K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2021

1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.


Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh, Mưa to gió lớn.

2. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …

Ví dụ:     –  Tham sống sợ chết, Bùn lầy nước đọng.

– Lòng lang dạ thú, Khẩu Phật tâm xà, Nhanh như chớp.

3. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …

Ví dụ

– Người này khỏe như voi (vị ngữ)

– Lời ăn tiếng nói biểu lộ văn hóa của con người (chủ ngữ)

– Khi tắt lửa tối đèn (phụ ngữ trong cụm danh từ)

– Các lang mang sơn hào hải vị (phụ ngữ trong cụm động từ)

4. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Ví dụ: – Bảy nổi ba chìm trong câu thơ của Hồ Xuân Hương.

– Tắt lửa tối đèn trong câu văn của Tô Hoài.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Thế nào là thành ngữ

– Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Ví dụ:

Giấu đầu hở đuôi, Khôn nhà dại chợ, Thua keo này bày keo khác…

Thành ngữ có một số đặc điểm sau:

– Về mặt cấu tạo, các yếu tố trong thành ngữ có quan hệ chặt chẽ, cố định, tạo thành một khối vững chắc, khó có thể chêm xen một yêu tố khác từ ngoài vào.

Ví dụ: Không thể nói muốn an phận thì phải thủ thường mà chỉ nói an phận thủ thường.

Tuy nhiên, có một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định.

Ví dụ: Thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có những biến đổi như đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia…

– Về mặt ý nghĩa: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường thông qua một sô”phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh, nói quá…

Ví dụ:

+ Nghĩa đen (miêu tả): nhắm mắt xuôi tay, đè đầu cưỡi cổ, bảy nổi ba chìm, tay bế tay bồng…

+ So sánh: ăn như tằm ăn rỗi, hiền như bụt, đen như cột nhà cháy, hôi như chuột chù…

+ Ẩn dụ: có bột mới gột nên hồ, ruột để ngoài da, dầm mưa dãi gió, ăn tuyết nằm sương…

+ Nói quá: đi guốc trong bụng, vắt cổ chày ra nước, một tấc lên trời…

1. Nhận xét về cấu tạo cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao:

Nước non lận đận một mình,

Thăn cò lên thác xuống ghênh bấy nay.

a) Trong câu ca dao trên, không thể thay thế một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khấc, không thế chêm xen một vài từ khác vào cụm từ, cũng không thế thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ.

b) Cụm từ lên thác xuống ghềnh là một thành ngữ. về cấu tạo, các yếu tố trong thành ngữ này có quan hệ chặt chẽ, cố định, tạo thành một khối vững chắc, khó có thể chêm xen một yếu tố khác. Không thể nói lên trên thác xuống dưới ghềnh.

2. a) Lên thác xuống ghềnh có nghĩa là: trải qua nhiều khó khăn, vất vả mới vượt qua được, tượng trưng cho nỗi gian truân, nguy hiểm.

b) Nhanh như chớp có nghĩa là: rất nhanh, thường để ví với tốc độ, hành động, sở dĩ nói nhanh như chớp là vì chớp là ánh sáng loé mạnh lên rồi tắt ngay, thường là rất nhanh.

II. Sử dụng thành ngữ

– Khi nói và viết, nếu biết vận dụng thành ngữ, câu văn câu thơ trở nên hàm súc, hình tượng và biểu cảm.

Ví dụ:

Non xanh nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.

(Hồ Chí Minh)

Dù cho sông cạn đá mòn

Còn non còn nước vẫn còn thề xưa.

(Tản Đà)

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ…

Ví dụ:

+ Làm chủ ngữ:

Ba quân đông mặt pháp trường,

Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi.

(Nguyễn Du)

+ Làm vị ngữ:

Yêu nhau bốc bải giần sàng,

Ghét nhau đũa ngọc mâm vàng bỏ đi.

(Ca dao)

+ Làm phụ ngữ cho cụm danh từ:

Tính nó ruột để ngoài da để ý làm gì.

+ Làm phụ ngữ cho cụm động từ:

Máu rơi thịt nát tan tành

Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời.

(Nguyễn Du)

1. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ sau trong các câu sau:

                                                    Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                                                   Bảy nổi ba chìm với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” trong câu thơ trên có vai trò ngữ pháp là làm vị ngữ cho câu.

Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

(Tô Hoài)

Thành ngữ Tắt lửa tối đèn trong câu trên có vai trò ngữ pháp là làm phụ ngữ trong cụm động từ.

2. Cái hay của việc dùng thành ngữ trong hai câu trên là:

– Việc dùng thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” trong câu thơ của Hồ Xuân Hương giúp cho câu thơ có tính hình tượng cao. Và điều này cũng giúp cho người đọc cảm nhận rõ hơn thân phận ngưòi phụ nữ trong thời phong kiến

– Việc dùng thành ngữ “Tắt lửa tối đèn” trong câu văn của Tô Hoài giúp cho câu văn có tính hình tượng hoá và tính biểu cảm cao.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài này nêu ra hai yêu cầu:

– Tìm các thành ngữ trong các câu trích dẫn trong SGK, trang 145.

– Giải thích nghĩa các câu thành ngữ đó.

a) “Đến ngày lễ Tiền Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chang thiếu thứ gi”. (Bánh chưng, bánh dày)

Câu a có hai thành ngữ:

– Sơn hào hải vị (sơn: núi; hào: món ăn ngon từ động vật; hải: biển; vị: đặc tính của thức ăn, thức uông mà ta cảm thấy khi nếm): những món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển, quý và sang trọng.

– Nem công chả phượng (nem công: là loại nem bằng thịt chim công, chả phượng: là loại thịt bằng thịt chim phượng): những món ăn sang trọng, quý hiếm.

b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông… hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi… Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân…”

– Tứ cô vô thân: (tứ: bốn; cố: nhìn; vô: không; thân: thân thích): cô độc, lẻ loi, không có người thân thích, không nơi nương tựa.

– Khoẻ như voi: rất khoẻ.

c) Chốc đà mười mấy năm trời / Còn ra khi đã da mồi tóc sương.

Câu thơ trên có một thành ngữ: Da mồi tóc sương, (da mồi: da mốc lốm đốm màu nâu nhạt như vẩy con đồi mồi; tóc sương: thường tượng trưng cho sự sống lâu): người già, tuổi cao.

2. Bài tập này yêu cầu các em kể vắn tắt các truyền thuyết về ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.

Con Rồng cháu Tiên

Tổ tiên người Việt xưa là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân thuộc loài Rồng, con trai thần Long Nữ kết duyên cùng Âu Cơ thuộc họ Thần Nông, giống Tiên ở vùng núi cao phương Bắc, sau đổ, Âu Cơ có mang và đẻ ra một bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm con người. Lạc Long Quân vốn quen ở nước, nên đã cùng Âu Cơ chia năm mươi người con xuống biển, năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu. Biết ơn và tự hào về dòng giống của mình, người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Ếch ngồi đáy giếng

Một con ếch sống lẩu ngày trong một cái giếng, xung quanh là những con vật nhỏ bé. Nó cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó là chúa tể. Một năm nọ, trời mưa, nước dềnh lên, nước tràn, ếch được ra ngoài. Nó đi lại nghênh ngang không thèm để ý xung quanh nên bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Thầy bói xem voi

Xưa có năm ông thầy bói mù phàn nàn không biết hình thù con voi như thế nào. Các thầy quyết định chung tiền biếu người quản voi để được xem voi. Mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi và đưa ra kết luận của riêng mình. Không ai chịu ai, thành ra đánh nhau toác đầu, chảy máu.

1 tháng 9 2021

câu in đậm là câu:mặt biển mặt biển sáng trong như Tấm Thảm khổng lồ bằng Ngọc Thạch

- Than ơi!Bạn từ đâu raMà bạn đen thế?- Tôi từ đáy bểMắt tôi có ngọc traiNên sáng như gươngTôi biết con thuồng luồngCó đôi tay múa dẻoTôi biết con cá sấuNghênh mồm thở lay thuyềnTôi biết con nhám, con chuồnLao như tên lửaTôi biết từng đoàn sứaGiương ô đi trong hội lân tinhVà con mực rập rìnhPhun mực Cửu Long cho bạn viếtTôi từ cánh rừng giàỦ đầy hương thơm và bóng tốiNên tôi...
Đọc tiếp

- Than ơi!
Bạn từ đâu ra
Mà bạn đen thế?
- Tôi từ đáy bể
Mắt tôi có ngọc trai
Nên sáng như gương
Tôi biết con thuồng luồng
Có đôi tay múa dẻo
Tôi biết con cá sấu
Nghênh mồm thở lay thuyền
Tôi biết con nhám, con chuồn
Lao như tên lửa
Tôi biết từng đoàn sứa
Giương ô đi trong hội lân tinh
Và con mực rập rình
Phun mực Cửu Long cho bạn viết
Tôi từ cánh rừng già
Ủ đầy hương thơm và bóng tối
Nên tôi đen như đêm
Trong lòng tôi có tiếng hổ gầm
Tiếng rừng rung trong bão
Tiếng suối thét lạc giọng...
Tôi từ thẳm sâu của đất
Trong bụng tôi chứa đầy chuyện cổ tích
Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Chuyện vua Diêm Vương
Bỏ vào vạc dầu những thằng gian ác...
- Than ơi!
Thế bạn yêu ai nhất?
- Tôi yêu bác thợ
Có cây đèn sáng xanh ở sườn
Không có bóng mà không tắt
Đốt chẳng cần dầu
Có cái mũ đội đầu
Ngồi lên không bẹp
Các bác ấy
Vừa bắn tàu bay Mỹ rơi
Vừa đưa tôi ra ánh nắng mặt trời
Cho tôi lên xe
Cho tôi xuống tàu
Để tôi làm ra lửa
- Than ơi!
Bạn muốn nói gì thêm nữa?
- Tôi muốn làm thơ
Ca ngợi vịnh Hạ Long
Có màu xanh từ thuở Ngô Quyền
Con sóng vẫn reo trên xác giặc
Ca ngợi bác công nhân
Sớm sớm lên tầng
Mặt trời mọc dưới chân như một giọt phẩm đỏ
Tay cuốc ra vàng
Giữa bát ngát trời xanh...

Câu hỏi 1: Tiểu hiểu bố cục của bài thơ, nêu nội dung từng đoạn.

Câu hỏi 2 : Phân tích giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ.

2
29 tháng 5 2018

|

- Than ơi!
Bạn từ đâu ra
Mà bạn đen thế?

| Đoạn 1
- Tôi từ đáy bể
Mắt tôi có ngọc trai
Nên sáng như gương
Tôi biết con thuồng luồng
Có đôi tay múa dẻo
Tôi biết con cá sấu
Nghênh mồm thở lay thuyền
Tôi biết con nhám, con chuồn
Lao như tên lửa
Tôi biết từng đoàn sứa
Giương ô đi trong hội lân tinh
Và con mực rập rình
Phun mực Cửu Long cho bạn viết
Tôi từ cánh rừng già
Ủ đầy hương thơm và bóng tối
Nên tôi đen như đêm
Trong lòng tôi có tiếng hổ gầm
Tiếng rừng rung trong bão
Tiếng suối thét lạc giọng...
Tôi từ thẳm sâu của đất
Trong bụng tôi chứa đầy chuyện cổ tích
Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Chuyện vua Diêm Vương
Bỏ vào vạc dầu những thằng gian ác...

| đoạn 2
- Than ơi!
Thế bạn yêu ai nhất?
- Tôi yêu bác thợ
Có cây đèn sáng xanh ở sườn
Không có bóng mà không tắt
Đốt chẳng cần dầu
Có cái mũ đội đầu
Ngồi lên không bẹp
Các bác ấy
Vừa bắn tàu bay Mỹ rơi
Vừa đưa tôi ra ánh nắng mặt trời
Cho tôi lên xe
Cho tôi xuống tàu
Để tôi làm ra lửa
- Than ơi!
Bạn muốn nói gì thêm nữa?
- Tôi muốn làm thơ
Ca ngợi vịnh Hạ Long
Có màu xanh từ thuở Ngô Quyền
Con sóng vẫn reo trên xác giặc
Ca ngợi bác công nhân
Sớm sớm lên tầng
Mặt trời mọc dưới chân như một giọt phẩm đỏ
Tay cuốc ra vàng
Giữa bát ngát trời xanh...

Đoạn cuối cùng 

mình nghĩ như vậy

29 tháng 5 2018

Đoạn 1 từ đầu đến lao như tên lửa

đoạn hai tiếp đến để tôi làm ra lủa

đoạn cuối là đoạn còn lại

Theo mình là như vậy

Chúc bạn học tốt 

:)

Bài làm

1) Từ một tháng nay, trời nắng gay gắt.

-> Tỏ thái độ khó chịu, phê phán, phàn nàn về thời tiết hôm nay trong suốt 1 tháng.

2) Đã từ một tháng nay, trời nắng gay gắt.

-> Tỏ thái độ khó chịu, phàn nàn về thời tiết từ 1 tháng trước trong quá khứ, ý muốn nói từ 1 tháng trước đến bây giờ là hôm nào trời cũng nắng gắt.

3) Từ một tháng nay, cái nắng gay gắt từ trên trời dội xuống.

-> Phàn nàn trong suốt một tháng vừa qua, cái nắng gắt nó chiếu xuống mặt đất, sử dụng từ láy " gay gắt " làm tô thêm vẻ rất nóng của câu nói trên.

4) Đã từ một tháng nay, cái nắng gay gắt cứ như từ trên cao dội xuống, từ dưới mặt đất bốc lên.

-> Phàn nàn trong suốt một tháng vừa qua, cái nắng gắt nó chiếu xuống mặt đất, sử dụng từ láy " gay gắt " làm tô thêm vẻ rất nóng và sử dụng biện pháo so sánh để miêu tả cái nắng oi bức, nắng gắt, khiến người ta cảm thấy khó chịu.

5) Đã từ một tháng nay, cái nóng gay gắt cứ như từ trên trời cao dội xuống, từ dưới mặt đất bốc lên làm cho con chó mực nhà em cứ thè lưỡi đỏ và thở hồng hộc.

-> Phàn nàn trong suốt một tháng vừa qua, cái nắng gắt nó chiếu xuống mặt đất, sử dụng từ láy " gay gắt " làm tô thêm vẻ rất nóng của câu nói trên. Và còn thêm yếu tố miêu tả một cách sát thực là: " làm cho con chó mựuc nhà em cứ thè lưỡi đỏ và thở hồng hộc ", nêu lên ví dụ sát thực nhất, vì con chó mực, là con chó nó chịu nhiệt rất tốt, nhưng khiến con chó mực phải thè lưỡi ra thì cái nắng đó phải rất gắt và khó chịu.

====> Câu nói: " Đã từ một tháng nay, cái nóng gay gắt cứ như từ trên trời cao dội xuống, từ dưới mặt đất bốc lên làm cho con chó mực nhà em cứ thè lưỡi đỏ và thở hồng hộc. " là hay nhất vì có cả yếu tố miêu tả, so sánh, sử dụng những từ ngữ dễ gây cảm giác mạnh. Truyền thái độ khó chịu của người viết cho người đọc hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn. 

# Học tốt #

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi                                     Trẻ con ở Sơn Mỹ Cho tôi nhập vào chân trời các emChân trời ngay trên cátSóng ồn ào phút giây nín bặtÔi biển thèm hóa được trẻ thơTóc bết đầy nước mặnChúng ùa chạy mà không cần tới đíchTay cầm cành củi khôVớt từ biển những vỏ ốc âm thanhMặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíuGió à à u u như ngàn...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

                                     Trẻ con ở Sơn Mỹ

 Cho tôi nhập vào chân trời các em
Chân trời ngay trên cát

Sóng ồn ào phút giây nín bặt
Ôi biển thèm hóa được trẻ thơ

Tóc bết đầy nước mặn
Chúng ùa chạy mà không cần tới đích
Tay cầm cành củi khô

Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh
Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu
Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa

Trẻ con là hạt gạo của trời
Lốc cát quật vào hàng dương
Những mảnh ván thuyền trôi dạt
Tiếng gọi từ khơi xa
Bầy cá heo nhô đầu ngày động biển
Con còng đỏ ngơ ngác
Mùi ẩm ướt
Tia nắng
Bãi cát sáng ngời trước biển đêm

Cho tôi nhập vào chân trời các em
Hoa xương rồng chói đỏ
Bầy chim sẻ lại về 
Trên ngọn dừa mồ côi
Như sau chuyến đi xa
Bầy chim đông hơn
Và các em đông hơn

Những tiếng hò reo ngàn đời
Là cơn mưa giữa một ngày oi ả
Dội xuống tôi cả bình yên mát mẻ
Tuổi thơ đứa bé da nâu
Tóc khét nắng màu râu bắp
Thả bò những ngọn đồi
Vòng quanh tiếng hát
Mang trên lưng một giỏ phân khô
Mang trong ngực tiếng u u của gió
Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn

Chim bay phía vầng mây 
Như đám cháy
Phía lời ru bầu trời tím lại
Võng dừa đưa sóng thở ngoài kia

Những ngọn gió đèn dầu 
Tắt vội dưới màn sao
Đêm trong trẻo rộ lên tràng chó sủa
Những con bò đập đuôi nhai lại cỏ
Mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ…

a)bài thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em. hãy miêu tả một hình ảnh mà em thích nhất.

b)tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan nào? Hãy miêu tả một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.

                        CÁC BẠN GIÚP MÌNH VƠI!MAI MÌNH PHẢI NỘP RÙI!

2
1 tháng 6 2016

a)Tuổi thơ đứa bé da nâu. Tóc khét nắng màu râu bắp. Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát. Nẳm cơm khoai ăn với cá chuồn. Những hình ảnh đó gợi cho em nhớ lại lời ba kể về tuổi thơ nghèo khổ của ba ngày xưa...

b)   Buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven hiển được nhà thơ "tả bằng cảm nhận của nhiều giác quan.

-  Thị giác (mắt) để thấy hoa xương rồng chói đỏ, những em bé da nâu tóc khét nắng màu râu bắp, chim bay phía vầng mây như đám cháy / võng dừa đưa sóng, những ngọn đèn bắt vội dưới màn sao, những con bò nhai cỏ...

-  Bằng thính giác (tai) để nghe tiếng hét của những đứa trẻ thả bò / nghe thấy lời ru / nghe thấy tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ.

-   Bằng khứu giác (mũi) để ngửi thấy mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ.


 

16 tháng 7 2016

bạn có thể dùng sách văn mẫu lớp 5 tập 2 í

Câu 1 ( 3.0 điểm): Từ các câu sau: a. Cái đêm trước hôm xuất quân, Lê Lợi nằm mơ thấy vị tướng trẻ thân yêu của mình cũng cưỡi ngựa trắng, mặc giáp trụ trắng đến quỳ trước án nói rằng: sáng mai khi Đại Vương ra quân, hãy nhìn lên bầu trời, phía nào đám mây có hình con ngựa trắng, Đại Vương cứ cho quân tiến về hướng ấy.     ( Sự tích thần đền Bạch Mã – Ngữ Văn Nghệ...
Đọc tiếp

Câu 1 ( 3.0 điểm): 
Từ các câu sau: 
a. Cái đêm trước hôm xuất quân, Lê Lợi nằm mơ thấy vị tướng trẻ thân yêu của mình cũng cưỡi ngựa trắng, mặc giáp trụ trắng đến quỳ trước án nói rằng: sáng mai khi Đại Vương ra quân, hãy nhìn lên bầu trời, phía nào đám mây có hình con ngựa trắng, Đại Vương cứ cho quân tiến về hướng ấy. 
    ( Sự tích thần đền Bạch Mã – Ngữ Văn Nghệ An) 
b. Thừa lúc đó, những dân làng có mặt ở kinh đô kéo tới trước mặt nhà vua. 
    ( Cây Thiên hương - Ngữ Văn Nghệ An) 
Em hãy: 
1. Gạch chân thành phần phụ và cho biết đó là thành phần phụ nào. 
2. Chỉ rõ thành phần chính ( chủ ngữ và vị ngữ) của câu. 
3. Chỉ rõ cấu tạo của thành phần chủ ngữ trong những câu đó. 
Câu 2 ( 3.0 điểm) 
Sau đây là một đoạn văn hay: 
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng, nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ.” 
       ( Vượt thác - Võ Quảng) 
Em hãy viết một đoạn văn ngắn chỉ ra cái hay đó. 
Câu 3 ( 4.0 điểm) 
Hãy tả lại dòng sông quê em. 

1
17 tháng 3 2019

Câu 3

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bácthuyền chài đánh cálàm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sôngthì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Câu 2

- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

    + Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

    + Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

    + Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

    + Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

    + Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách

xin lỗi bạn tớ không đủ thời gian nên làm đc  câu 2,3 thui

29 tháng 2 2020

- Đoạn văn miêu tả hình ảnh Dượng Hương Thư ( DHT ) khi đang vượt thác sử dụng thành công phép so sánh. Đoạn văn có 2 phép so sánh :

+ DHT như một pho tượng đồng đúc

+ Ghì trên ngọn sào ... hùng vĩ

=> Tác dụng : Những hình ảnh so sánh ấy có t/ dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả DHT rất sinh động, cụ thể. Nhân vật DHT hiện lên nhanh nhẹn, dứt khoát. DHT so sánh với pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khoẻ khoắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh '' DHT với hiệp sĩ ... hùng vĩ '' nhằm gợi vẻ đẹp mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.