ vào nước muối (môi trường ưu trương) nước từ trong rau ra bên ngoài và nước muối từ bên ngoài vào trong làm cho rau bị héo lại(mk ko chắc lắm)

14 tháng 12 2021

TK:

 

- Do môi trường bên ngoài tế bào là môi trường nhược trương, nước sẽ đi vào bên trong tế bào làm tế bào trương lên.

- Tuy nhiên, ở rau muống, thành tế bào bên trong và bên ngoài không đều nhau, các tế bào bên ngoài có thành dày hơn các tế bào bên trong nên nước hút vào không đều nhau, vách tế bào bên trong mỏng hơn, căng lên làm rau muống chẻ cong ra bên ngoài.

23 tháng 3 2023

Hormone insulin và glucagon (do tế bào tuyến tụy tiết ra) có thể kích thích các tế bào gan và cơ thực hiện quá trình chuyển hóa đường, qua đó, điều hòa hàm lượng glucose trong máu là nhờ quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. Trong đó, tế bào tuyến tụy tiết ra các phân tử tín hiệu là hormone insulin và glucagon, các phân tử tín hiệu này liên kết với thụ thể của tế bào gan dẫn đến đáp ứng đặc hiệu của tế bào gan.

Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tuỵ tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hoá thức ăn. Một quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào được thể hiện ở hình 12.7. Insulin kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong...
Đọc tiếp

Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tuỵ tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hoá thức ăn. Một quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào được thể hiện ở hình 12.7. Insulin kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) dẫn đến triệu chứng điển hình là tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu. Dựa vào các thông tin ở trên và hình 12.7, hãy :

- Nêu vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu.

- Nêu các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin.

- Nêu những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2.

2
4 tháng 9 2023

Câu 1: Vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu : Insulin giúp kích thích các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.

Câu 2: Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:

- Giai đoạn 1: Insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng và hoạt hóa thụ thể insulin.

- Giai đoạn 2: Insulin kích thích các túi mang protein vận chuyển glucose trong tế bào chất.

- Giai đoạn 3: Các túi vận chuyển đến màng tế bào để vận chuyển glucose ra khỏi tế bào

Câu 3: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 bị thiếu insulin và kháng insulin, nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc không có, dẫn đến ít/ không kích thích được các túi protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào, do đó, lượng glucose trong máu nhiều và được thải thông qua đường nước tiểu.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vai trò của insulin: Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hóa thức ăn, insulin kích thích sự huy động các glucose vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu. 

- Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:

+ Giai đoạn 1 - Tiếp nhận: Hormone insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng ở bên ngoài tế bào dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể.

+ Giai đoạn 2 – Truyền tin nội bào: Khi thụ thể màng được hoạt hóa, sẽ hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào là túi mang protein vận chuyển glucose.

+ Giai đoạn 3 – Đáp ứng: Các túi mang protein vận chuyển glucose đến màng tế bào để vận chuyển glucose vào trong tế bào, làm giảm lượng glucose trong máu.

- Những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2: Bệnh nhân tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc các phân tử truyền tin nội bào không hoạt động dẫn đến ít hoặc không kích thích được các túi mang protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào. Do đó, glucose trong máu không được vận chuyển vào trong tế bào khiến làm tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu.