Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu trái đất này là một vùng nhiệt đới ẩm như rừng mưa Congo, lượng mưa không ngừng sẽ dẫn đến hiện tượng xói mòn một cách nhanh chóng, đất canh tác cằn cỗi, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền nông nghiệp. “Kết quả là dân số loài người hiện nay sẽ chỉ còn ở mức rất thấp”, Attwood nói. “Mật độ dân số và năng suất nông nghiệp đều thấp, các khu định cư lại phân tán, rải rác, nhiều loại mầm bệnh xuất hiện trong điều kiện môi trường ẩm ướt, sự phát triển của một nền văn minh hiện đại không thể xây dựng trên nền tảng như vậy”.
Ngoài ra, thời tiết lạnh lẽo của mùa đông là môi trường sống vô cùng thích hợp cho phần lớn các loài côn trùng nhiệt đới mang trong mình những căn bệnh chết người. Điển hình là HIV - 1 loại virus có xuất phát điểm từ các khu rừng nhiệt đới.
Tuy nhiên, nếu Trái đất ấm và khô giống như bán đảo Ả Rập, tình trạng các loài sinh vật còn tồi tệ hơn nhiều, thậm chí không ít loài sẽ nằm trong danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Đó là điều hiển nhiên vì các vùng khô cằn có rất ít tiềm năng để phát triển thành những xã hội lớn, phức tạp, ngoại trừ Dubai - nơi mà người dân sống hoàn toàn dựa vào nguồn năng lượng từ các giếng dầu trên đất nước họ.
Nhưng nhìn chung, lực hút của mặt trăng giúp trái đất ổn định độ nghiêng khi xoay quanh mặt trời, vì vậy các mùa trong năm sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Tuy vậy, sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi quá trình gia tăng hiệu ứng nhà kính có thể sẽ làm thay đổi ít nhiều trạng thái của mùa đông.
1. Nếu trục Trái Đất đứng thẳng thành một góc vuông với mặt phẳng quỹ đạo, thì khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời bao giờ cũng chiếu thẳng vào xích đạo thành một góc vuông với mặt đất. Lúc đó hiện tượng các mùa sẽ không có ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Nhiệt độ lúc nào cũng cao nhất ở xích đạo và giảm dần về phía hai cực.
2. Nếu trục Trái Đất trùng hợp với mặt phẳng quỹ đạo (nằm trong mặt phẳng quỹ đạo), thì khi Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, trên bề mặt trái đất sẽ có hiện tượng các mùa ở khắp mọi nơi, nhưng sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa sẽ rất khốc liệt. Trong một năm, ánh sắng mặt trời sẽ lần lượt chiếu thẳng góc từ xích đạo lên cả hai địa cực. Lúc đó sẽ không còn các khái niệm đường chí tuyến, vùng nội chí tuyến v.v.
1. Nếu trục Trái Đất đứng thẳng thành một góc vuông với mặt phẳng quỹ đạo, thì khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời bao giờ cũng chiếu thẳng vào xích đạo thành một góc vuông với mặt đất. Lúc đó hiện tượng các mùa sẽ không có ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Nhiệt độ lúc nào cũng cao nhất ở xích đạo và giảm dần về phía hai cực.
2. Nếu trục Trái Đất trùng hợp với mặt phẳng quỹ đạo (nằm trong mặt phẳng quỹ đạo), thì khi Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, trên bề mặt trái đất sẽ có hiện tượng các mùa ở khắp mọi nơi, nhưng sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa sẽ rất khốc liệt. Trong một năm, ánh sắng mặt trời sẽ lần lượt chiếu thẳng góc từ xích đạo lên cả hai địa cực. Lúc đó sẽ không còn các khái niệm đường chí tuyến, vùng nội chí tuyến v.v.
1. Nguồn gốc năng lượng sinh ra trên Mặt trời
- Mặt trời là một ngôi sao khổng lồ với khối lượng gấp khoảng 333.000 lần khối lượng Trái đất. Nó được tạo thành chủ yếu từ hydro và heli. Năng lượng của Mặt trời được tạo ra bởi quá trình tổng hợp hạt nhân, trong đó các hạt nhân hydro kết hợp với nhau để tạo thành hạt nhân heli. Quá trình này giải phóng một lượng lớn năng lượng, dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
- Quá trình tổng hợp hạt nhân diễn ra trong lõi của Mặt trời, nơi nhiệt độ và áp suất rất cao. Ở lõi Mặt trời, nhiệt độ có thể lên tới 15 triệu độ C và áp suất có thể lên tới 250 tỷ pascal.
2. Gió Mặt trời, hiện tượng cực quang và tác động đến Trái đất
- Gió Mặt trời là một dòng hạt mang điện, chủ yếu là electron và proton được phóng ra từ Mặt trời. Gió Mặt trời có tốc độ trung bình khoảng 400 km/s và có thể đạt tới 1.000 km/s.
- Gió Mặt trời được tạo ra bởi các hoạt động từ trường trên bề mặt Mặt trời. Khi các vết đen Mặt trời và các vùng hoạt động từ trường khác xuất hiện trên bề mặt Mặt trời, chúng giải phóng các hạt mang điện vào không gian, các hạt này sau đó được gió Mặt trời mang đi.
- Gió Mặt trời có tác động đáng kể đến Trái đất. Nó có thể tương tác với từ trường của Trái đất, gây ra các hiện tượng như cực quang.
Hiện tượng cực quang
- Hiện tượng cực quang là một hiện tượng quang học, trong đó bầu trời ở các vùng cực của Trái đất xuất hiện những dải ánh sáng màu sắc rực rỡ.
- Hiện tượng cực quang được tạo ra do sự tương tác của các hạt mang điện trong gió Mặt trời với từ trường của Trái đất. Khi các hạt mang điện trong gió Mặt trời xuyên qua từ trường của Trái đất, chúng bị lệch hướng và đi theo các đường sức từ. Khi các hạt này va chạm với các phân tử khí quyển, chúng giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng.
- Màu sắc của cực quang phụ thuộc vào loại khí quyển mà các hạt mang điện va chạm. Các hạt mang điện va chạm với các phân tử oxy sẽ tạo ra ánh sáng màu xanh lam hoặc đỏ. Các hạt mang điện va chạm với các phân tử nitơ sẽ tạo ra ánh sáng màu xanh lá cây hoặc đỏ cam.
Tác động của gió Mặt trời đến Trái đất
- Tác động đến từ trường của Trái đất: Gió Mặt trời có thể làm nhiễu loạn từ trường của Trái đất, gây ra các hiện tượng như bão từ.
- Tác động đến bầu khí quyển của Trái đất: Gió Mặt trời có thể làm biến đổi thành phần của bầu khí quyển của Trái đất, gây ra các hiện tượng như suy giảm tầng ozon.
Tác động đến các vệ tinh nhân tạo: Gió Mặt trời có thể làm nhiễu loạn tín hiệu của các vệ tinh nhân tạo, gây ra các vấn đề về thông tin liên lạc và định vị.
Tác động của cực quang tới trái đất:
- Du lịch: Cực quang là một điểm thu hút du lịch phổ biến, đặc biệt là ở các vùng cực. Các tour du lịch cực quang thường được tổ chức để du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục này.
- Nghiên cứu: Cực quang là một hiện tượng phức tạp, được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới. Nghiên cứu về cực quang có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về từ trường của Trái đất và các hoạt động của Mặt trời.
1, 1. Chuyển động tự quanh quay quanh trục của trái đất
a. Mô tả chuyển động
- Tự quay quanh mình đúng 1 vòng mất khoảng thời gian 24 giờ
- Hướng: Tây sang Đông
- Vận tốc lớn nhất ở xích đạo (464m/giây) giảm dần về 2 cực (2 cực: 0m/giây)
b. Hệ quả
- Ngày đêm diễn ra liên tục, nhiệt độ trái đất được điều hoà
-Mọi điểm ở vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất có giờ khác nhau, giờ địa điểm
phía đông sớm hơn địa điểm phía Tây.
- Có cảm giác mặt trời và các tinh tú chuyển động biểu kiến.
- Sinh ra lực coriolis làm lệch hướng các chuyển động: Bắc bán cầu lệch phải,
Nam bán cầu lệch trái.
2. Chuyển động của trái đất quanh mặt trời
a. Mô tả chuyển động:
- Cách thức chuyển động: Tịnh tiến
- Quỹ đạo chuyển động: En-líp.
- Hướng chuyển động: Tây sang Đông.
- Thời gian chuyển động: Một vòng quỹ đạo mất 365 ngày 06 giờ.
- Khi chuyển động trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66độ33'
không đổi hướng
b. Hệ quả
- Chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm giữa 2 chí tuyến.
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu: mùa nóng ngày dài hơn đêm, mùa
lạnh đêm dài hơn ngày.
- Hai nửa cầu có mùa trái ngược nhau.
3,
- Bình nguyên:
+ Là dạng địa hình thấp.
+ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
+ Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m.
- Cao nguyên:
+ Là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m.
+ Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
+ Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.
- Đồi:
+ Là một dạng địa hình nhô cao.
+ Có đỉnh tròn, sườn thoải.
+ Độ cao tương đối thường không quá 200m.
Có các mùa trong năm là do ảnh hưởng của độ nghiêng 23.5°của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quay xung quanh Mặt Trời chứ không phải vì Trái Đất ở gần hay xa Mặt Trời. Điều đó có nghĩa là mùa hè ở Bắc Bán Cầu xảy ra khi mà cực Bắc của Trái Đất hướng về phía Mặt Trời. Cũng tại thời điểm đó thì cực Nam của Trái Đất hướng ra xa Mặt Trời và do vậy Mùa Đông sẽ bắt đầu đến tại Nam bán cầu của chúng ta. Chúng ta cũng phải lưu ý đến cự ly giữa điểm cận nhật và điểm viễn nhật (tức điểm gần nhất và xa nhất từ Trái Đất đến Mặt Trời) của Trái Đất trong hành trình quay xung quanh Mặt Trời. Trái Đất đi qua cận nhật vào khoảng từ ngày 2 đến ngày 5 tháng một, khi đó khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng 147,1 triệu kilômét; trong khi đó nó qua điểm viễn nhật vào khoảng ngày 4 đến ngày 7 tháng bảy với khoảng cách là khoảng 152,1 triệu kilômét. Như vậy Chúng ta thấy rằng hiệu số của hai khoảng cách này là khoảng 5 triệu kilomét, quy đổi ra tỷ lệ phần trăm thì Điểm cận Nhật và Điểm viễn Nhật chỉ chênh lệch nhau khoảng 3%. Ba phần trăm là một con số rất nhỏ, nó không thể tạo nên các mùa của Trái Đất, sự khác nhau về khoảng cách này chỉ tạo ra sự chênh lệch về lượng ánh sáng Mặt Trời mà mỗi Bán cầu nhận được trong cùng một mùa, cụ thể là mùa hè ở Nam Bán Cầu sẽ nhận được nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn là mùa hè ở Bắc Bán Cầu.
vì Trái Đất quay quanh Mặt Trời