Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm, đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng Ba, hay khi hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống, cuối cùng khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người “cha chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy, không giống anh Sáu, không phải bởi thời gian đã làm anh Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm hiến dạng khuôn mặt anh Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thế biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sĩ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiều sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này.
- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.
Năm nay, số lượng học sinh dự thi vào lớp 10 ngày 8/6 là 75.000 học sinh, giảm hơn 4.000 so với năm ngoái.
Sáng 8/6, các thí sinh bắt đầu bước vào kỳ thi với hai môn Ngữ văn và chiều thi Toán. Thi hệ chuyên diễn ra trong hai ngày 9-10/6 với 1.750 chỉ tiêu.
- Trách nhiệm thế hệ trẻ:
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
- Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức.
Trái đất mất hàng tỉ năm để hình thành, và cũng mất hàng triệu năm để sự sống được nhen nhóm và tồn tại. Nhưng trải qua hàng ngàn năm bồi đắp, sự sống ấy lại đang vô tình mất đi do chính những người đang mỉm cười vì sự sống đó. Người ta giăng ra khẩu hiệu hòa bình, nhưng cũng chính tay người ta phá nát đi cái khẩu hiệu đó. Thế giới này đang dần bị tàn phá bởi những bàn tay ấy, đó cũng là lúc mà con người cần phải ý thức được sâu sắc vận mệnh và hành động của mình, nhất là với học sinh chúng ta - thế hệ đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ, lại càng phải ý thức được sâu sắc hơn điều đó. Chúng ta phải hiểu và phải hành động, mà hành động cần thiết nhất chính là trau dồi cho mình tri thức và vốn sống để có thể cứu vớt lại những sự sống đang ngấp nghé bờ vực tàn phá kia. Đó không phải là vận mệnh, mà là ước mơ và hành động vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc.
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một đại kiệt tác trong nền văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm đã vượt ra ngoài được biên giới quốc gia để đến được với bạn đọc thế giới, cũng vì vậy mà truyện Kiều là một trong những tác phẩm văn học lớn mang lại niềm tự hào vẻ vang cho nền văn học Việt Nam. Truyện Kiều hay còn được biết đến với cái tên “Đoạn trường tân thanh” xoay quanh cuộc đời của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh Vương Thúy Kiều, cuộc đời của Thúy Kiều được nhà văn Nguyễn Du khắc họa từ khi còn sống trong cảnh “êm đềm chướng rủ màn che” đến khi phải đối mặt với nỗi biến cố lớn nhất của cuộc đời của mình là bán thân cứu cha. Cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều trong suốt mười lăm năm khiến cho độc xúc động trước bao bao nỗi niềm của người con gái bạc mệnh. Nói đến thành công của kiệt tác của Truyện Kiều ngoài ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc thì tác phẩm còn thành công bởi ngòi bút miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du, điều này được thể hiện rõ trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”.
Vương Thúy Kiều và Vương Thúy Vân là hai chị em của một viên ngoại họ Vương, gia đình thuộc dạng phong lưu, khá giả, vì vậy mà ngay từ khi mới lọt lòng thì hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đã sống trong cảnh đài các như những vị tiểu thư con nhà quý tộc đương thời. Gia đình họ Vương sinh ra được hai người con gái, chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân, điều đáng nói ở đây là cả hai nàng Kiều đều mang một vẻ đẹp “hoa nhường nguyệt thẹn”, là những bậc quốc sắc giai nhân hiếm có trong thiên hạ. Vẻ đẹp của hai nàng có thể nói là một chín một mười, khó phân cao thấp. Nhưng ở hai chị em vẫn có những nét đặc trưng riêng biệt mà người ngoài có thể dễ dàng cảm nhận và đánh giá.
Trước hết, đó là người em gái Vương Thúy Vân, nàng là một cô gái vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ đài các khó có thể nhầm lẫn được với các bậc giai nhân tài sắc khác. Diện mạo đoan trang, dáng vẻ duyên dáng, dịu dàng lại mang khí chất quyền quý hơn người, với khuôn mặt trắng tròn hiền hậu như ánh trăng đêm rằm, đôi mắt ngài sáng trong hiện lên rõ nét thông minh, lại có phần trong sáng ở cô gái này. Dáng vẻ đoan trang có lẽ cũng phần nào phản ánh được tính cách cũng như con người của Vương Thúy Vân, mọi thần thái, điệu bộ của nàng đều toát lên một vẻ dịu dàng, hiền hậu dễ đi vào lòng người. Có thể thấy rõ nhất ở Thúy Vân, đó chính là đôi môi tươi tắn, nụ cười như hoa lời nói thì dịu dàng, đoan trang như chính tính cách và con người của nàng vậy.
Vẻ bề ngoài của Thúy Vân có thể nói là tuyệt sắc, là một giai nhân khó có thể kiếm tìm trong thiên hạ, chỉ cần nhìn qua diện mạo, dáng vẻ đoan trang bên ngoài thôi cũng khó có ai có thể vượt qua nàng. Nhưng, không chỉ có diện mạo, thần thái đài các, đoan trang mà vẻ đẹp của Thúy Vân còn có thể sánh ngang với thiên nhiên, tạo hóa, những vẻ đẹp rực rỡ, tinh khiết nhất của thiên nhiên cũng phải lùi bước trước nhan sắc kiều diễm, dịu dàng của nàng. Vương Thúy Vân có một suối tóc dài, đen nhánh mềm mượt tựa làn mây, nhưng không, ở đây trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn Du thì ngay cả làn mây mềm mại kia cũng không thể sánh nổi với mái tóc bồng bềnh, duyên dáng của nàng.
Mái tóc của nàng khiến cho mây cũng phải thua, còn về nước da của nàng, không cần mô tả nhiều, chỉ cần bốn câu thôi cũng có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp ấy “tuyết nhường màu da”, qua đó ta có thể cảm nhận được một người con gái diện mạo bất phàm với làn da trắng tinh khôi tựa như những bông tuyết đầu mùa, nhưng tuyết cũng đâu có thể sánh được với làn da mịn màng, tinh khiết của nàng, ở đây, biểu tượng về vẻ đẹp tinh khôi, sáng trong của thiên nhiên là tuyết cũng phải nhún nhường trước làn da của nàng. Vẻ đẹp của Vương Thúy Vân tuy không cần miêu tả quá chi tiết nhưng qua những biểu tượng gởi tả, qua những phép so sánh với tự nhiên ta cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp quý phái, đoan trang lại có phần dịu dàng, trong sáng ở người con gái này.
Diện mạo của Thúy Vân có phần hài hòa, tuy có vượt trội đấy nhưng nó vẫn nằm trong giới hạn của thiên nhiên, của đất trời. Một vẻ đẹp mà được hoa “nhường”, nguyệt “thẹn”, mây “thua”, tuyết “nhường”, sự hài hòa trong diện mạo, nhan sắc của Vương Thúy Vân cũng chính là những dấu hiệu dự báo về một cuộc đời phẳng lặng, an bình. Bởi trong diện mạo của nàng luôn nhận được sự công nhận, chúc phúc của đất trời, hài hòa trong khuôn khổ, vì vậy mà cuộc đời của nàng sẽ có phần hạnh phúc, êm đềm hơn so với người chị gái Vương Thúy Kiều của mình.
Nếu như miêu tả Thúy Vân có phần tỉnh lược, ít chi tiết thì vẻ đẹp của Thúy Kiều càng được giản lược một cách tối đa. Những vẻ đẹp, chuẩn mực cái đẹp trong nhan sắc của Vương Thúy Vân khiến cho chúng ta ngỡ như khó ai có thể vượt qua, nhưng chỉ cần một nét phác thảo thôi cũng khiến cho bức tranh chân dung của Thúy Kiều trở nên nổi bật, kiều diễm gấp bội “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Một câu so sánh thôi nhưng làm vẻ đẹp của Thúy Kiều dường như vượt trội hơn Thúy Vân gấp nhiều lần. Nếu như ở Thúy Vân ta cảm nhận được một vẻ dịu dàng, đoan trang đằm thắm thì ở người chị Thúy Kiều lại mang một vẻ đẹp hoàn toàn đối lập, đó là vẻ sắc sảo, mặn mà.
Nhan sắc của Thúy Vân dường như chỉ là bước đệm để làm tôn lên vẻ đẹp xuất chúng, hơn người của Thúy Kiều, vẻ đằm thắm sắc sảo khiến cho Thúy Kiều có phần nổi trội hơn người em rất nhiều. Để làm tăng thêm tính thuyết phục của nhan sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ tôn lên vẻ đẹp nhan sắc, diện mạo bề ngoài mà còn nhấn mạnh đến tài năng hơn người ở Vương Thúy Kiều, bởi đó không chỉ là một cô gái có sắc mà còn là một cô gái có tài, hơn nữa, xét về tài năng lại có phần xuất chúng hơn cả nhan sắc. Nếu như ở trên, ta thấy Thúy Vân như một bức tượng đài về vẻ đẹp khó ai có thể vượt qua, thì đến đây, thấy được vẻ đẹp của Thúy Kiều ta lại thấy nàng Vân có phần nhạt nhòa hơn hẳn.
Vẻ diện mạo của Thúy Kiều không mang vẻ đài các như Thúy Vân là có cái gì đó xuất chúng bởi những vẻ đẹp mà ta không thể tìm thấy ở con người, đằm thắm như làn thu thủy, diện mạo, khí chất tựa như núi rừng mùa xuân. Vẻ đẹp này ở Thúy Kiều khiến cho hoa phải ghen hờn vì thua thắm, liễu phải hờn tủi vì kém xanh. Hoa và liễu vốn là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng vẻ đẹp của Thúy Kiều dường như đã vượt qua giới hạn có thể có của tự nhiên, vẻ đẹp đối nghịch với tự nhiên, khiến cho hoa và liễu phải hờn, phải tủi. Một vẻ đẹp ngay từ ban đầu đã ẩn chứa những đối nghịch, báo hiệu một cuộc đời nhiều biến cố, sóng gió của Thúy Kiều.
Thúy Kiều là một người con gái tài sắc toàn tài, nếu sắc là một thì tài lên đến mười, trời thiên phú cho nàng một trí tuệ sáng suốt, thông minh, lại thêm việc thành thạo thi họa khiến cho hình ảnh của người con gái này tròn trịa hơn trong mắt của người đối diện.Tuy đa tài nhưng nổi trội hơn cả có thể kể đến tài năng âm nhạc, cung thương làu bậc ngũ âm, những bản nhạc đều được bàn tay tài hoa của nàng đánh lên thành thạo, cảm mến mà dễ đi vào lòng người, tài năng này còn thể hiện ở sản phẩm nghệ thuật của nàng, đó là thiên Bạc mệnh não nề bi ai.
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những bậc giai nhân tuyệt sắc nghiêng nước nghiêng thành trong tác phẩm truyện Kiều, và ở giai đoạn này cuộc sống của hai nàng khá yên bình, có thể nói là êm đềm nhất trong cuộc đời, đặc biệt là với Thúy Kiều, khi ấy nàng được sống với tuổi trẻ, với khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nóng bỏng đầy hồn nhiên, chân thực.
Chiến tranh bất đối xứng.
- Chiến tranh sinh học.
- Chiến tranh hóa học.
- Chiến tranh lạnh.
- Chiến tranh thông thường.
- Chiến tranh cách mạng.
- Chiến tranh thông tin.
- Chiến tranh hạt nhân.
- Chiến tranh toàn diện.
khi chiến tranh xảy ra trẻ em phải sống trong sự đau thương mất mát, trẻ mất đi những sự ôm ấp vỗ về của cha mẹ, mất đi niềm vui và không được đến trường, thậm chí có những trẻ còn bị khát sữa đói ăn. chính vì thế trẻ em là nạn nhân của chiến tranh
ví dụ : thời kì thế kỉ 19-20 đa số trẻ em mù chữ chết đói