Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác. Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực. Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”(lê nin) Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi…. Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.
Tham khảo:
Từ lâu, thế hệ thanh niên chúng ta đã được nghe về “5 điều Bác Hồ” dạy về những đức tính làm người khác nhau, và một trong số đó chính là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đây là điều thứ 5 trong bộ “5 điều Bác Hồ dạy” ấy, vậy thì trước hết chúng ta cần hiểu, từng đức tính ấy nghĩa là như thế nào? Khiêm tốn là khiêm nhường, từ tốn, không tự đề cao bản thân mình, đặt mình ở một vị trí vừa phải và luôn không ngừng học tập từ những người xung quanh. Thật thà là không dối trá, nói những điều thẳng thắn đúng với sự thật hoặc đúng với suy nghĩ, lương tâm của mình. Và bên cạnh đó, dũng cảm tức là can đảm, không run sợ, nao núng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Cả ba đức tính trên đều là những đức tính tốt và cần thiết mà Bác đã đặt ra và khuyên răn thế hệ hôm nay cần phấn đấu và noi theo. Thật vậy, trước tiên, con người ta cần khiêm tốn vì trong cuộc sống, không phải lúc nào con người ta cũng có thể ở trên đỉnh cao danh vọng, nếu như ta cứ không ngừng tự đề cao bản thân, khoe khoang mọi thứ, khinh thường những người khác thì khi ta thất bại, ta sẽ bị mọi người xung quanh chế giễu, chỉ trích, chê bai và quay lưng. Khi ta biết sống một cách khiêm nhường, không đánh giá bản thân mình quá cao, ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu để không ngừng phấn đấu và học hỏi, được mọi người xung quanh giúp đỡ, quý mến. Tiếp đến, tại sao sao cần thật thà trong cuộc sống? Vì thật thà sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ những người xung quanh, gây dựng được chữ “tín” . Một kẻ dối trá hay thảo mai , nói không giữ lời sẽ không bao giờ được chào đón, bị mọi người xa lánh, làm sứt mẻ những mối quan hệ, đôi khi gây ra những hậu quả to lớn. Và rất cần thiết khi mỗi người cần phải có sự dũng cảm vì có dũng cảm ta mới dễ dàng vượt qua mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống, dám can đảm, đủ bản lĩnh để đối mặt với bất kỳ kết quả nào thay vì dễ run sợ, tự ti vào bản thân khi gặp thất bại. Những con người có cả ba đức tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm sẽ luôn được người khác tín nhiệm, chào đón, giúp đỡ. Thế hệ cha anh chúng ta trong thời chiến với những tấm gương sáng như Kim Đồng, Nguyễn Trung Trực,..chính là minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Vậy nên, lời dạy của Bác Hồ đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải không ngừng rèn luyện bản thân mình, đặc biệt là với thế hệ học sinh, thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hôm nay. Không ngừng nỗ lực tu dưỡng đạo đức, ý chí vượt qua mọi khó khăn, lỗi lầm, luôn thật thà, giữ chữ tín trong mọi công việc, học tập, học hỏi những điều hay, lẽ phải từ cuộc sống xung quanh,..Một thế hệ tốt mới có thể đem lại những điều tốt đẹp cho tương lai đất nước. Chúng ta, những chủ nhân của đất nước tương lai, ngay bây giờ cần noi gương, và nghe theo những lời dạy của Bác cũng như giữ gìn và phát huy hết mình lời dạy ấy dù là hiện tại hay tương lai.
Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác.
Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.
Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”(lê nin)
Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….
Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.
Ý NGHĨA 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY! :)
* Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
- Yêu tổ quốc nghĩa là: Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, của địa phương, hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp. Việc học Lịch Sử và Địa Lí chính là HS đã thể hiện được ý nói trên.
- Yêu đồng bào: Là lòng yêu đồng bào được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày là cách giao tiếp, cách cư xử với mọi người xung quanh, với gia đình với bạn bè, thầy cô, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập.
* Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
- Học tập tốt nghĩa là: Việc xác định đúng động cơ và thái độ học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học. HS không chỉ học trong sách, vở mà còn phải học tập thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Cụ thể như: ở nhà, chuẩn bị bài học đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập chu đáo. Đến lớp, chú ý lắng nghe thấy cô giảng, tích cực phát biểu, ghi chép bài đầy đủ, v.v…
- Lao động tốt: Là phải biết yêu lao động, phải biết quý trọng các thành quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại. Biết thực hiện lao động vừa sức, tích cực tham gia lao động cùng tập thể. Cụ thể như: Việc trực nhật trường lớp; chăm sóc tốt bồn hoa, cây cảnh trong nhà trường. Ở nhà, biết giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ tuỳ theo sức của mình.
Tóm lại, lao động giúp ta nâng cao sức khỏe, sự kiên trì, nhẫn nại và hình thành thói quen tốt.
* Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
- Đoàn kết tốt: Tình đoàn kết dược thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình, trong tập thể và xa hơn nữa là trong cộng đồng. Tình bạn bè là phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cùng bạn cố gắng khắc phục khó khăn, cùng nhau tiến bộ trong học tập.
- Kỷ luật tốt: Thể hiện ở việc chấp hành tốt nội quy, quy định của trường lớp, cũng như những quy định chung ở nơi cộng cộng.
* Điều 4 : Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân của mỗi HS. Cụ thể như: ở trường, vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. Ở nhà, biết giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. Ở nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh chug. Về bản thân, phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ; ăn mặc, đầu tóc gọn gàng; thực hiện ăn chín, uống sôi…
* Điều 5 : Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
- Khiêm tốn:Là không tự kiêu tự đại, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ. Biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi …
- Thật thà: Là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập. Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặc biệt là với ông bà, cha mẹ.
- Dũng cảm:Là một đức tính cao quý của con người, người dũng cảm là người biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến.
- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.
- Những câu ở dạng định nghĩa:
+ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
+ Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
+ ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Cách giải thích:
+ Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.
+ Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.
Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.
Yêu tổ quốc yêu đồng bào
Học tập tốt lao động tốt
Đoàn kết tốt kỉ luật tốt
Khiêm tốn thật thà dũng cảm
quốc: nước
yêu tổ quốc yêu đông bào
hộc tập tốt lao động tốt
đoàn hết tốt kỉ luật tốt
khiêm tốn thật thà dũng cảm
quốc: nước
Bài làm :
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.
Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.
Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.
Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.
Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.
Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.
Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
Trả lời :
Hok ko bao h hết , ko bao h là thừa . Từ luk ms sinh ra , chúng ta đã học , và cho đến tận luk chúng ta già đi , chúng ta cx pk hok . Chúng ta pk hok , vì cs hok chúng ta ms giỏi , ms cs thể đánh thắng quân lược , ms cs thể xây dựng quê hương đất nước ngày 1 giàu mạng hơn !!!
P/S : Theo mk là vậy , còn m.n thì ntn mk ko bt . Cs j sai sót m.n bổ sung nha !!!