Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường Sơn Đông ; Trường Sơn Tây - bên nắng đốt - bên mưa quây Hiện tượng khí hậu trên ở bắc Trung Bộ nguyên nhân cơ bản do
A. Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và yếu tố địa hình
B. Ảnh hưởng của gió mùa tây nam và yếu tố địa hình
C. Ảnh hưởng của gió tín phong
D. Gió đông nam mang hơi nước từ biển Đông vào
Giải thích được ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc.
Vào mùa hè, dãy Trường Sơn Bắc tạo thành bức chắn địa hình ngăn ẩm do gió mùa Tây Nam đem tới tạo hiệu ứng phơn, thời tiết khô nóng. Vào mùa đông, kết hợp các dãy núi đâm ngang đón gió mùa Đông Bắc, hội tụ, bão gây mưa lớn vào mùa đông. Phân hóa khí hậu theo đai cao.
Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là buôn, plây.
Đáp án cần chọn là: C
Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới tự nhiên nước ta?
A. Các hệ thống sông lớn xuất phát từ bên ngoài lãnh thổ.
B. Sự tương phản khí hậu đông, tây của dãy Trường Sơn.
C. Nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều luồng sinh vật.
D. Quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên.
câu 1:
Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).
b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
CHÚC BN HOK TỐT
Nhưng mỗi tội nó còn hơi sơ sài mình cần chi tiết về điều kiện xã hội tự nhiên ha nhưng vẫn rất cảm ơn bạn
Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu bác trung bộ
Gây ra hiện tượng mưa ở sườn đón gió và hiệu ứng phơn
+ Dải Trường Sơn Bắc đã tạo bức chắn đối với các hướng gió thổi đến Bắc Trung Bộ:
- Chắn gió mùa Tây Nam, gây ra gió phơn tây nam khô nóng thổi xuống dải đồng bằng ven biển vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 đến tháng 7).
- Chắn gió mùa đông Bắc, các khối khí ẩm từ biển vào (do bão, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới), gây mưa lớn ở nhiều địa phương.
+ Tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi.
chúc bạn học tốt
Vào mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam thổi vào lãnh thổ nước ta, bị chắn lại ở phía Tây dải núi Trường Sơn Bắc và gây mưa cho khu vực này.
Gió này khi vượt qua núi bị biến tính trở nên khô nóng và vô cùng khắc nghiệt (gọi là gió Lào) làm ảnh hưởng đến toàn bộ lãnh thổ đồng bằng ven biển phía Đông.
⟹ Tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi
Đây là hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.
Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đem theo nhiều hơi nước, khi gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn Tây dãy trường Sơn.
Theo nguyên tắc đai cao (phi địa đới) thì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, còn xuống thấp thì nhiệt độ không khí tăng lên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khô, gọi là gió Fơn Tây nam hay còn gọi là gió Lào
Giả sử độ cao địa hình là 1000 m ,nếu ở chân núi sườn Tây có nhiệt độ là 25 độ thì lên đỉnh núi sẽ là 19 độ ( giảm 6 độ) nhưng khi xuống chân núi ở sườn Đông lại là 29 độ. vì khi sang đến sườn Đông gió đã trở nên rất khô, khả năng hấp thu nhiệt cao hơn không khí ẩm bên sườn tây nên nhiệt độ tăng lên 10 độ/ 1000m khi xuống núi
Như vậy, vào mùa hạ sườn Đông của dãy Trường Sơn rất nóng và khô ( Nắng đốt), ngược lại sườn tây lại là mùa mưa ( Mưa quay).
* Giải thích
- Vùng núi Trường Sơn Bắc chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
- Gió mùa mùa đông thổi theo hướng Đông Bắc khi qua vịnh Bắc Bộ trở nên lạnh ẩm gây mưa ở sườn đón gió ( phía Đông Trường Sơn ) qua Tây Trường Sơn khô nóng, không mưa
- Gió mùa mùa hạ với khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương thổi theo hướng Tây Nam gây mưa ở sườn đón gió ( Tây Trường Sơn ) qua Đông Trường Sơn khô nóng, không mưa ( gió phơn Tây Nam hay gió Lào )