Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dùng phép lai phân tích ta có thể xác định 2 gen nào đó là phân li độc lập hay liên kết với nhau. Nếu kết quả lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 thì hai gen quy định hai tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau, còn nếu tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 1 thì 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau. Trường hợp kết quả lai phân tích cho ra 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau trong đó có 2 loại kiểu hình chiếm đa số (trên 50%) thì 2 gen cùng nằm trên 1 NST và đã có hoán vị gen xảy ra.
Cụ thể luôn nha: K/N:Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn .
Cá thể mang tính trạng lặn (do kiểu gen đồng hợp lặn quy định) khi giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử mang gen lặn
→ Do vậy, số loại kiểu hình ở đời con phụ thuộc vào số loại giao tử do cá thể mang kiểu hình trội tạo ra.
+Nếu 2 gen phân li độc lập thì số loại kiểu hình thu được trong phép lai phân tích sẽ là 22=4 loại.
+ Nếu 2 gen liên kết thì số loại kiểu hình thu được trong phép lai phân tích sẽ nhỏ hơn 22=4 loại.
Giống:
- Kì đầu NST đóng xoắn và co ngắn
- Kì giữa NST đóng xoắn và co ngắn cực đại và có sự hình thành của thoi phân bào, các sợi tơ vô sắc đính vào tâm động của NST
- Kì sau tơ vô sắc co rút kéo NST về 2 cực của tế bào
- Kì cuối hình thành nhân con, phân chia tế bào chất rồi hình thành 2 tế bào con riêng biệt
- Từ một tế bào mẹ cho 2 tế bào con giống nhau
- Giảm phân 2 giống vs nguyên phân
Khác:
Nguyên phân:
- Kì giữa các NST kép xếp thành 1 hàng dọc tại mp xích đạo của thoi phân bào
- Kì sau, NST kép bị chẻ dọc ở tâm động tạo thành 2 NST đơn tiến về 2 cực của tb
- Kì cuối hình thành nhân con, trong mỗi nhân con có bộ NST 2n đơn do bộ NST ko bị giảm về số lượng (nhân đôi 1 lần ở cuối kì trung gian và phân li 1 lần ở kì sau)
- Từ một tế bào mẹ cho 2 tế bào con giống nhau và giống tb mẹ
- Nguyên phân là quá trình phân bào xảy ra ở tb sinh dưỡng
Giảm phân:
- Kì đầu I các NST kép tồn tại thành từng cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi chéo
- Kì giữa I các NST kép tương đồng xếp thành 2 hàng dọc song song nhau trên mp xích đạo
- Kì sau mỗi NST kép trong cặp tương đồng tiến về 2 cực của tb
- Kì cuối hình thành nhân con, trong mỗi nhân có bộ NST n kép do bộ NST bị giảm đi một nửa (nhân đôi một lần ở cuối kì trung gian và phân li 2 lần ở GPI và GPII
- Kết thúc GPI và GPII từ một tế bào mẹ cho 4 tế bào con giống nhau và có bộ NST giảm đi một nửa so vs tb mẹ
- Giảm phân là quá trình phân bào xảy ra ở tb sinh dục nhằm tạo ra giao tử
Ý nghĩa của nguyên phân
+ Kết quảcủa nguyên phân: Từ 1 tế bào (2n) ------ Sau 1 lần nguyên phân -------> 2 tế bào con (2n)
+ Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản
+ Đối với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
+ Đối với sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.
Tóm lại: Nguyên phân đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào của một cơ thể và qua các thế hệ của các loài sinh sản sinh dưỡng
Ý nghĩa của giảm phân
+ Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm bảo việc duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định cho loài sinh sản hữu tính.
+ Trong giảm phân xãy ra sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST, mặt khác có thể có sự trao đổi đoạn của các NST đã tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST. Các NST này phối hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp , là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sinh vật , đồng thời là nguồn nguyên liệu của quá trình chọn lọc tự nhiên., giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
Vì ở các loài sinh sản hữu tính có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh
Quan hệ |
Cùng loài |
Khác loài |
Hỗ trợ |
- Quan hệ quần tụ : Sinh vật cùng loài hình thành nhóm , sống gần nhau , hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau - Quan hệ cách li : các cá thể tách nhóm -> giảm cạnh tranh |
- Quan hệ hỗ trợ : * Quan hệ cộng sinh - Quan hệ đối địch * Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác |
quan hệ khác loài như; cạnh tranh, kí sinh, cộng sinh, hội sinh, quan hệ vật chủ con mồi.
lưới thức ăn và chuổi thức ăn là chỉ mối quan hệ giữa các loài. trong một hệ sinh thái bền vững thì các chuổi và lưới thức ăn cũng phải bền vững nếu một laòi bị tiêu diệt thì hệ sẽ mất cân bằng và ảnh hưởng tới loài khác.
- Quy ước: Gen A - lông đen, gen a - lông trắng. Gen B - cánh dài, gen b - cánh ngắn.
a. Pt/c: Lông đen, cánh dài (AABB) x lông trắng, cánh ngắn (aabb)
GP: ---------------------AB -------------------------------------ab
F1: 100% AaBb (lông đen, cánh dài).
F1 x F1: AaBb x AaBb
GF1: AB; Ab; aB; ab
F2: 1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
=> TLKH: 9A-B-: 3A-bb: 3aaB-:1aabb
gồm 9đen, dài: 3 đen, ngắn: 3 trắng, dài: 1 trắng, ngắn
b. F1 x P: AaBb x AABB ------------> F2: 1AABB: 1AaBB: 1AABb: 1AaBb (100% A-B- : long đen, dài).
F1 lai phân tích: AaBb x aabb -------> F1: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb
Quy ước :
A : quy định tính trạng thân cao.
a : quy định tính trạng thân thấp.
B : quy định tính trạng quả đỏ.
b : quy định tính trạng quả vàng.
Cho cà chua thân cao, quả đỏ thuần chủng lai với cà chua thân thấp, quả vàng thu được F1.
=> P có KG là : AABB( thân cao, quả đỏ ) x aabb(thân thấp, quả vàng).
* Sơ đồ lai :
P : AABB( thân cao, quả đỏ ) x aabb(thân thấp, quả vàng)
G : AB ab
F1 : AaBb ( 100 % thân cao quả đỏ ).
Quy ước :
A : quy định tính trạng thân cao.
a : quy định tính trạng thân thấp.
B : quy định tính trạng quả đỏ.
b : quy định tính trạng quả vàng.
Cho cà chua thân cao, quả đỏ thuần chủng lai với cà chua thân thấp, quả vàng thu được F1.
=> P có KG là : AABB( thân cao, quả đỏ ) x aabb(thân thấp, quả vàng).
* Sơ đồ lai :
P : AABB( thân cao, quả đỏ ) x aabb(thân thấp, quả vàng)
G : AB ab
F1 : AaBb ( 100 % thân cao quả đỏ ).